Muốn sử dụng AI, bắt đầu từ đâu?: Những người trẻ không... lỗi nhịp

on .

AI đã và đang hiện diện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực trong đời sống, nhiều người trẻ cũng chủ động tiếp cận, ứng dụng AI từng ngày.

AI là "người thầy thứ hai"

Phan Phước Lam King, sinh viên ngành cơ điện tử, Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cho biết thường ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ công việc lẫn chuyện học. Công cụ quen thuộc mà Lam King hay sử dụng là ChatGPT. Theo nam sinh này: "AI giúp mình học hiệu quả hơn. Nhất là khi đưa ra những gợi ý và hướng dẫn cách giải quyết một vấn đề, chẳng hạn như bài tập khó".

[Lê Bảo Ngọc hay ứng dụng AI trong học tập và cuộc sống]_[THANH NAM].jpg

Apple 'định nghĩa lại' AI, gọi là Apple Intelligence

on .

Bộ công cụ AI của Apple có tính ứng dụng cao nhờ được tích hợp sâu vào hệ điều hành, được hỗ trợ bởi phần cứng đồng bộ.

Loạt tính năng mới trên iOS, Mac OS hoàn toàn lu mờ bởi những gì Apple trình làng ở nửa sau sự kiện WWDC 2024. CEO Tim Cook gọi đây là “bước tiến lớn tiếp theo” của công ty từng có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới.

Táo khuyết đóng gói bộ công cụ trí tuệ nhân tạo thành Apple Intelligence, một cách chơi chữ thú vị khi nó cũng được viết tắt là AI. Hãng không làm người hâm mộ thất vọng khi tạo ra trải nghiệm liền mạch với những thứ có sẵn trên thiết bị đầu cuối. Mức độ ứng dụng của AI trên iDevice cao hơn đối thủ Android, Windows đã ra mắt trước đó.

So với Vision Pro của năm ngoái, Apple Intelligence mang đến sự gần gũi và tính thực tiễn cao hơn.

Khác biệt cốt lõi

Tim Cook gọi đây là hệ thống trí thông minh cá nhân, giúp thiết bị trở nên hữu ích và thú vị hơn. Còn Phó chủ tịch cấp cao Craig Federighi cho rằng các chatbot AI hiện có mạnh mẽ nhưng không đủ thấu hiểu người dùng. Từ khóa mà lãnh đạo Apple muốn nhấn mạnh ở đây là khả năng xử lý tự động trên thiết bị đầu cuối gồm iPhone, iPad và MacBook. Apple làm được điều này bởi họ quản lý từ phần cứng đến hệ điều hành.

Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học, khách hàng phải làm gì?

on .

 

 

 

Các ngân hàng đồng loạt phát đi thông báo, yêu cầu khách hàng cài đặt sinh trắc học để đáp ứng quy định mới về thanh toán ngân hàng được áp dụng từ 1/7 tới đây.

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ 1/7/2024, nhiều giao dịch thanh toán ngân hàng sẽ phải thực hiện xác thực sinh trắc học.

Cụ thể, các giao dịch cần xác thực sinh trắc học bao gồm:

Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên.

Giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng áp dụng với một số giao dịch khác như: Đăng nhập lần đầu sau khi bấm “Quên mật khẩu” và cấp lại mật khẩu mới; Giao dịch thanh toán, tiết kiệm, giao dịch ví điện tử…

Để tránh gián đoạn giao dịch, đồng thời tăng cường bảo mật khi thực hiện giao dịch trực tuyến, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng thực hiện cài đặt sinh trắc học trước ngày 01/7/2024.