NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực

on .

TTO - Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa công bố điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022. Đây là trường đầu tiên công bố kết quả xét phương thức này.

Trường đại học đầu tiên công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực - Ảnh 1.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2022 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH

Phần mềm nguồn mở và cái giá phải trả

on .

(PCWorldVN) Đối với một công ty phần mềm nguồn mở thành công, thiếu quy trình xử lý không phải là cái giá quá đắt để tạo ra một sản phẩm tuyệt vời.

"Nguồn mở" có ở mọi nơi, nhưng danh từ này dường như còn khá mơ hồ. Phần mềm miễn phí  và nguồn mởthường rất thu hút các công ty phần cứng lẫn phần mềm vì nó là chọn lựa "ngon, bổ, rẻ", ngoài ra còn cho doanh nghiệp phát triển phần mềm tiếp cận được với cộng đồng nhà phát triển và người dùng, giúp giảm chi phí và có được các cơ hội đầu vào chất lượng cao từ nhiều nguồn khác nhau.

Apple trả lương cho nhân viên 'khủng' thế nào?

on .

Nổi tiếng là công ty công nghệ có giá trị cao nhất hiện nay, các nhân viên của Apple nhận được mức lương như thế nào?

1. Mac Genius
Mức lương: 44.070 USD
2. Nhân viên hỗ trợ tại Mac Genius
Là nơi siêu quan trọng để người mua có thể trải nghiệm những món hàng mình muốn mua tại Apple Store. Tuy nhiên, dựa vào mức lương cho thấy các nhân viên ở đây không nhận được ưu đãi từ Apple.
Mức lương: 55.626 USD 
Sau khi bạn đã dành một chút ít thời gian tại cửa hàng của Apple, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các nhân viên kỹ thuật ở đây. Tuy nhiên, lương dành cho các nhân viên này chỉ bằng khoảng 1/2 lương mà Apple dành cho các kỹ sư phần mềm của mình.

9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên

on .

Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công.

1. Cuộc sống và gia đình

Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.

2. Học tập và thi cử

Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi “liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?”



3. Vừa học vừa làm

Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để các bạn cố gắng học tập tốt hơn.

4. Tình bạn

Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm được một người bạn “tri kỉ” để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.

5. Sự hối tiếc

Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những lúc họ cần mình chia sẻ nhất…

6. Ăn uống

Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng tiền “cạn” phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm lại ăn mì tôm trừ bữa. Điêp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn uống.


7. Giá cả và chi tiêu

Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm. Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả… Có thể khẳng định, tiền bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.

8. Những nỗi mặc cảm

Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu nghèo… Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt qua.

9. Học thêm

Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,… Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.

Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua. Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa.”
 
Nguồn: http://www.baomoi.com/9-thu-thach-phai-vuot-qua-khi-ban-la-sinh-vien/59/15140734.epi