NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Bộ tranh ngộ nghĩnh về năm nhất ĐH của nam sinh trường Luật

on .

Hưởng ứng cuộc thi HLU in my heart, bạn Nguyễn Hải Anh đã gửi tới cuộc thi 1 bộ tranh kể về năm thứ nhất đại học dưới mái trường này.

Trong cuộc thi HLU in my heart do Đoàn thanh niên trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức, bạn Nguyễn Hải Anh (sinh viên năm thứ 2) đã gửi tới cuộc thi 1 bộ tranh vẽ tay khá ngộ nghĩnh.

Chia sẻ về sản phẩm của mình, Hải Anh cho biết: Những hình ảnh này là toàn bộ những cảm xúc về năm nhất của mình. Những điều nhắc tôi về những năm tháng đã học dưới mái trường này. Một năm không phải thời gian quá dài nhưng cũng đủ để tôi gom góp những kỉ niệm về nơi đây cho riêng mình, để tôi thấy gắn bó với HLU".

Bắt đầu bằng những lo lắng suy tư, chờ điểm thi đại học cho tới ngày đầu tiên nhập trường. Những cảm xúc đó dường như là chuyện ngày hôm qua. Những ngày nhập học, mọi bỡ ngỡ ban đầu cũng dần qua đi. Hải Anh cũng giống như bao bạn bè khác đều có những buồn vui dưới mái trường này.

Đây là tâm sự về năm thứ nhất đại học

Nó bắt đầu bằng khoảng thời gian tôi ngồi chờ điểm thi rồi được bố đưa đi nhập học

Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào HLU là thấy mình nhỏ bé, ngây ngô, rụt rè và lạ lẫm

Những bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua nhanh. Thay vào đó, tôi cùng đám bạn học đã có không ít kỷ niệm vui trên giảng đường

Có những câu chuyện không bao giờ có thể quên

Những cảm giác không gì có thể đánh đổi

Xếp hàng đợi thang máy - 1 nét văn hóa đang được các HLUer xây dựng

Muộn học cũng là vấn nạn lớn cần được khắc phục

Nguồn: http://www.baomoi.com/Bo-tranh-ngo-nghinh-ve-nam-nhat-DH-cua-nam-sinh-truong-Luat/59/15142328.epi

Lương tâm thầy hướng dẫn quyết định giá trị tiến sĩ

on .

Vụ việc “Tiến sĩ 200 triệu” khiến câu hỏi “Có phải làm nghiên cứu sinh ở Việt Nam dễ đến thế?” được đặt ra. Chúng tôi đã đem câu hỏi này tới bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT. 

 

Không bình thường so với thông lệ quốc tế

Bà cho rằng những tiêu chuẩn, điều kiện, mục tiêu đào tạo tiến sĩ hiện nay không thể tính được ra tiền, càng không thể ngã giá bằng tiền. Thế nhưng, tại sao những “tin đồn” về việc học tiến sĩ bằng tiền vẫn không bao giờ dứt, nếu không muốn nói là ngày càng nhiều, thưa bà?

- Những tin đồn đó quả thật là rất xót xa đối với những nhà giáo và những nhà khoa học chân chính. Tuy nhiên tôi không tin là “ngày càng nhiều thêm” những tin đồn như vậy mà ngược lại, những nhà giáo tâm huyết và các nghiên cứu sinh chân chính mới là lực lượng “ngày càng nhiều thêm”.

 

  
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT

Tại sao còn tồn tại hiện tượng đó thì nhiều ý kiến đã phân tích rất xác đáng: vì còn có không ít người sử dụng bằng cấp như phương tiện để tiến thân, còn có những nhà giáo chưa làm đúng phận sự cao cả của mình khi hướng dẫn hoặc chấm luận án; quy trình đào tạo chưa chặt chẽ; còn nhiều cơ sở đào tạo chưa xây dựng văn hóa chất lượng và chưa có, chưa dùng chính sách chất lượng để tạo dựng uy tín, thu hút và cạnh tranh…

Mặt khác, nhiều nhà tuyển dụng đưa ra tiêu chuẩn bằng cấp không gắn với năng lực làm việc, có những nhà quản lý đề bạt, bổ nhiệm các chức vụ dựa trên bằng cấp mà không gắn với hiệu quả công tác… đã gián tiếp làm cho tâm lý "sính bằng cấp" ngày càng trầm trọng hơn.

Quan điểm riêng của bà về “phong trào” nâng cấp bằng cấp hiện nay? Bà thấy thế nào về việc nhiều người trang bị thêm cho mình tấm bằng tiến sĩ dù không có nguyện vọng làm nghiên cứu hay giảng dạy?

- Tôi cho rằng ở mặt tích cực thì nên xem học tập nâng cao kiến thức là quyền và là sự lựa chọn riêng của các cá nhân mà xã hội và các cấp quản lý nên tôn trọng, khuyến khích, tạo điều kiện...

Bộ GDĐT đang tiến hành sửa đổi, bổ sung cả quy định về mở ngành và Quy chế đào tạo tiến sĩ để xem xét lại các chuẩn trong quản lý đào tạo theo hướng chú trọng chất lượng, dần tiếp cận chuẩn quốc tế; đồng thời tiếp tục đảm bảo quyền tự chủ cho các cơ sở đào tạo.

Bộ cũng đang phối hợp với một số trườngxây dựng phần mềm chống đạo văn để triển khai áp dụng trong các cơ sở đào tạo sau đại học.

Học vị tiến sĩ chủ yếu dành cho những người làm nghiên cứu, giảng dạy nhưng cũng không nên cho rằng chỉ những người đó mới nên tham dự đào tạo tiến sĩ.

Cá nhân tôi cho rằng những nhà tư vấn, quy hoạch, xây dựng và hoạch định chính sách, pháp luật cũng rất cần được đào tạo ở trình độ này vì các công việc đó đòi hỏi có nền tảng khoa học và tính nghiên cứu rất cao.

Thực tế, tỷ lệ NCS đang là giảng viên, nghiên cứu viên còn thấp so với tổng NCS. Một tỷ lệ NCS khá lớn vẫn từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Đây là điều không bình thường so với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, nếu làm nghiên cứu sinh chỉ để “nâng hạng bằng cấp” thì đó là sự lãng phí vì mất nhiều thời gian (trung bình khoảng 3, 4 năm), nhân lực (toàn những lao động trẻ), tiền bạc (đầu tư của nhà nước và chi phí cá nhân)… chỉ để có tấm bằng mang tính trang sức, không có giá trị thực. Và lớn hơn là lãng phí tư duy, lãng phí chuẩn mực giá trị…

Từ đó, xã hội cũng nhìn nhận về tấm bằng tiến sĩ chẳng mấy giá trị và biết bao tấm bằng đích thực khác đã bị dư luận đánh đồng.

Thực tế, đối với đa số NCS chân chính thì để lấy được tấm bằng TS không dễ dàng.

Tỷ lệ NCS bảo vệ thành công luận án đúng hạn không cao (ngay cả khối ngành kinh tế, ít yêu cầu thí nghiệm, thực hành cũng chỉ khoảng 40% bảo vệ đúng hạn), không ít nghiên cứu sinh không bảo vệ được luận án với nhiều lý do khác nhau, trong đó phần lớn là lý do chuyên môn.  

Những con số được đưa ra tại Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học vừa qua “kết quả thẩm định hồ sơ và luận án tiến sĩ năm 2013 - 2014 chưa tốt, nhiều hồ sơ không đầy đủ, chưa đảm bảo chương trình bảo vệ luận án, cụ thể năm qua có tới 89,13% hồ sơ thẩm định phải bổ sung, rút kinh nghiệm. Ngoài ra, chất lượng luận án chưa cao, trong số các luận án thẩm định, 79% luận án phải chỉnh sửa bổ sung, 3,1% luận án không đạt yêu cầu phải thành lập hội đồng thẩm định” - với vai trò nhà quản lý, bà có cho rằng đây là một con số đáng báo động không? Tại sao?

- Đó là con số đáng lưu ý mà Bộ đã đưa ra để cảnh báo và rút kinh nghiệm chung, không né tránh, sẵn sàng đối mặt để có biện pháp giảm thiểu tình trạng đó.

Tuy nhiên, cũng cần nói rõ rằng tuy có nhiều hồ sơ phải bổ sung, rút kinh nghiệm nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào các lỗi không tuân thủ thủ tục và không minh bạch (không đăng tải thông tin về luận án và bảo vệ luận án trên website của Bộ, của cơ sở đào tạo trước khi bảo vệ; không có sự đồng ý của đồng tác giả khi sử dụng công trình nghiên cứu chung, không thực hiện đúng quy định về thời gian đào tạo, gia hạn…); chỉ có một số ít vi phạm điều kiện đảm bảo chất lượng (không học bổ sung các học phần cần thiết).

Chất lượng luận án chưa cao cũng là một thực tế phải thừa nhận và cần có biện pháp nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo.

Song, con số luận án cần chỉnh sửa, bổ sung nêu trên cũng chỉ là các khuyến nghị của các nhà khoa học được mời thẩm định, chứ không buộc phải chỉnh sửa, cũng không phải là luận án chưa đạt yêu cầu.

Với tư cách là một «bài thi» được chấm thì từ điểm đạt trở lên là luận án được thừa nhận. Vấn đề cần bàn là những luận án được hội đồng chấm đạt đã thực sự đạt chưa, đạt so với chuẩn nào, có bao nhiêu luận án có công bố khoa học quốc tế…

Còn với tư cách là một công trình khoa học thì việc chỉnh sửa, bổ sung không nên xem là vấn đề quá quan trọng. Ở nhiều nước (và cả ở VN), nếu luận án được xuất bản thành sách thì hàng năm (đối với sách điện tử) hoặc mỗi khi tái bản (sách in), chính tác giả cũng luôn chỉnh sửa lại tác phẩm của mình cho hoàn thiện hơn.

Thầy hướng dẫn không được tin tưởng?

Trước vấn đề bằng giả, bằng rởm, nhiều ý kiến đã cho rằng ngành giáo dục đang tự làm khó mình khi cho quá nhiều cơ sở được đào tạo tiến sĩ, đồng thời không kiểm soát được chất lượng. Bà nghĩ thế nào về những ý kiến này?

"Cũng cần phải xem xét định mức đầu tư phù hợp cho một luận án tiến sĩ. Tổng mức đầu tư cho một luận án tiến sĩ ở nước ta hiện nay quá khiêm tốn khiến cho nỗ lực nâng cao chất lượng của một số cơ sở đào tạo gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là các ngành kỹ thuật, công nghệ cần nhiều thí nghiệm, thực hành" - Bà Kim Phụng.

- Rất khó có căn cứ để nói ít hay nhiều cơ sở đào tạo mà nên bàn việc các cơ sở được cho phép đào tạo đã đạt chuẩn so với các nước trong khu vực hay chưa, các TS đào tạo ở VN có được công nhận ở các nước khác không...

Về quản lý nhà nước, trong khoảng 5 năm nay, Bộ GD-ĐT đã quy định các chuẩn mở ngành đào tạo tương đối rõ ràng, theo hướng chú trọng các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ cũng thường xuyên rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở đang đào tạo. Những năm gần đây, Bộ GD-ĐT không có chủ trương “cho quá nhiều cơ sở được đào tạo tiến sĩ”.

Về vấn đề quản lý chất lượng đào tạo thì nhà nước chỉ có thể, chỉ nên đặt ra quy trình, tiêu chuẩn tối thiểu để đảm bảo chất lượng và kiểm soát việc thực hiện.

Bộ cũng đang thực hiện quy định về thẩm định hồ sơ quá trình đào tạo, thẩm định chất lượng luận án để thúc đẩy việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, làm đúng tiêu chuẩn (thầy hướng dẫn, hội đồng chấm…) và quy trình thì cũng chưa chắc đã thu được sản phẩm đào tạo có chất lượng.

Trong vấn đề này, trách nhiệm, lương tâm và chuyên môn của thầy hướng dẫn, của các thành viên hội đồng đóng vai trò quyết định. Vì vậy, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hơn vấn đề này, không nên đẩy mạnh vấn đề quản lý nhà nước, dù rằng quản lý nhà nước cũng cần phải đổi mới.

Bên cạnh đó còn là quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở đào tạo (trong đó có hội đồng khoa học và đào tạo, khoa, bộ môn và các giảng viên).

Cơ sở đào tạo tiến sĩ cần có quyền tự chủ và đang được tự chủ ở mức độ cao nên được và phải đảm bảo chất lượng đào tạo để tự khẳng định uy tín, thứ hạng của mình.

Lá thư ngỏ của GS Pierre Darriulat đang được phổ biến trên mạng nói về những bức xúc của ông đối với quy trình đào tạo tiến sĩ của Việt Nam có những nhận xét như: “Chưa bao giờ tôi gặp những quy định phức tạp giống như ở Việt Nam, và tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy những nhà quản lý học thuật lại thiếu niềm tin vào người hướng dẫn như ở Việt Nam”, “cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó, chứ không phải làm cho cuộc sống của những người trung thực trở nên khốn khổ”...

Từ lá thư này có thể rút ra, hay điều chỉnh gì đối với quy định hiện hành không, thưa bà?

- Tôi chia sẻ những nhận xét tinh tế đó, rằng thủ tục hành chính trong quy trình quản lý đào tạo ở nước ta rườm rà đến mức các nhà khoa học chân chính có cảm giác mình không được tin tưởng.

Không chỉ là thủ tục được quy định chính thức mà ngoài ra còn có những thông lệ, những quy định riêng của cở sở đào tạo nữa.

Ví dụ như nhiều cơ sở đào tạo chủ động mời người hướng dẫn hoặc tham gia hội đồng chấm luận án nhưng bất cứ lúc nào nghiên cứu sinh cần đến chữ ký của thầy thì đều phải thực hiện thủ tục xác nhận chữ ký, phải đóng dấu đỏ, cứ như không làm vậy thì thầy, trò đều có thể tắc trách hoặc giả mạo.

Là người đã nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi rất hiểu và đồng tình cao với quan điểm “cách để chống lại gian dối là phạt thật nặng những tác giả của nó…” chứ không nên quá nặng về quy trình, thủ tục theo kiểu “một người đau cả làng phải uống thuốc” như hiện nay sẽ dẫn đến đối phó.

Thực tế thì không một nhà quản lý nào có thể “rào kín” tất cả nếu như không có sự tự giác của chính những người trong cuộc. Nếu không có môi trường, cơ chế để tôn trọng và phát triển tính nghiêm túc, chất lượng thì không thể nhấn chìm những xu hướng tiêu cực khác.

Và ngược lại, cũng phải đặt vấn đề khi chưa có sự từ giác của một số chủ thể thì nhà nước cần phải làm gì để có đủ căn cứ, chế tài mà “phạt thật nặng những người vi phạm”? Đó là bài toán không dễ có ngay lời giải mà chúng tôi phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định để quản lý vấn đề này.

Xin cảm ơn bà.

Chi Mai thực hiện

Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/194184/luong-tam-thay-huong-dan-quyet-dinh-gia-tri-tien-si.html

7 điều bạn nên làm nếu là sinh viên năm nhất

on .

Hãy cùng kiểm tra xem, bạn đã làm được những điều gì?

Năm thứ nhất bạn có gì? Có tuổi trẻ. Có thời gian và có đầy sự háo hức với cuộc sống này. Những môn học đại cương ban đầu vô cùng nhẹ nhàng, bài tập không nhiều. Vì thế, chẳng có gì khiến bạn cần phải chui đầu vào thư viện và bỏ mặc cuộc đời tươi đẹp ngoài kia đang chảy trôi.

Lớp lớp sinh viên vẫn thường rỉ rả vào tai nhau cái câu "Học không chơi là đánh rơi tuổi trẻ". Xin được khuyết đi câu sau bởi hãy tin rằng, nếu bạn đủ chăm chú nghe giảng trên lớp và dành thời gian học mỗi tối thì thời gian cuối tuần là của bạn.

Hãy cùng khám phá những việc bạn phải làm khi là sinh viên năm nhất nhé!

Tham gia đầy đủ nhóm làm bài tập, đầu tư học các kỹ năng mềm

Đại học không phải thiên đường sau 12 năm đến lớp. Đại học chỉ là một cánh cửa mới mà bạn lại sẽ tiếp tục phải cần mẫn đi lại từ đầu, nỗ lực không ngừng và cố gắng hết sức. Bởi vì ngoài kia, không một ai ngừng lại cả. Vì thế, nếu không đi, đương nhiên bạn sẽ thành người lỗi thời.

Ở năm đầu tiên, nhiều bạn gặp không ít bỡ ngỡ với phương pháp giảng bài cũng như yêu cầu bài tập của thầy cô. Vì thế, bạn cần phải tham gia đầy đủ bài tập nhóm, thích nghi với cách học hiện đại và học cả kỹ năng mềm. Đó là kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm...

Khám phá những ngõ ngách của thành phố

Sau giờ học là giờ xả stress. Nếu nơi bạn ở là các thành phố lớn, thì thật tuyệt vời. Nhưng nếu nó là thành phố nho nhỏ cũng chẳng sao. Mỗi thành phố đều có những điểm riêng không lẫn vào đâu, những điều bí mật chờ bạn khám phá.

 

Những quán ăn với món ngon không cưỡng nổi mà chỉ dân bản địa mới biết, sao không đến thử một lần. Đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để có cái nhìn về nơi bạn đang sống. Có thể là rực rỡ lắm, cũng có thể là cùng cực lắm.

Thực ra thì, đời sinh viên có những 4 năm, năm thứ nhất không được thì các năm sau. Nhưng theo quan điểm của người viết, năm nhất bạn có rất nhiều háo hức lắm lắm, vì thế hãy đi đi. Đi để thấy cuộc đời dài rộng lắm.

Đi học thêm 1 ngoại ngữ

Đừng vội từ chối việc này, bởi lẽ càng ngày, ngoại ngữ càng trở thành 1 trong những yêu cầu thiết yếu của cuộc sống. Ngoại ngữ mang lại cho bạn cơ hội học hành, làm việc.

 

Ngoại ngữ mở ra cho mỗi người 1 chân trời mới, chân trời về kiến thức, về cuộc sống, lịch sử, văn hóa của một đất nước nào đó. Nhiều người đã tự mặc cả với bản thân, để năm sau hay năm sau nữa học cũng được, rồi cuối cùng là không học. Bạn không biết rằng, học ngoại ngữ là cả một quá trình, không phải chuyện ngày một, ngày hai. Vì thế, hãy bắt đầu ngay lập tức.

Đi làm thêm

Có thể làm đi gia sư hoặc làm thêm ở 1 cửa hàng cà phê. Công việc này sẽ mang tới cho bạn 1 khoản thu nhập phụ giúp gia đình cũng như giúp bạn trưởng thành với những va chạm trong cuộc sống.

 

Công việc làm thêm có thể sẽ khiến bạn vất vả nhưng lại giúp mỗi người hiểu ra giá trị của đồng tiền, để thêm trân quý số tiền bố mẹ bạn vẫn cho bạn mỗi tháng.

Không chỉ thế, công việc này còn mang lại cho bạn những kỹ năng khác trong cuộc sống như làm việc, bán hàng, thuyết trình...

Đọc sách

Tạo cho mình thói quen đọc sách là một điều bạn nên rèn luyện bởi nó thực sự hiệu quả nếu bạn muốn thu nhận kiến thức. Những cuốn sách có thể là giáo trình môn học bạn hứng thú, sách nghệ thuật, sách kỹ năng... Càng biết nhiều và hiểu nhiều về những người xung quanh, về chính bản thân và cuộc sống, càng có kiến thức xã hội, bạn càng dễ dàng thành công.

Đọc sẽ giúp tâm trí của bạn được kích thích và mở cơ hội cho ra những ý tưởng hay. Mỗi tác giả sẽ mang đến cho bạn hàng loạt ý tưởng và bạn hoàn toàn có thể áp dụng chúng trong cuộc sống.

Đi tiếp sức mùa thi

 

Dẫu rằng 4 năm đại học, bạn có tới 4 mùa hè để tình nguyện tuy nhiên, năm thứ nhất thực sự sẽ rất háo hức. Bạn vẫn giữ lại cho riêng mình sự ngưỡng mộ với các anh chị sinh viên tình nguyện đã từng giúp đỡ bạn khi đi thi. Và sau 1 năm, bạn đã có thể đứng ở vị trí đó, giúp đỡ cho những bạn học sinh lần đầu lên thành phố còn nhiều bỡ ngỡ.

Ăn hết những món quanh cổng trường

Nghe có vẻ hơi "tâm hồn ăn uống" nhưng điều này là thật đấy. Bạn có lẽ sẽ không muốn muốn rơi vào cảnh, lũ bạn ở trường khác sang thăm mà không biết đưa chúng nó đi đâu, ăn gì?

 

Có 1 sự thật mà ít ai biết rằng, mỗi khu vực trường đại học luôn có những quán xá với món ăn đặc trưng: Ngon - bổ - rẻ. Ăn để thưởng thức và trải nghiệm nhé.

Kỳ học đầu tiên của năm thứ nhất đã đi được 1 nửa chặng đường. Nếu không đứng dậy là làm những điều này, thì có thể bạn sẽ mất nhiều thời nhiều thời gian để đuổi theo đám bạn phía trước.

Nguồn: http://www.baomoi.com/7-dieu-ban-nen-lam-neu-la-sinh-vien-nam-nhat/59/15089480.epi

Chàng trai mồ côi đi từ bãi rác tới Đại học Harvard

on .

Cuộc sống nghèo khổ phải bới rác kiếm đồ ăn nhưng giấc mơ đi học vẫn luôn là khát khao cháy bỏng trong lòng cậu thiếu niên này.

Justus Uwayesu sinh ra ở vùng nông thôn phía đông đất nước Rwanda (một quốc gia nhỏ ở Châu Phi), mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi mới lên 3. Các nhân viên Hội chữ thập đỏ cứu sống cậu cùng 3 anh chị em khác của cậu và chăm sóc họ đến năm 1998. Tuy nhiên, khi số lượng trẻ mồ côi tăng chóng mặt, các nhân viên buộc phải gửi chúng về quê cũ.

Sẽ ưu đãi mức cao nhất cho nghiên cứu CNTT

on .

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son khẳng định, chương trình kế hoạch hành động nhằm triển khai Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị sẽ xây dựng các cơ chế đặc biệt như ưu tiên vốn đầu tư cho các dự án nghiên cứu, phát triển ứng dụng CNTT, áp dụng mức ưu đãi cao nhất về thuế, đất đai, tín dụng cho các hoạt động R&D.