Gỡ vướng để ngành game phát triển
Như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng gặp vướng trong việc đưa ra những bộ quy tắc phù hợp để có thể tận dụng tối đa nguồn lợi từ game mang lại
Theo báo cáo của Newzoo, thị trường game toàn cầu tạo ra doanh thu 159,3 tỉ USD vào năm 2020, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tại Việt Nam trong 5 năm tới, thị trường eSports dự kiến tăng trưởng 28% - mức tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Game sẽ trở thành một ngành công nghiệp đầy hứa hẹn tại Việt Nam. Tuy nhiên, chuyên gia trong ngành cho rằng cần hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho các nhà sáng lập game phát triển xứng tầm, mang lại nguồn thu cho Việt Nam.
Một trong những nước dẫn đầu
Dẫn đầu thị trường game Việt Nam và được định giá hơn 1 tỉ USD, Công ty CP Vinagame trước đây (nay là VNG) đã có những thành tích được thế giới đánh giá cao với các game Võ Lâm Truyền Kỳ, Gunny, Liên Minh Tốc Chiến hay Valorant… Tại SEA Games 31 vừa qua, Vietnam Esports - đơn vị tiên phong trong ngành công nghiệp thể thao điện tử tại Việt Nam - đã được quan tâm hơn khi Liên quân Mobile thuộc sở hữu của đơn vị này đã trở thành 1 trong 8 môn thể thao điện tử được đưa vào tranh huy chương…
Chơi game thực tế ảo tại một sự kiện ra mắt sản phẩm công nghệ .Ảnh: MINH MINH
'Hồi chuông báo tử' cho ngành kinh doanh xe xăng ở châu Âu
Dù các nước EU đã nhất trí sẽ 'khai tử' những chiếc xe động cơ đốt trong, vẫn có lo ngại về rủi ro mà động thái này mang lại cho xã hội châu Âu.
Các nhà đàm phán từ Liên minh châu Âu (EU) hôm 27/10 đã đạt đồng thuận về cấm bán xe mới sử dụng công nghệ động cơ đốt trong bắt đầu từ năm 2035. Thỏa thuận lịch sử này sẽ đưa châu Âu vào quỹ đạo hướng tới một tương lai với xe điện là chủ đạo.
Cộng hòa Séc, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch EU cho biết, các nhà đàm phán từ các quốc gia thành viên, Nghị viện châu Âu (EP) và Ủy ban châu Âu (EC) đã nhất trí rằng các nhà sản xuất ô tô phải đạt được mức cắt giảm 100% phát thải CO2 vào năm 2035. Theo đó, EU sẽ cấm việc bán xe hơi và xe tải mới chạy bằng xăng hoặc dầu diesel trong khối 27 quốc gia.
“Thỏa thuận này là một tin tốt lành đối với những người lái xe ô tô… những chiếc xe không phát thải (xe điện) mới sẽ có giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận hơn với mọi người”, ông Jan Huitema, trường đoàn đàm phán của Nghị viện châu Âu, cho biết.
Lệnh cấm là một phần trong gói ứng phó biến đổi đổi khí hậu của EU có tên là “Fit For 55”, nhằm mục đích giảm lượng phát thải gây hại cho khí hậu xuống 55% vào năm 2030, so với mức năm 1990 và đạt được mức độ trung hòa các-bon vào năm 2050.
Ông Frans Timmermans, Giám đốc khí hậu của EU, cho rằng thỏa thuận này sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến ngành công nghiệp xe hơi và người tiêu dùng.
“Châu Âu đang đón nhận sự chuyển dịch sang phương thức di chuyển không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô châu Âu đã chứng minh rằng họ đã sẵn sàng hành động, với việc ngày càng có nhiều xe điện giá cả phải chăng sẽ được tung ra thị trường”, ông nói.
Ông Jozef Síkela, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Séc, đánh giá rằng thỏa thuận này “sẽ mở đường cho ngành công nghiệp ô tô hiện đại và cạnh tranh ở EU”.
Bên cạnh những nhận định lạc quan về những gì thỏa thuận này sẽ mang lại, vẫn có những tiếng nói bất đồng do lo ngại thỏa thuận này không cho phép có đủ sự đa dạng về công nghệ.
“Thỏa thuận hôm nay đã đóng sập cánh cửa cho phát triển công nghệ mới và đặt tất cả trứng vào một giỏ. Đây là một sai lầm”, ông Jens Gieseke, đại diện của nhóm nghị sĩ trung hữu EPP Group cho biết trong một tuyên bố sau khi thỏa thuận được thông qua hôm 27/10.
“Với thỏa thuận hôm nay, sau năm 2035, đường phố của chúng ta có thể sẽ đầy những chiếc xe cổ, vì xe mới không có sẵn hoặc giá cả không phải chăng”, ông Gieseke cảnh báo.
EU không có kế hoạch cấm lái xe động cơ đốt trong. Thay vào đó, họ hy vọng rằng xe chạy bằng nhiên liệu hóa thạch cuối cùng sẽ dần được thay thế bằng xe điện.
Minh Đức (Theo Euractiv, DW, Fox News)
Nguồn:https://baomoi.com/hoi-chuong-bao-tu-cho-nganh-kinh-doanh-xe-xang-o-chau-au/c/44120998.epi
Interpol cảnh báo nguy cơ tội phạm mạng tiềm ẩn trong Metaverse
Việc Metaverse ghi lại tương tác của người dùng trên blockchain tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và rò rỉ thông tin, từ đó những kẻ theo dõi hoặc tống tiền có thể lợi dụng để thực hiện âm mưu phạm tội.
Ảnh minh họa. (Nguồn: japantimes.co.jp)
Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) cho biết tổ chức này đang chuẩn bị để ứng phó với những nguy cơ mới trong môi trường "vũ trụ ảo" Metaverse, trong đó có thể xuất hiện những loại tội phạm mạng mới, đồng thời những tội phạm mạng phổ biến hiện nay có thể mở rộng quy mô hoạt động.
Giám đốc điều hành của Interpol về công nghệ và đổi mới, ông Madan Oberoi cho biết các nước thành viên của Interpol đã bày tỏ quan ngại về những thách mới trên không gian mạng.
Đề cập những nguy cơ tiềm ẩn trong Metaverse, ông Oberoi cho biết ứng dụng tương tác thực tế ảo (AR) hay thực tế ảo (VR) có thể tạo điều kiện cho các hình thức tấn công mới như giả mạo danh tính để lấy cắp các thông tin nhạy cảm (phishing) hay lừa đảo (scam), trong đó an toàn cho trẻ em là một vấn đề lớn.
Bên cạnh đó, VR cũng có thể là "cơ sở thí nghiệm" cho các hành vi phạm tội ở thế giới thực, khi các nhóm khủng bố có thể sử dụng không gian này để mô phỏng các kế hoạch tấn công khủng bố trước khi triển khai.
Đầu tháng này, Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) công bố một báo cáo nhận định trong tương lai, các nhóm khủng bố có thể lợi dụng không gian ảo để tuyên truyền, tuyển mộ và huấn luyện các thành viên mới.
Theo báo cáo này, việc Metaverse ghi lại những tương tác của người dùng trên chuỗi khối (blockchain) tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh và rò rỉ thông tin, từ đó những kẻ theo dõi hoặc tống tiền có thể lợi dụng để thực hiện các âm mưu phạm tội.
Metaverse đã tạo nên "cơn sốt" trong lĩnh vực công nghệ và trở thành một khái niệm phổ biến vào năm 2021, khi các công ty và nhà đầu tư tin rằng nền tảng này sẽ phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn mới trong lịch sử Internet.
Facebook đổi tên thành Meta vào tháng 11/2021 để phản ánh trọng tâm phát triển của "gã khổng lồ" công nghệ Mỹ. Tuy nhiên, đến nay, giới chuyên gia nhận định nhiều dấu hiệu cho thấy tầm nhìn này ít khả năng trở thành hiện thực.
Giá cổ phiếu của Meta sụt giảm trong phiên giao dịch 27/10, khi các nhà đầu tư có xu hướng hoài nghi về tiềm năng phát triển của Metaverse. Thị trường các loại tài sản kỹ thuật số, tài sản dựa trên chuỗi khối - như NFT - cũng lao dốc trong thời gian qua sau khi từng bùng nổ về giá và trở thành hiện tượng công nghệ vào năm 2021.
Trong khi đó, các vụ tấn công mạng có xu hướng gia tăng song song với những phát triển công nghệ. Theo báo cáo từ công ty phần mềm an ninh mạng đa quốc gia Trend Micro (Nhật Bản), số vụ tấn công mạng trên thế giới tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2022.
Theo dữ liệu do Trend Micro công bố, công ty này đã ngăn chặn hơn 239 triệu vụ tấn công mạng trong nửa đầu năm 2022, trong đó phát hiện hơn 21 triệu phần mềm độc hại, tăng hơn 220% so với cùng kỳ năm 2021./.
Hoàng Châu (TTXVN/Vietnam+)
Nguồn:https://baomoi.com/interpol-canh-bao-nguy-co-toi-pham-mang-tiem-an-trong-metaverse/c/44121053.epi
Một đại học được xếp hạng cao nhất Việt Nam ở tiêu chí cơ hội việc làm
Việt Nam có 3 ĐH vào bảng xếp hạng các ĐH bền vững toàn cầu (QS Sustainability 2023) vừa được QS công bố vào tối nay. Trong đó, một ĐH được xếp hạng cao nhất Việt Nam về tiêu chí cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
3 đơn vị ĐH của Việt Nam trong bảng xếp hạng về tính bền vững các đại học thế giới 2023 ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
|
Theo kết quả trên bảng xếp hạng về tính bền vững (QS Sustainability 2023) của QS, 3 đơn vị ĐH của Việt Nam có tên gồm: ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cả 3 đơn vị này đều thuộc Top 601+ các ĐH bền vững toàn cầu năm 2023.
Theo kết quả được ghi nhận tại bảng xếp hạng, ĐH Quốc gia TP.HCM có trên 85.500 sinh viên và hơn 520 sinh viên quốc tế. ĐH Quốc gia Hà Nội có quy mô hơn 48.400 người học, trong đó 272 sinh viên quốc tế. Cả 2 ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội đều được xếp ở vị trí 801-1.000 trong Bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2023 của QS. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có hơn 27.800 sinh viên, trong đó 278 sinh viên quốc tế và được xếp hạng 1.001-1.200 của bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2023 của QS.
Đây là bảng xếp hạng mới do QS chủ động thực hiện với các tiêu chí được phân loại theo ba nhóm: Trường học bền vững (Sustainable Institutions); Giáo dục bền vững (Sustainable Education) và Nghiên cứu bền vững (Sustainable Research). Khi tính điểm, các đơn vị sẽ được xem xét theo hai lĩnh vực: tác động xã hội (Social Impact) và tác động môi trường (Environmental Impact).
QS Sustainability 2023 là bảng xếp hạng cho thấy các đơn vị ĐH trên thế giới đang hành động như thế nào để giải quyết những thách thức lớn nhất về môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Để thực hiện bảng xếp hạng này, QS đã quy tụ được hơn 40 chuyên gia hàng đầu thế giới tại 20 quốc gia vào trong ban cố vấn xếp hạng của mình.
Trước đó, Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds (Vương quốc Anh) cũng công bố bảng xếp hạng QS Graduate Employability Rankings (QS GER) các ĐH đạt tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm tốt nhất thế giới năm 2020. ĐH Quốc gia TP.HCM là đại diện duy nhất của Việt Nam xuất hiện trong bảng xếp hạng này. Theo bảng xếp hạng QS GER này, ĐH Quốc gia TP.HCM đứng top 301 - 500 trên 2.100 trường ĐH hàng đầu của 132 quốc gia. Trong các tiêu chí đánh giá, ĐH Quốc gia TP.HCM mạnh nhất về chất lượng đầu ra của cựu sinh viên và 3 tiêu chí cùng được xếp ở thứ hạng như nhau gồm: hợp tác với doanh nghiệp, các hoạt động kết nối doanh nghiệp và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm
Hà Ánh
COVID-19 đã làm gì não của chúng ta
Một bác sĩ chuyên khoa thần kinh đang dẫn dắt hành trình giải một trong những bí ẩn liên quan COVID-19 khiến giới khoa học đau đầu nhất: ảnh hưởng của nó lên não bệnh nhân.
Nhưng khoa học thần kinh thì liên quan gì đến một căn bệnh đường hô hấp? Bác sĩ người Mỹ gốc Thụy Sĩ Igor Koralnik cũng từng băn khoăn như thế, khi được một đài địa phương ở bang Illinois (Mỹ) mời tham gia một chương trình trò chuyện về con virus mới xuất hiện ở Trung Quốc hồi tháng 1-2020.
Tuy nhiên giờ thì ông đã có thể cho ta biết lý do tại sao: "COVID-19 cấp tính là bệnh đường hô hấp nhưng COVID-19 kéo dài thật ra lại là về não".
Trước khi chuyển đến Đại học Northwestern (Illinois), Koralnik đã nổi tiếng nhờ dành cả sự nghiệp nghiên cứu các biểu hiện thần kinh của bệnh truyền nhiễm.
Mọi chuyện bắt đầu vào thập niên 1980, khi Koralnik đang là sinh viên khoa thần kinh của một trường y ở Geneva, và dịch HIV/AIDS mới xuất hiện. Ban đầu, HIV không được xem là bệnh về thần kinh.
Theo thời gian, nhiều người có HIV bắt đầu gặp các vấn đề về mất trí nhớ, về tủy sống…; điều này gợi mở cho Koralnik một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới: biểu hiện thần kinh của HIV, và sau này là các bệnh truyền nhiễm.
Bác sĩ Igor Koralnik khám cho bệnh nhân tại phòng khám neuro-COVID. Ảnh: Đại học Northwestern
Nói là mới bởi lúc đó, các nhà thần kinh học không có lý do gì để quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm và ngược lại, các bác sĩ bệnh truyền nhiễm cũng không thực hành thần kinh học.
Koralnik sau đó có đến 21 năm làm việc tại Đại học Y Harvard, với vị trí cao nhất từng nắm là trưởng khoa miễn dịch học thần kinh (neuroimmunology) của Trung tâm y khoa Beth Israel.
Tại đây, ông sáng lập và lãnh đạo Trung tâm HIV/Khoa học thần kinh, một phòng khám chuyên điều trị các triệu chứng về thần kinh của bệnh nhân HIV vốn trước đó không được chú ý đến.
"[Koralnik] đã khẳng định tên tuổi của mình khi xác định HIV có tác động đến thần kinh... Nói một cách ngắn gọn thì ông ấy đang lặp lại lịch sử với COVID" - Eric Liotta, phó giáo sư thần kinh học tại Northwestern, cũng là thành viên nhóm nghiên cứu của Koralnik, nhận xét.
Bác sĩ Igor Koralnik. Ảnh: Đại học Northwestern
Koralnik hiện là trưởng bộ phận bệnh truyền nhiễm thần kinh và thần kinh học toàn cầu của Trung tâm nghiên cứu y khoa Searle của ĐH Northwestern, dẫn đầu nhóm nghiên cứu giải mã bí ẩn "COVID kéo dài".
Ông đến đại học này ngay trước khi ca nhiễm đầu tiên được báo cáo từ Vũ Hán, âu cũng là cái duyên. Khi COVID-19 đã là đại dịch toàn cầu, và giới khoa học tập trung vào tác động của nó lên phổi, Koralnik cho rằng nó sẽ còn có các ảnh hưởng khác.
Tháng 4-2020, ông cho thành lập một nhóm nghiên cứu neuro-COVID (các triệu chứng thần kinh kéo dài sau khi nhiễm COVID), và một tháng sau đó, mở tiếp phòng khám neuro-COVID tại Bệnh viện Northwestern Memorial.
Đây là một trong những phòng khám thần kinh COVID-19 đầu tiên ở Mỹ. Ngoài điều trị, phòng khám cũng thu thập số liệu nhân khẩu học, chất lượng sống và kết quả kiểm tra nhận thức của bệnh nhân.
"Chúng tôi dự đoán mình sẽ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng (đã nhập viện) và cần điều trị ngoại trú về thần kinh là chính nhưng thực tế ngược lại.
Trong số liệu mới nhất, nhóm nghiên cứu của ông Koralnik thu thập được, tỉ lệ trầm cảm và lo lắng ở những bệnh nhân bị COVID-19 kéo dài không nhập viện là 16%, cao hơn so với những người phải nhập viện (9%).
Trong một nghiên cứu của nhóm tác giả khác, bệnh nhân COVID-19 kéo dài không nhập viện cũng báo cáo chất lượng sống của họ giảm đi, họ bị lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung.
Những phát hiện mới này cho thấy có thể không có mối tương quan giữa mức độ nghiêm trọng của việc mắc COVID và ảnh hưởng lâu dài đến não. Nhiều người nhiễm COVID-19 nhẹ với các triệu chứng chỉ như bị cảm cũng có thể bị những tác động đến não/thần kinh lâu dài.
Theo Koralnik, trước khi có vắc xin, khoảng 1/3 (hơn 33%) người nhiễm COVID-19 có nguy cơ bị COVID-19 kéo dài. Dữ liệu mới cho thấy nếu tiêm 1-2 mũi tăng cường, rủi ro bị COVID-19 kéo dài còn khoảng 16 - 17%.
Thực tế là hơn hai năm sau đại dịch, nhiều khía cạnh của COVID-19 kéo dài, đặc biệt là nguyên nhân và cách khắc phục - vẫn còn là bí ẩn với các bác sĩ. Vẫn cần có nhiều nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng thần kinh của COVID-19 hơn nữa, song ở thời điểm này, các bằng chứng mới nhất cho thấy hậu quả là đáng báo động.
Tại Trung Quốc, các bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở các bệnh viện tại Vũ Hán trong giai đoạn từ 12-2 đến 10-4-2020 đã được mời tham gia điều tra về sức khỏe sau một và hai năm mắc bệnh. Theo kết quả công bố trên tập san JAMA Netw Open ngày
15-9, trong số 3.988 người đáp ứng tiêu chí nghiên cứu, có 1.864 người thực hiện đủ cả hai khảo sát sức khỏe sau hai năm. Trong nhóm này, 505 người (27,1%) bị COVID-19 nặng.
Mệt mỏi là triệu chứng chung phổ biến ở cả hai lần khảo sát nhưng tỉ lệ giảm từ 26,9% (501 trong số 1.864 người) sau một năm, còn 10,3% (192 trong số 1.864 người) sau hai năm.
Hầu hết các triệu chứng khác cũng giảm đáng kể theo thời gian. Chỉ có ngoại lệ với một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân bị khó thở. Tình trạng này không thay đổi nhiều sau một năm, với 2,6% (49 bệnh nhân) bị khó thở so với sau hai năm, với 2,0% (37 bệnh nhân).
Cũng trong tháng 9 vừa rồi, trên tập san Nature Medicine, các nhà khoa học Trường Y Đại học Washington ở St Louis, Mỹ công bố kết quả nghiên cứu "đánh giá toàn diện về hậu quả thần kinh lâu dài của COVID-19", thực hiện trên 154.068 người nhiễm COVID-19 kéo dài trong giai đoạn từ ngày 1-3-2020 đến 15-1-2021.
Nhóm nghiên cứu ghi nhận đột quỵ, trầm cảm, lo lắng, đau nửa đầu, động kinh, các vấn đề về nhận thức và trí nhớ, rối loạn vận động… có thể xảy ra với các bệnh nhân bị COVID-19 kéo dài trong năm đầu sau khi mắc bệnh. Đáng chú ý là ngay cả bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ, không cần nhập viện trước đó cũng tăng nguy cơ gặp các vấn đề này.
Bác sĩ Igor Koralnik khám cho bệnh nhân
"Các nghiên cứu trước đây chỉ kiểm tra một số biểu hiện thần kinh nhất định, hầu hết ở bệnh nhân nhập viện.
Trong khi đó, chúng tôi đánh giá 44 rối loạn não và thần kinh ở cả bệnh nhân không nhập viện và nhập viện cũng như bệnh nhân nặng ở phòng chăm sóc đặc biệt.
Kết quả cho thấy tác hại lâu dài của COVID-19 là đáng báo động" - tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ Ziyad Al-Aly, chuyên gia về dịch tễ học lâm sàng của Đại học Washington, cho biết.
Các vấn đề về trí nhớ - gọi chung là sương mù não - một triệu chứng phổ biến của COVID-19 kéo dài, ở người nhiễm COVID-19 cao hơn 77% so với người không nhiễm.
Mặc dù tình trạng sương mù não có giảm đi ở một số người nhưng vẫn kéo dài ở nhiều người khác. Tại thời điểm này, tỉ lệ người bị sương mù não kéo dài hồi phục vẫn còn là ẩn số.