NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Ẩm thực lẩu tôm 5 Ri phải thử khi đến Biên Hòa

on .

(SGTT) – Ngoài những khu du lịch sinh thái, điểm vui chơi dã ngoại cuối tuần ở Biên Hòa, những ai là tín đổ của món lẩu, yêu thích vị chua ngọt tự nhiên và vị tươi mới của hải sản phải thử qua món lẩu tôm càng 5 Ri khi đặt chân đến thành phố này.

Lẩu tôm 5 Ri không còn là món ăn xa lạ với người dân địa phương ở Biên Hòa. Trong bữa tiệc gia đình, gọi món lẩu “chốt đơn” cho bữa ăn là sự lựa chọn khá thú vị cho các thành viên sau khi dùng qua nhiều món khô trước.

Cận cảnh nồi lẩu tôm càng lạ miệng. Ảnh: An Phú

hơm ngon cá diếc Thạch Bàn xứ Quảng

on .

(SGTT) – Những ngày cận hè rảnh rỗi, tôi theo chân người cậu là lão ngư đánh cá trên hồ Thạch Bàn (Duy Xuyên, Quảng Nam), vừa giải khuây vừa thưởng thức các món ăn từ cá. Trong đó, tôi ấn tượng nhất là cá diếc nơi đây.

Cá diếc Thạch Bàn. Ảnh: Tiên Sa

Cá diếc là loài cá nước ngọt có đôi mắt khoanh viền đỏ, thân dẹt hạt xoài, vảy trắng, mập mạp hay sống ở sông suối, ao hồ. Tại xứ Quảng, cá thường bắt gặp nhiều ở Hiệp Đức, Quế Sơn, Nông Sơn, Duy Xuyên. Dù kén người ăn bởi cá diếc có nhiều xương, nhưng thật sự những món ăn được chế biến từ loài cá này lại rất lôi cuốn.

Mì quảng Phan Thiết - món ăn gây ‘sốc văn hóa’

on .

TTO - Người dân ở Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung chắc chắn không ai là không biết đến món mì quảng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mì quảng nào là mì quảng nào.

Sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết, tốt nghiệp cấp 3 xong tôi khăn gói lên TP.HCM trọ học. Tôi còn nhớ trước khi mình vào Sài Gòn đã nghe nhiều anh chị "cảnh báo" rằng vào Sài Gòn nhớ đừng ăn mì quảng, vì "ăn không được đâu".

Đứa nhỏ gần 20 năm ăn mì quảng trong tôi khi ấy tự nhủ rằng quái lạ, món ngon như thế, ai ở Phan Thiết cũng thích, sao lại không cho ăn? Lúc ấy, tôi vẫn nghĩ mì quảng là một món mì có tên... quảng, tương tự như mì hoành thánh mà thôi.

Rồi cuộc sống xa nhà lên thành phố cũng chính thức bắt đầu. Do không biết nấu ăn nên ngày ba bữa tôi đều ăn hàng quán, nhờ vậy mà cũng thử được nhiều món ăn mới lạ mà ở quê chưa thấy bao giờ.

Cái ngày tôi biết đến món mì quảng "không ăn được" ở Sài Gòn cũng đến. Tô mì quảng trước mặt tôi là một tô mì… gì đó mà tôi không hề quen, nước lèo chỉ xăm xắp sợi bánh, sợi mì cũng to hơn sợi mì quảng ở quê, bên trên còn có cả tôm ram, gà kho, thịt heo, trứng cút…

Ủa, rồi cái góc tư đùi vịt của tôi đâu? Và tất nhiên là tô mì quảng đó cũng chả có vị gì giống như mì quảng ở quê tôi cả.

Mì quảng Phan Thiết - món ăn gây ‘sốc văn hóa’ - Ảnh 2.

Mì Quảng chỉ ăn với nước lèo chan xăm xắp - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Thử món huyết chưng lạ miệng ‘đắt như tôm tươi’ ở Sài Gòn

on .

(SGTT) – Những ai yêu thích món cháo lòng phải thử một lần món huyết chưng làm từ nguyên liệu quen thuộc như nội tạng, huyết heo. Sau thời gian phổ biến ở TPHCM, món ăn vừa lạ vừa quen này trở thành lựa chọn của nhiều người khi đi dọc đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình.

Chị Phạm Thị Hoa, chủ quán huyết chưng đời đầu chia sẻ cơ duyên tự biến tấu món ăn độc đáo này “Sau chuyến đi du lịch Sapa đáng nhớ từ vài năm trước, nhờ lần khám phá ẩm thực vùng cao, tôi được thử món thắng cố đặc sản tại đây. Ngay khi cho vào miệng hương vị không thể quên nhờ nguyên liệu đặc trưng, tôi nảy ra ý tưởng hay mình làm món ăn kết hợp với nội tạng, gia giảm hương vị cho hợp với người miền Nam”.

Khi trở về, chị Hoa liền tìm mua nội tạng heo, ninh cùng xương cho ra nước lèo ngọt thanh để ăn chung không bị tanh hoặc nguội. Từ đó đến nay, quán huyết chưng của chị Hoa hút khách nườm nượp mỗi ngày. Quán nằm ở số 122 Phạm Văn Hai, phường 2, quận Tân Bình đặc trưng với bảng hiệu “không chi nhánh” để phân biệt với nhiều quán xung quanh.

Được biết, nội tạng heo sau khi mua về sẽ được làm sạch kỹ rồi luộc lên cho vừa chín chứ không quá dai hoặc mềm nhũn. Nhờ công thức riêng của mình, chị Hoa tự tin phần nội tạng sẽ không bị hôi đặc biệt là bao tử và phèo, đảm bảo vệ sinh cho người dùng an tâm thưởng thức. Một phần huyết chưng gồm có huyết heo mềm như tàu hũ được chưng lên ở nhiệt độ cao, thêm năm loại nội tạng như cuống họng, lưỡi, phèo, tim, bao tử heo cắt nhỏ ra, dùng cùng nước lèo hầm từ nhiều loại xương khác nhau để có vị ngọt thanh dễ ăn.

Chị Hoa cho hay món ăn này ngon hay không phần chính quyết định ở nước dùng, múc một vá nước đang sôi rưới lên tô huyết, thêm nhiều hành lá, thực khách sẽ ăn cùng nước mắm ớt chanh, thêm rau mùi và chấm kèm bánh mì.

Chủ quán Phạm Thị Hoa đang phục vụ khách ăn tại chỗ. Ảnh: An Phú

Nhộn nhịp “phố bánh tét, bánh chưng” ở Nha Trang

on .

(SGTT) – Vào những ngày cận tết, tại góc đường Thống nhất và Lê Thành Phương, thành phố Nha Trang bỗng trở nên sôi động hơn với người bán, kẻ mua món bánh dân gian thường thấy trong dịp tết.

Do nằm ngay ngã tư nên “phố bánh” thu hút nhiều người đến mua. Ảnh: Khuê Việt Trường