NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Góc học tập

Sự thật về thế giới - Tại sao bạn và những nhà ‘Data Analyst’ tương lai nên đọc?

on .

Sự thật về thế giới - Tại sao bạn và những nhà ‘Data Analyst’ tương lai nên đọc?

“Một trong những cuốn sách quan trọng nhất tôi từng đọc - những lời hướng dẫn không thể thiếu để tư duy sáng suốt về cõi nhân gian” 

 _Bill Gate

Đã bao giờ bạn cảm thấy thế giới này thật tồi tệ? Tội ác xảy ra ở mọi nơi, trẻ em không được đi học, khủng bố, thiên tai, bệnh dịch,... tràn lan trên các phương tiện truyền thông. Và bạn thầm nghĩ: “Có vẻ như thế giới đang đi xuống”. Sự thật về thế giới - cuốn sách do Hans Rosling, Ola Rosling và Rönnlund đồng sáng tác sẽ khiến bạn có một góc nhìn đúng đắn hơn về nó. 

Bắt đầu bằng mẩu chuyện thú vị về xiếc - sở thích cá nhân của tác giả Hans, ông đánh động người đọc bởi những định kiến sai lầm về thế giới thông qua 10 câu hỏi trắc nghiệm; mà kết quả cho thấy với 12.000 người tại 14 quốc gia, số câu trả lời đúng trung bình là 2/12 câu đầu.

Tại sao lại như vậy? Với lối hành văn dí dỏm cùng những trải nghiệm cá nhân thú vị, tác giả lần lượt giới thiệu mười lý do - mười bản năng ‘khiến ta hiểu sai về thế giới và vì sao thế gian này tốt hơn ta tưởng’.

Mỗi bản năng đều được giải thích cùng dẫn chứng thuyết phục bằng những số liệu và biểu đồ trực quan. Rõ ràng, việc nhận biết và kiểm soát những bản năng này là cần thiết với tất cả mọi người, nhưng riêng với những Nhà Phân tích dữ liệu, tôi cho rằng nó quan trọng hơn cả.

Là những người có nhiệm vụ phân tích, việc bị mười bản năng này chi phối sẽ khiến họ dễ đưa ra những đánh giá sai và luận vội vàng. Thông qua những chia sẻ của Hans, những Nhà Data Analyst sẽ học được cách tỉnh táo hơn trước những biểu đồ thoạt nhìn đơn giản nhưng lại đầy đánh đố - từ đó xây dựng tư duy phân tích thuyết phục hơn, tham khảo cách trực quan hóa dữ liệu cũng như cách phân tích và trình bày ‘insight’ hấp dẫn người nghe.

Sự thật về thế giới là một cuốn sách rất đáng đọc bởi tính thực tiễn cũng như cái nhìn sâu sắc, trực quan nhưng rất ngắn gọn, súc tích về con người, kinh tế, môi trường,... Điều đặc biệt về cuốn sách là phần cuối cùng - khi tác giả gợi ý cho độc giả cách áp dụng những bản năng này vào đời sống thực tế để thu nạp thông tin cách sáng suốt hơn. Với dẫn chứng và số liệu rõ ràng, Hans đã buộc chúng ta phải thừa nhận những cố gắng mà chúng ta đã thực hiện đã và đang mang lại kết quả là một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận những thực trạng xấu xí đang cần được giải quyết…

Ảnh sưu tầm

-Phạm Hồng Trà-

Cách đặt tiêu đề một luận văn

on .

 Crafting a Thesis Title

Có một số nguyên tắc chung cần tuân theo khi viết tiêu đề luận văn:

  • Tiêu đề nên ngắn gọn và rõ ràng.
  • Tiêu đề nên phản ánh chính xác nội dung của luận văn.
  • Tiêu đề nên đủ cụ thể để người đọc có thể hiểu được chủ đề của luận văn.
  • Tránh sử dụng các từ ngữ quá chung chung hoặc mơ hồ.

Tiêu đề của một luận văn thường dài khoảng 10–20 từ, nhưng cũng có thể dao động tùy theo lĩnh vực và phong cách viết.

  • Ngắn gọn: 6-10 từ (thường gặp trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật).
  • Trung bình: 10-15 từ (phổ biến nhất).
  • Dài: 15-20 từ (thường gặp trong khoa học xã hội, nhân văn).

Một số tiêu đề có thể còn dài hơn nếu cần mô tả cụ thể hơn về nghiên cứu, nhưng nên tránh tiêu đề quá dài hoặc phức tạp.

Attachments:
Download this file (Crafting a Thesis Title.png)Crafting a Thesis Title.png[Crafting a Thesis Title]293 kB

Mô tả chi tiết và các tiêu chí của dataset

on .

 Dataset

Các tính chất của 1 dataset là những đặc điểm mô tả tập dữ liệu đó, giúp ta hiểu rõ hơn về bản chất và cấu trúc của nó. 

Dưới đây là một số tính chất quan trọng của một tập dữ liệu:

1. Kích thước:
  • Số lượng bản ghi (samples): Bao nhiêu điểm dữ liệu riêng biệt tồn tại trong tập dữ liệu?
  • Số lượng biến (features): Bao nhiêu thuộc tính hoặc đặc điểm được đo lường cho mỗi bản ghi?
  • Kích thước tập tin: Tập dữ liệu chiếm bao nhiêu dung lượng lưu trữ?

2. Loại dữ liệu:

  • Dữ liệu định lượng: Dữ liệu có thể được biểu diễn dưới dạng số, ví dụ như chiều cao, cân nặng, tuổi tác,...
  • Dữ liệu định tính: Dữ liệu phi số, thường được biểu diễn dưới dạng danh mục, ví dụ như giới tính, màu sắc, loại sản phẩm,...

3. Phân bố dữ liệu:

  • Phân bố đều: Các giá trị dữ liệu xuất hiện với tần suất tương đối bằng nhau.
  • Phân bố lệch: Một số giá trị dữ liệu xuất hiện thường xuyên hơn những giá trị khác.

4. Chất lượng dữ liệu:

  • Tính đầy đủ: Liệu có giá trị nào bị thiếu trong tập dữ liệu hay không? (chú ý, HV thường hay SAI).
  • Tính chính xác: Liệu các giá trị dữ liệu có chính xác và phản ánh thực tế hay không?
  • Tính nhất quán: Liệu các giá trị dữ liệu có được ghi chép theo cùng một định dạng và đơn vị hay không?
  • Tính trùng lặp: Liệu có bản ghi hoặc giá trị nào bị trùng lặp trong tập dữ liệu hay không?
  • Tính đa dạng: vét cạn các trường hợp khả dĩ của các mẫu dữ liệu (chú ý, HV thường hay SAI).
  • Tính tin cậy: nguồn dữ liệu lấy là uy tín.

5. Mối quan hệ dữ liệu:

  • Dữ liệu độc lập: Các bản ghi trong tập dữ liệu không liên quan đến nhau.
  • Dữ liệu có liên quan: Các bản ghi trong tập dữ liệu có mối liên hệ với nhau theo một số cách.

Ngoài ra, một số tính chất khác của tập dữ liệu có thể bao gồm:

  • Nguồn gốc dữ liệu: Tập dữ liệu được thu thập từ đâu?
  • Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu được thu thập như thế nào?
  • Mục đích sử dụng dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng cho mục đích gì?
  • Tính bảo mật dữ liệu: Dữ liệu được bảo vệ như thế nào?

Hiểu rõ các tính chất của tập dữ liệu là rất quan trọng để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả. Việc phân tích các tính chất này có thể giúp ta xác định các vấn đề tiềm ẩn trong dữ liệu, lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp và đưa ra kết luận chính xác từ dữ liệu.

Attachments:
Download this file (Dataset.png)Dataset.png[Dataset]230 kB

GIÁO DỤC MỸ: HỌ DẠY BÀI HỌC CÔ BÉ LỌ LEM NHƯ THẾ NÀY

on .

  •  Giờ học Văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài "Chuyện cô bé Lọ Lem". 
  • Trước tiên, thầy gọi một học sinh lên kể chuyện cô bé Lọ Lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
  • Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện Cô Bé Lọ Lem? 
  • Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ lem Cinderella ạ, và cả hoàng tử nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia đối xử tồi với Cinderella.
  • Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
  • HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo ôi, trông kinh lắm!
  • Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà xuất hiện trước mặt người khác. 
  • Các em gái nghe đây: các em lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người ta có thể ngất lịm đấy. (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp cười ồ lên phấn khích.) 
  • Thầy đặt câu hỏi mới: Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật lòng đấy! 
  • HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội. 
  • Thầy: Vì sao thế? HS: Vì…vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành hoàng hậu. 
  • Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu, chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà thôi. 
  • Bây giờ thầy hỏi một câu khác: Bà mẹ kế không cho Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội? 
  • HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp, lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột thành người hầu của Cinderella. 
  • Thầy: Đúng, các em nói rất đúng! Các em thử nghĩ xem, nếu không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ hội được, phải không? 
  • HS: Đúng ạ! 
  • Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có thể về nhà được không? 
  • HS: Không ạ! 
  • Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em cần chú ý: dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng tốt. 
  • Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không? 
  • HS: Không ạ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu. 
  • Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự vũ hội của hoàng tử? 
  • HS: Chính là Cinderella ạ. 
  • Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những điều ấy cũng chẳng thể làm cản trở Cinderella biết tự thương yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào? 
  • HS: Phải biết yêu chính mình ạ! 
  • Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội. Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử, chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng không?
  • HS: Đúng ạ, đúng ạ! 
  • Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có chỗ nào chưa hợp lý không? 
  • HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ. 
  • Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô bé Lọ Lem) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. 
  • Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này trong số các em có ai muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô Bé Lọ Lem! Các em có tin như thế không? 
  • Tất cả học sinh vỗ tay reo hò hoan hô.
... 
(Sưu tầm)