NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Các doanh nghiệp Việt Nam đem gì đến Diễn đàn CNTT ASOCIO 2014?

on .

ICTnews - Hôm qua, 29/10/2014, Diễn đàn cấp cao CNTT Việt Nam ASOCIO 2014 chính thức khai mạc tại Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu những sản phẩm nổi bật của mình với bạn bè khu vực và thế giới.

Diễn đàn Cấp cao CNTT và Truyền thông châu Á - châu Đại Dương (ASOCIO ICT Summit 2014) là sự kiện thường niên và quan trọng về các vấn đề CNTT trong khu vực. Diễn đàn lần này được tổ chức tại Việt Nam chính là cơ hội cho các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam giới thiệu những sản phẩm CNTT của mình tới bạn bè trong khu vực và trên thế giới.

Hãy cùng ICTnews điểm qua những sản phẩm CNTT tiêu biểu các đơn vị đem đến ASOCIO ICT Summit 2014:

Viettel đã mang đến ASOCIO ICT Summit 2014 giải pháp áp dụng CNTT vào các lĩnh vực như Giao thông, Du lịch, Nông nghiệp, Giáo dục và Y tế.

VNPT giới thiệu giải pháp phát triển CNTT cho giáo dục và hệ thống dịch vụ công.

F-Soft đem đến hệ thống giao tiếp thông minh.

Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC đưa CNTT vào truyền hình, truyền thông và thương mại điện tử.

Công ty phần mềm Seta International đem đến những dịch vụ liên quan đến CNTT như: thiết kế đồ họa, thiết kế website, đào tạo tin học, tư vấn CNTT.

Giải pháp OEP của Công ty phần mềm Hanel.

Công ty phần mềm AdvanTech giới thiệu hệ thống phần mềm ứng dụng mô phỏng thực tế.

Tạp chí Nhịp Sống Số góp phần truyền tải thông tin về CNTT tới đông đảo mọi người.

Công ty truyền thông Chunghwa Telecom Đài Loan cũng tham gia Diễn đàn lần này với công nghệ giao tiếp thông minh.

Bản đồ đại học tỷ phú

on .

Có phải những người siêu giàu thường được ăn học đàng hoàng hơn? Hay họ là những người dũng cảm bỏ học để tập trung vào việc kinh doanh kiếm tiền?

  

Top 10 trường “đại học tỷ phú”:
1. University of Pennsylvania;
2. Harvard University;
3. Yale University;
4. University of Southern California;
5. Princeton University;
6. Cornell University;
7. Stanford University;
8. University of California, Berkeley;
9. University of Mumbai;
10. London School of Economics.

Theo một điều tra toàn cầu, gần 2/3 các tỷ phú USD có bằng đại học. Điều đó có nghĩa rằng ngay cả đối với các nước nơi sinh viên có trình độ chuyên môn cao, các tỷ phú cũng chủ yếu là những người đã theo học đại học. Tại Anh, hơn 4/5 tỷ phú đã học đại học.

Cái nhìn về trình độ học vấn của các tỷ phú vừa được đưa ra trong khảo sát Wealth-X và UBS Billionaire Census, do Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) và Công ty Tình báo tài chính Wealth-X có trụ sở ở Singapore hợp tác sản xuất. Khảo sát điều tra về tài sản và hậu trường của hơn 2.300 tỷ phú (có tài sản ít nhất 1 tỷ USD) khắp thế giới. Kết quả khảo sát cho thấy không có nhiều tỷ phú thất học như một số người vẫn đồn thổi. Ngoài việc phần đông tỷ phú đều học đại học, có tới 1/4 tỷ phú có trình độ sau đại học và hơn 10% có bằng tiến sĩ.

“Bản đồ đại học tỷ phú” cũng cho thấy những tỷ phú USD rất có thể đã theo học ở những trường danh giá nhất. Top 20 trường đại học hàng đầu các tỷ phú toàn cầu từng theo học có đa số là các trường, viện danh giá ở Hoa Kỳ, chiếm tới 16 vị trí. Dẫn đầu danh sách này là Đại học Pennsylvania tiếp đó là Harvard, Yale, Southern California, Princeton, Cornell và Stanford. Và cách kiếm tiền phổ biến nhất của giới tỷ phú là trong lĩnh vực tài chính, thông qua các thị trường tài chính, ngân hàng và đầu tư.

Nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy vị trí địa lý của các siêu giàu đang thay đổi. Như Đại học Mumbai của Ấn Độ ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng. Anh chỉ có 1 trường đại học trong danh sách này, là Trường Kinh tế London, ở vị trí thứ 10, các đại học trứ danh như Oxford hay Cambridge không có mặt. Dù các trường ở Hoa Kỳ chiếm đa số, nhưng không có nghĩa Hoa Kỳ “sản xuất” nhiều tỷ phú hơn. Hơn 1/4 những tỷ phú từng theo học ở các trường đại học Hoa Kỳ đến từ các nước khác. Tỷ lệ này lên tới 39% đối với trình độ trên đại học.

 

Đại học Pennsylvania, nơi cho ra lò nhiều tỷ phú nhất thế giới.

Trong các hoạt động từ thiện của giới tỷ phú, giáo dục chiếm một phần lớn. Hơn 1/2 số tỷ phú toàn cầu tham gia vào các dự án từ thiện và phần lớn nhất là giáo dục, trong đó giáo dục ở trình độ cao có phần nổi trội. Điều này giải thích tại sao Đại học Harvard có thể huy động tới 6,5 tỷ USD.

Khảo sát cũng cho thấy những người siêu giàu thường tập trung ở một số thành phố nhất định. Hơn 40% tỷ phú châu Âu sống trong 10 thành phố, dẫn đầu là Moscow và London. Trên toàn cầu, New York là nơi có nhiều tỷ phú nhất. Khảo sát cũng cho thấy một số thực tiễn ngược đời. Chẳng hạn, Nigeria là nơi trẻ em thất học nhiều nhất, nhưng lại là nơi có nhiều tỷ phú nhất ở châu Phi.

Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu toàn cầu của các tổ chức như OECD chỉ ra rằng học đại học đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao cơ hội tìm được một việc làm lương cao. Những nghiên cứu như vậy đã bác bỏ ý tưởng rằng không học đại học có thể là một động thái thông minh hơn, hay giá trị của văn bằng đại học không bằng giá trị tiền học phí.

Frank Furedi, tác giả của nghiên cứu mới nhất, cho biết một trong những bí mật lớn là sự gia tăng cách biệt giữa các đại học top đầu và phần còn lại. “Các đại học hàng đầu đã trở thành những sân chơi toàn cầu nơi những gương mặt tài ba hội tụ” - GS. Furedi nói.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Ban-do-dai-hoc-ty-phu/107/15150660.epi

Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2014 vào vòng chung kết

on .

Sau một thời gian tuyển chọn, Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng 2014 đã chọn được 50 gương mặt xuất sắc nhất để vào vòng chung kết. 

Các  thí sinh lọt vào top 50 vòng chung kết cuộc thi Nữ sinh viên Việt Nam duyên dáng ra mắt báo chí vào sáng ngày 29-10. Ảnh: H.Lê

Chương trình diễn ra từ ngày 27-10 đến 2-11 tại TP.HCM.

Trong tám ngày này, 50 thí sinh sẽ tập trung tại ngôi nhà chung và tham gia nhiều hoạt động do ban tổ chức cuộc thi quy định như đi xe đạp vì môi trường, thi Anh văn, tham gia hoạt động xã hội...

Đêm chung kết và trao giải cuộc thi diễn ra ngày 2-11 tại Nhà hát Hòa Bình, truyền hình trực tiếp trên kênh Today TV.

Các thí sinh sẽ tham gia ba phần thi gồm: trình diễn áo dài, trình diễn trang phục dạ hội và top 5 của cuộc thi sẽ tham gia thi ứng xử để phân định các ngôi vị hoa khôi (giải thưởng trị 200 triệu đồng), á khôi 1 (100 triệu đồng) và á khôi 2 (50 triệu đồng). 

Đặc biệt, ba thí sinh đoạt giải sẽ được tham gia hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương ra thăm Trường Sa năm 2015 do Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Top 10 của cuộc thi sẽ là đại biểu khách mời dự Đại hội đại biểu toàn quốc Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2014- 2019...

H.LÊ
 
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20141029/nu-sinh-vien-viet-nam-duyen-dang-2014-vao-vong-chung-ket/664618.html

Bạn cần bao nhiêu chiếc máy tính cho mình?

on .

Xung quanh bạn có nhiều loại máy tính khác nhau được cấu thành bởi hàng loạt yếu tố và câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu trong số đó đáp ứng nhu cầu cá nhân và công việc.

 

Khi mà đối với đại đa số người tiêu dùng, từ "máy tính" được cho là đồng nghĩa với PC để bàn, thì đáp án của câu hỏi trên sẽ không có dù bạn có cần một cái máy tính hay không. Nếu bạn cần máy tính, nó sẽ nằm ở trên bàn làm việc hay ở nhà để đáp ứng mục đích cá nhân. Rất ít người cần sử dụng nhiều hơn một chiếc máy tính.

Theo quan điểm của nhiều người thì máy tính đồng nghĩa với PC để bàn

Tuy nhiên, khi laptop ra đời, đột nhiên người ta có lý do để sở hữu thêm một cái máy tính nữa mà cũng dùng chung mục đích. Một cái để trên bàn trong khi cái kia được xách theo bên người. Việc này đòi hỏi một vài sự sắp xếp. Các file phải thường xuyên phải được chép qua máy tính cá nhân một cách thủ công bằng các đĩa mềm hay USB. Qua một thời gian, những chiếc laptop ngày càng nhiều chức năng khiến ít nhất một số người từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng máy tính để bàn, thay vào đó là bộ sạc khi đi làm hay ở nhà để tăng thời gian sử dụng laptop. Vì thế, laptop đã từ một thiết bị thứ yếu trở thành một thiết bị cơ bản, hay thậm chí là chiếc máy tính duy nhất được sử dụng cho công việc hay nhu cầu cá nhân.

Khi mà smartphone lần đầu tiên ra mắt, nó đã đóng vai trò tương tự như laptop thời đầu - một cái máy tính thứ hai trong cuộc sống con người. Những chiếc smartphone đời đầu được sử dụng rất hạn chế, nó chỉ cho phép làm việc hiệu quả với email cơ bản và những việc tương tự. Nó thay thế được rất ít chức năng của laptop.

Tuy nhiên, khi smartphones phát triển, chúng dần dần trở thành những chiếc máy tính bỏ túi, ít nhất về cơ bản có thể sao chép nhiều chức năng tương tự của laptop. Smartphone trở thành một thiết bị thứ yếu, nhưng một lần nữa cũng trở thành một vật chủ yếu, bất ly thân trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi đã được thêm nhiều chức năng hơn. Những chiếc smartphone hiện nay được sử dụng để thực hiện rất nhiều việc, còn laptop được dùng với mục đích hỗ trợ thêm.

PC, laptop, máy tính bảng và smartphone đang cho người dùng sự lựa chọn phong phú.

Năm 2010, Apple đã đổi mới máy tính bảng bằng iPad và giới thiệu thêm một chiếc máy tính khác cho đủ bộ. Những người đã từng dùng smartphone và laptop có thêm một chiếc máy tính nữa để xài, được tối ưu hóa trong mọi hoàn cảnh và công việc, cung cấp một màn hình lớn hơn smartphone, chia sẻ nhiều tính năng như smartphone như khả năng linh động trong việc di chuyển, bản chất nhanh gọn, và hệ điều hành touch-based (chạm màn hình). Thoạt đầu có nhiều tranh cãi về việc một người bình thường bị đặt vào thế sở hữu đến ba thiết bị khác nhau chỉ dùng cho công việc cá nhân. Trong một vài trường hợp, người ta hóa giải tình huống này bằng cách chấp nhận dùng một cái tablet như một thiết bị cơ bản, thay thế laptop một cách hiệu quả cũng giống như cách laptop đã từng thế chân máy tính để bàn.

Thiên hướng cố gắng quay về với hai chiếc máy tính dùng cho mục đích cá nhân là một lựa chọn đầy đủ, vừa linh động lại phù hợp với ngân sách. Phần lớn các doanh nghiệp và người tiêu dùng vất vả trong việc cân đối để mua ba thiết bị khác nhau về cơ bản nhằm thực hiện những nhiệm vụ tương tự nhau.

Mặc dù một vài người tìm cách thỏa hiệp bằng cách chọn một cái tablet thay cho một cái laptop, thì những người khách giải quyết vấn đề bằng cách khác là quay về với chiếc laptop đầy đủ chức năng hơn và từ từ không dùng tablet nữa. Những năm trước là khoảng thời gian thí nghiệm dành cho người tiêu dùng khi mà họ kiểm tra liệu tablet có phù hợp với đời sống như một thiết bị thiết yếu hay không hay là chỉ là phụ trợ, hay là chẳng là gì cả. Sự nổi lên của các thiết bị hai trong một và Microsoft Surface là những nỗ lực để giúp người tiêu dùng giải tỏa sự phân vân bằng cách tìm ra một cách dàn xếp giữa hai yếu tố cấu thành, mặc dù sớm muộn gì thì những thiết bị này cuối cùng cũng hòa hợp các chức năng mà thôi.

Thêm vào mớ hỗn độn này là "phablet"- một smartphone màn hình rộng, nằm giữa với ranh giới không chính thức giữa smartphone và tablet với màn hình 5,5 inch hoặc lớn hơn. Trong một số trường hợp, người sử dụng đang giải quyết sự lựa chọn của mình bằng cách tăng kích cỡ smartphone , cho phép một chiếc smartphone có thể hấp thu một số chức năng của table trong khi những người khác dùng laptop mà không nghĩ tablet có vai trò gì. Sự đe dọa của phablet đối với tablet có thể trở thành hiện thực và cụ thể là những chiếc iPhone lớn hơn của Apple đang đe dọa đối với chính iPad của hãng.

iPhone 6+ đang đe dọa chính đàn anh máy tính bảng iPad của mình.

Trong lịch sử của mình, Apple đã quyết định vai trò thích hợp hơn của iPad là ở trong thế giới đa phương tiện, đặc biệt là ở trong trường hợp của iPhone 6 và 6+ mới được tung ra gần đây. Việc Apple đưa ra những lý do mới thuyết phục người ta chọn iPad đễ hỗ trợ cho iPhone và các dòng máy Mac quan trọng như thế nào? Phần cứng của chiếc iPad mới năm ngoái là một bước tiến đáng kể với chiếc iPad Air được thiết kế mỏng hơn, nhẹ hơn những phiên bản trước. Nhưng nó vẫn chưa tạo ra đột phá trong doanh thu. Vòng đời thay thế iPad chỉ là một phần của lý do doanh thu kém. Apple đang dần cắt giảm iPad và tăng cường cải tiến iPhone và các dòng Mac.

Câu hỏi đặt ra cho vấn đề này là liệu trên thực tế, iPad có chiếm một vị thế như iPod- đặc biệt hấp dẫn một thời, nhưng đã được sắp xếp để bị thay thế bởi các thiết bị khác trên một vài khía cạnh, như iPhone chẳng hạn. Điều này nghe có vẻ kì cục vì thứ tự tung ra thị trường của chúng (chúng ta nên lưu ý rằng khái niệm làm việc với iPad đã bắt đầu trước khi người ta sử dụng iPhone để làm việc).

Nhưng khi Apple đã dần dần cho ra mắt các thiết bị cá nhân, mọi người dần hướng sự chú ý đến những thiết bị mới hơn, mang tính cá nhân hơn, ngay cả thứ tự ra mắt theo sắp xếp của iPad không đúng cho lắm. Nếu iPhone lấn át doanh thu của iPad, thì Apple cũng chẳng thiệt hại gì mà còn thu về nhiều hơn (cả doanh thu trên số lượng và lợi nhuận biên), trừ việc nó buộc công ty phải dựa vào một dòng sản phẩm duy nhất để phát triển doanh thu lẫn lợi nhuận. Nhưng trong tương lai vài năm nữa, Apple có lẽ phải quyết định cần tích cực khuyến khích sự lấn át đó như thế nào

Cuối cùng, hãy nói đến Apple Watch, dòng sản phẩm cá nhân mới nhất và là chiếc máy tính "thân thiết với người dùng" của Apple:

Apple Watch không giống những chiếc đồng hồ thông minh khác trên thị trường, không chỉ nhờ góc cạnh mang tính thời trang riêng biệt nào đó, mà còn nhờ việc nó sắp xếp công việc như một cái máy tính, với tiềm năng lớn là các phiên bản trong tương lai sẽ còn có những tính năng vượt trội hơn. Thời gian qua đi, Apple Watch sẽ hoàn toàn có thể trở thành một chiếc máy tính thiết yếu trong cuộc sống của con người giống như cách mà laptop và smartphone đã làm được.

iPhone 6 và Apple Watch

Thỉnh thoảng chúng ta nghĩ về những tình huống sẽ xảy ra, khi mà những chiếc smartphone truyền thống chưa sẵn sàng để thay thế laptop. Nhưng ta có thể dễ dàng thấy trước tương lai trong vài năm tới. Điều này có vẻ đặc biệt hợp lý khi bạn còn nhớ về sự phân tán giữa input, output và bộ vi xử lý trong thiết bị nhỏ, như Apple Watch có thể dùng năng lượng xử lý bên ngoài, input và output để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Tuy nhiên, một lần nữa câu hỏi về việc chúng ta cần bao nhiêu cái máy tính lại được đặt ra. Chúng ta từng nghĩ sẽ không có câu trả lời trong khi bây giờ, bây giờ câu trả lời có vẻ là gần đúng nhất là 2 cái, có khi lên đến 3. Với những loại đồng hồ như Apple Watch đang lưu hành trên thị trường, một số người có lẽ dùng đến 4 cái. Nhưng khi thời gian trôi qua, sự bối rối không thể tránh khỏi vì dùng quá nhiều thiết bị cá nhân sẽ lại xảy ra và mọi người sẽ phải tự cố gắng loại bỏ bớt ít nhất là một vài thứ trong số họ đang dùng, để chỉ tập trung dùng một hay hai thứ gì đó.

Sẽ rất thú vị khi biết được mọi người sẽ chọn hay bỏ thứ gì đó.

Theo PC World VN

Nguồn: http://www.baomoi.com/Ban-can-bao-nhieu-chiec-may-tinh-cho-minh/136/15147854.epi

CNTT mang cơ hội đến cho mọi người, mọi quốc gia

on .

(Chinhphu.vn) - Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam công nghệ thông tin có thể giúp mọi cá nhân tìm thấy cơ hội của mình. Những quốc gia rất phát triển về KHCN hay đang phát triển, còn rất nghèo đều có thể bằng CNTT để nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: CNTT phát triển quá nhanh và chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Nếu lỡ 1 năm trước đây chúng ta có thể lấy lại được bây giờ chỉ cần lỡ 1 tháng, 1 ngày thì thậm chí không lấy lại được. Ảnh: VGP/Đình Nam

Trao đổi với 700 đại biểu trong phiên khai mạc Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam-ASOCIO 2014, sáng 29/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển là không thể đảo ngược, còn rất nhiều vấn đề, nguy cơ xung đột tiềm ẩn, dịch bệnh, biến đổi khí hậu đòi hỏi mỗi quốc gia, khu vực phải tìm ra động lực phát triển mới.

Quan điểm chung được chia sẻ là phải tăng cường liên kết giữa các quốc gia, các châu lục, để cùng chia sẻ trách nhiệm và tận dụng cơ hội. Từng nền kinh tế, thậm chí mỗi một ngành sản xuất, đơn vị sản xuất phải không ngừng đổi mới, tái cấu trúc. Đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phát triển và đổi mới công nghệ để phát huy sáng tạo của từng cá nhân và của toàn xã hội. Trong đó, CNTT có vai trò vô cùng quan trọng.

Điểm lại quãng thời gian từ sự ra đời của chiếc máy tính đầu tiên, bộ nhớ đầu tiên được chế tạo cách đây 60-70 năm cho đến khi các mạng máy tính đầu tiên được kết nối (ARPANET, Nescape Navigator), Phó Thủ tướng cùng các đại biểu cùng thống nhất về sự phát triển như vũ bão của CNTT.

“Trước đây không ai có thể tưởng tượng được rằng một người ở bên này bán cầu có thể nhìn, nói chuyện, làm việc trực tiếp với người bên kia bán cầu. Mỗi một ngày, mỗi một năm có hàng triệu, hàng tỷ email trao đổi trên thế giới. Cứ khoảng 10 tiếng đồng hồ lượng thông tin trao đổi qua mạng Internet nhờ CNTT bằng toàn bộ lịch sử cộng lại.

CNTT phát triển quá nhanh và chúng ta không thể đứng ngoài cuộc. Nếu lỡ 1 năm, trước đây chúng ta có thể lấy lại được còn bây giờ chỉ cần lỡ 1 tháng, 1 ngày thì thậm chí không lấy lại được”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Không còn giới hạn ứng dụng trong quân sự, vũ trụ, mà CNTT đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, đem lại cơ hội phát triển cho mọi cá nhân dù có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, mọi quốc gia dù đang ở các trình độ phát triển. Điển hình là ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất nông nghiệp được coi là một chủ đề thảo luận chính trong diễn đàn

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tỏ ra rất tâm đắc với câu chuyện chủ một trang trại nuôi gà bằng những bản nhạc được tải từ trên Internet để nâng năng suất thịt và trứng.

Điều đó cho thấy, CNTT trong nông nghiệp không còn giới hạn các hệ thống censor, để làm chủ quá trình tưới bón, chăm sóc nông nghiệp hay dùng vệ tinh để đo đất, đo rừng, kiểm soát khí hậu, mà đã đi vào đời thường, mọi ngõ ngách trong nông thôn, nông nghiệp. Bây giờ lên mạng mọi người có thể tìm thấy bất cứ thứ gì, mua, bán từ những thứ nhỏ nhất, tìm thấy tất cả thông tin liên quan đến cây trồng vật nuôi mà họ mong muốn.

Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “CNTT là động lực của động lực. Tất cả những động lực mà mọi người đều nói sẽ không thể như nó vốn có nếu không có CNTT.

Sự hội tụ ngẫu nhiên nhưng cũng là tất yếu của mạng xã hội, di động cá nhân, những ứng dụng phân tích và điện toán đám mây chắc chắn sẽ tạo ra nền tảng phát triển mới mà ở đó mọi giá trị cá nhân sẽ được phát huy tối đa.

Từ nông dân đến người làm khoa học, từ người có điều kiện về vật chất, giáo dục đến những cháu bé bị khuyết tật đều có thể tìm thấy cơ hội của mình. Từ những quốc gia đã rất phát triển về KHCN hay đang phát triển và còn rất nghèo đều có thể bằng CNTT để nâng cao sức cạnh tranh, đóng góp nhiều hơn cho mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu”.

Đây chính là cơ hội của châu Á, châu Đại Dương, khu vực không chỉ đông dân nhất thế giới mà còn đang được đánh giá là năng động nhất.

Với nhiều nền văn hóa khác nhau, mức độ phát triển của các quốc gia cũng khác nhau, châu Á đang đứng trước cơ hội phát triển cùng với toàn thế giới.

Những nước đang phát triển rất cần sự hợp tác, liên kết, rất cần công nghệ từ các nước phát triển nhưng ngược lại đây là thị trường to lớn với rất nhiều tiềm năng.

Diễn đàn ASOCIO một lần nữa minh chứng rằng các quốc gia hãy bắt tay nhau, các ngành nghề hãy sát cánh cùng nhau, công nghệ nói chung, đặc biệt CNTT sẽ mở ra một sự liên kết không giới hạn về thời gian, không gian, tạo cơ hội cho tất cả mọi cá nhân, trong đó đặc biệt là những người vốn từ trước đến nay chịu nhiều thiệt thòi như những người nông dân có thể vươn lên, được chia sẻ thành tựu phát triển.

Bên cạnh đó, các đại biểu dự diễn đàn cũng dành mối quan tâm không nhỏ đến nguy cơ an toàn, an ninh thông tin của cá nhân, từng tổ chức kinh tế, thậm chí ở phạm vi quốc gia và toàn thế giới.

Theo một ước tính, tin tặc và những người đang gây mất an toàn trên mạng gây thiệt hại khoảng 400-600 tỷ USD/năm. Vì vậy, nếu việc đẩy mạng ứng dụng CNTT trong tất cả các mặt của đời sống không gắn với ngăn chặn những hành vi gây mất an toàn, an ninh mạng thì hậu quả sẽ khôn lường.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng những nỗ lực của cộng đồng CNTT để cảnh báo, xử lý kịp thời hành vi của mọi thế lực gây mất an toàn, an ninh thông tin, góp phần tiếp tục khơi dậy được nguồn sáng tạo, chắp cánh ước mơ, để các quốc gia, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và tới một tương lai tươi đẹp. Người dân được thụ hưởng nhiều hơn từ những gì do CNTT mang lại.

Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam-ASOCIO 2014 là sự kiện quốc tế lớn nhất về CNTT khu vực châu Á, châu Đại Dương. Sau 11 năm, đây là lần thứ 2 Việt Nam giành được quyền đăng cai tổ chức sự kiện quan trọng này thu hút sự tham gia của hơn 700 đại biểu. Ảnh: VGP/Đình Nam

Chủ tịch ASOCIO, ông Abdulah Kafi trong phát biểu tại Diễn đàn đã ca ngợi “Việt Nam là câu chuyện thành công tiêu biểu của khu vực châu Á, châu Đại Dương. Ngành CNTTviễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu khu vực”.

Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa): “Vietnam-ASOCIO ICT Summit 2014 là cơ hội rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam chứ không chỉ riêng của lĩnh vực CNTT-Truyền thông. Các đại biểu tại Diễn đàn đều thống nhất tầm nhìn CNTT là phương thức phát triển mới, là cơ hội và nền tảng thiết yếu cho mỗi quốc gia phát triển, là con đường nhanh nhất vươn đến sự thịnh vượng”.

Với chủ đề “CNTT-phương thức phát triển mới kinh tế-xã hội và tái cấu trúc nông nghiệp”, Diễn đàn là cơ hội để các đại biểu cùng chia sẻ, tiếp cận những kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển, ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực từ nông nghiệp, giao thông, y tế, kinh tế, xã hội đến thể chế v.v… với mục đích phát huy sức mạnh của CNTT nâng cao mức sống cho người dân, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.

Khách mời Danh dự của Diễn đàn, Cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cho biết, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản năm nay đã triển khai sáng kiến “Chiến lược chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”, đưa công nghệ Nhật Bản ra nước ngoài. Việt Nam và Nhật Bản là đối tác chiến lược của nhau, Việt Nam có thể tiếp nhận các ứng dụng CNTT tiên tiến của Nhật.

Sau Phiên khai mạc trong thể, Diễn đàn đã chia ra nhiều cuộc tọa đàm chuyên đề về: CNTT-Tái cấu trúc nông nghiệp; CNTT-Phương thức phát triển mới nâng cao hiệu quả dịch vụ công; S.M.A.C - Nền tảng công nghệ phát triển thông minh.

Đình Nam

Nguồn: http://www.baomoi.com/CNTT-mang-co-hoi-den-cho-moi-nguoi-moi-quoc-gia/76/15145839.epi