NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Mã độc tống tiền vẫn là mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp

on .

Trong nửa đầu năm 2024, hàng loạt vụ tấn công ransomware (mã độc tống tiền) nổi lên mạnh mẽ nhắm vào các doanh nghiệp trọng yếu tại Việt Nam, gây ra thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp và cộng đồng....

Mã độc tống tiền đang ngày càng nở rộ - Ảnh minh họa.

Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp bị buộc phải trả khoản tiền chuộc lớn để lấy lại dữ liệu và khôi phục hệ thống, làm mất lòng tin của khách hàng và đối tác. Thiệt hại không chỉ dừng lại ở kinh tế mà còn ảnh hưởng lâu dài đến uy tín và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo Chi hội An Toàn Thông tin phía Nam (VNISA phía Nam), các cuộc tấn công ransomware đã làm tê liệt hệ thống thông tin, gián đoạn hoạt động vận hành và kinh doanh và gây ra tổn thất tài chính đáng kể.

Tại hội thảo "Ransomware - Một phương thức tấn công chưa bao giờ cũ" do Chi hội An Toàn Thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Lã Mạnh Cường, Phó Chủ tịch Nghiên cứu và Phát triển, Tổng Giám Đốc OPSWAT Việt Nam, cho biết nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp tại Việt Nam trở thành mục tiêu của tội phạm mạng là do sự chuẩn bị chưa đầy đủ về hệ thống phòng thủ an ninh mạng để bảo vệ hệ thống mạng trọng yếu của mình trước các cuộc tấn công tinh vi.

Theo ông Cường, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam chưa đầu tư đủ nguồn lực để triển khai các biện pháp bảo mật hiệu quả. Thêm vào đó, việc sử dụng phần mềm không có bản quyền, không được cập nhật thường xuyên. Đồng thời, thiếu nhận thức về an ninh mạng trong cộng đồng doanh nghiệp cũng góp phần làm gia tăng nguy cơ bị tấn công.

Báo cáo của Trend Micro cho thấy trong nửa đầu năm 2023, các cuộc tấn công ransomware tăng 50% so với năm trước. Tình trạng này đang diễn ra theo chiều hướng đi lên của số lượng các cuộc tấn công cũng như quy mô của chúng. Hầu hết các cuộc tấn công ransomware hiện nay liên quan đến việc lấy cắp dữ liệu cá nhân hoặc dữ liệu thương mại nhạy cảm để tống tiền. Điều này làm tăng chi phí và độ phức tạp của sự cố, đồng thời gây ra nguy cơ tổn hại danh tiếng lớn hơn.

Ông Lê Minh Nghĩa, Chuyên gia tư vấn bảo mật, Trend Micro, nhận định: “Bên cạnh đó, kẻ tấn công đang khám phá cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự hóa và tăng tốc tần suất tấn công, tạo ra mã độc hiệu quả hơn và thực hiện lừa đảo qua email. Kết hợp với sự phát triển của thiết bị di động kết nối và IoT (Internet of Things) thông qua 5G, khả năng tấn công qua mạng sẽ càng gia tăng trong tương lai".

Để phòng thủ chống lại ransomware, Trend Micro cũng đã phát triển đến hai giải pháp đa lớp thế hệ mới, không chỉ là các giải pháp phòng, chống mà còn bảo mật và sao lưu dữ liệu an toàn, đây cũng chính là tuyến phòng thủ hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống ransomware.

Theo Trend Micro, khôi phục dữ liệu khi bị ransomware tấn công không hề dễ dàng nhưng với các giải pháp sao lưu và bảo vệ dữ liệu tiên tiến nên doanh nghiệp và tổ chức có thể nhanh chóng quay lại hoạt động sau khủng hoảng.

Ông Ngô Vi Đồng, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Chủ tịch VNISA phía Nam, kỳ vọng bên cạnh việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật để cải thiện quản trị an ninh, kinh nghiệm triển khai thực tiễn về chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với các cuộc tấn công ransomware. Từ đó, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dự phòng và phục hôi sau thảm họa (DRP) để giảm thiểu gián đoạn hoạt động do ransomware gây ra.

Vân Nguyễn

Nguồn: https://baomoi.com/ma-doc-tong-tien-van-la-moi-de-doa-lon-doi-voi-doanh-nghiep-c49442958.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share

Mỹ và châu Âu ký công ước đầu tiên trên thế giới về tiêu chuẩn AI

on .

Mỹ, Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) được cho sẽ đặt bút ký công ước đầu tiên trên thế giới về sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Tờ Financial Times đưa tin, công ước này là kết quả đàm phán, soạn thảo của hơn 50 quốc gia, bao gồm cả Canada, Israel, Nhật Bản và Australia trong suốt hai năm qua.

Một quan chức Mỹ nói rằng nước này “cam kết sử dụng công nghệ AI tôn trọng quyền lợi hợp pháp của công dân, cũng như các giá trị xã hội”.

Đây là thỏa thuận đầu tiên “có hiệu lực thực sự trên toàn cầu, bao gồm nhiều quốc gia khác biệt” có liên quan đến công nghệ AI.

Hướng học sinh chọn môn học, thi theo nhu cầu nguồn nhân lực

on .

Việc học sinh lựa chọn môn học và thi tốt nghiệp THPT không chỉ ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy và học ở trường phổ thông mà lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của đất nước

XU HƯỚNG CHỌN TỔ HỢP KHXH TĂNG ĐỂ LỢI THẾ CHO TỐT NGHIỆP

Từ năm 2017, thi THPT quốc gia có 3 môn thi bắt buộc là toán, ngữ văn và ngoại ngữ. Ngoài ra, học sinh (HS) được lựa chọn một trong hai tổ hợp khoa học tự nhiên (KHTN - lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (KHXH - sử, địa, giáo dục công dân). Với quy định môn thi và bài thi mới này, mọi người hy vọng HS sẽ chọn tổ hợp KHTN nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu đào tạo ở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực.

Hướng học sinh chọn môn học, thi theo nhu cầu nguồn nhân lực- Ảnh 1.
 
 

 

Gã khổng lồ' viễn thông Nhật tăng cường sử dụng công nghệ AI

on .

Softbank và Avatar Inn sẽ hợp tác để cung cấp 'Dịch vụ khách hàng' sử dụng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ngành đang thiếu hụt lao động.

Softbank cùng với các đối tác đầu tư vào Avatar In - một công ty khởi nghiệp phát triển robot liên kết. (Nguồn: nikkei)

Ngày 18/7, “gã khổng lồ” viễn thông Nhật Bản - Softbank thông báo đã cùng với các đối tác đầu tư tổng cộng 3,7 tỷ yen (23,5 triệu USD) vào Avatar In - một công ty khởi nghiệp phát triển robot liên kết với Tập đoàn ANA (ANAHD).

Softbank và Avatar Inn sẽ hợp tác để cung cấp “Dịch vụ khách hàng” sử dụng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ngành đang thiếu hụt lao động.

Ngoài Softbank, các công ty đã đầu tư vào Avatar Inn bao gồm Omron Ventures, San-ai Obbli, Fuyo Sogo Lease, Ngân hàng Mizuho và Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust.

Kết hợp với các khoản đầu tư từ ANA, Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và Ngân hàng Mitsubishi UFJ, tất cả đều là nhà đầu tư trước đó, tổng số tiền tài trợ sẽ là 7,7 tỷ yen.

Avatar In là một công ty khởi nghiệp từ ANAHD thành lập năm 2020 và đang phát triển robot “Newme.” Newme được trang bị bánh xe và có thể di chuyển tự do. Robot có màn hình hiển thị khuôn mặt người thật và có thể hướng dẫn, cũng như thực hiện dịch vụ khách hàng từ xa.

Avatar In sẽ chuyển đổi các kỹ năng và bí quyết của nhân lực trong tất cả các ngành thành dữ liệu sử dụng AI, đưa vào New Me, sau đó cung cấp “Dịch vụ khách hàng sử dụng robot” cho các ngành đang thiếu lao động.

SoftBank sẽ xem xét cung cấp cho Avatar In công nghệ như mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), nền tảng của AI tạo sinh và sẽ hỗ trợ phát triển AI tiên tiến có thể xử lý nhiều dữ liệu khác nhau cùng một lúc. Công ty cũng cung cấp mạng tiêu chuẩn truyền thông tốc độ cao 5G./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn:https://baomoi.com/ga-khong-lo-vien-thong-nhat-tang-cuong-su-dung-cong-nghe-ai-c49672084.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share