NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

9 thử thách phải vượt qua khi bạn là sinh viên

on .

Khi trở thành sinh viên hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn nhiều khó khăn và thử thách. Đó sẽ là những điều bạn phải cố gắng vượt qua để có thể vươn tới thành công.

1. Cuộc sống và gia đình

Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.

2. Học tập và thi cử

Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi “liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?”



3. Vừa học vừa làm

Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để các bạn cố gắng học tập tốt hơn.

4. Tình bạn

Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm được một người bạn “tri kỉ” để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.

5. Sự hối tiếc

Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những lúc họ cần mình chia sẻ nhất…

6. Ăn uống

Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng tiền “cạn” phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm lại ăn mì tôm trừ bữa. Điêp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn uống.


7. Giá cả và chi tiêu

Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm. Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả… Có thể khẳng định, tiền bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.

8. Những nỗi mặc cảm

Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu nghèo… Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt qua.

9. Học thêm

Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,… Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.

Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua. Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa.”
 
Nguồn: http://www.baomoi.com/9-thu-thach-phai-vuot-qua-khi-ban-la-sinh-vien/59/15140734.epi

Canada hỗ trợ VN cải thiện chất lượng đào tạo

on .

Sáng 28-10, lãnh đạo ĐHQG HCM gặp gỡ đại diện Sứ quán Canada, Bộ GD-ĐT... để triển khai bản ghi nhớ hợp tác về Dự án kỹ năng nghề nghiệp VN (VSEP).

 
Cuộc họp ban chỉ đạo triển khai dự án kỹ năng nghề nghiệp sáng 28-10. - Ảnh: CTV

Cuộc gặp còn có đại diện ba địa phương Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang.

Theo PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - các chương trình đào tạo ĐH, CĐ còn nặng về lý thuyết, ít tính ứng dụng và thường thiếu hẳn phần kỹ năng thực hành, ứng dụng vào nghề nghiệp và các kỹ năng khác như tư duy độc lập, sáng tạo…

Dự án VSEP sẽ góp phần giúp cho hệ thống đào tạo VN từ thấp đến cao khắc phục được điểm yếu nặng nề và kéo dài quá lâu này.

Được biết, dự án VESP do Bộ Kế hoạch và đầu tư VN và Đại sứ quán Canada đại diện chính phủ hai nước đã ký kết ngày 29-8-2012 với mục tiêu chính: cải thiện quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại VN; cải thiện cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp và có chất lượng cho phụ nữ, thanh niên, dân tộc thiểu số và người dân nông thôn tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.

Tổng giá trị dự án khoảng 20 triệu CAD, được thực hiện trong sáu năm (từ ngày 28-1-2014 đến 31-1-2020).

Trong đó đóng góp của Canada sẽ bao gồm việc cung cấp kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị phù hợp cho việc thực hiện dự án, cũng như giám sát và đánh giá dự án. VN đóng góp 3,446 triệu CAD vào các chi phí liên quan đến việc thiết lập và điều hành dự án.

 
TRẦN HUỲNH
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20141028/canada-ho-tro-vn-cai-thien-chat-luong-dao-tao/664321.html

Diễn đàn công nghệ thông tin Vietnam Asocio 2014 có gì đặc biệt?

on .

Chính thức diễn ra vào ngày mai (29/10), diễn đàn cấp cao Công nghệ thông tin Vietnam Asocio 2014, sẽ thảo luận những giải pháp ứng dụng công nghệ mới vào phát triển kinh tế và xã hội.

 
 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự và phát biểu với tư cách là khách mời đặc biệt của diễn đàn Vietnam Asocio 2014
Được Hiệp hội phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (Vinasa) đăng cai tổ chức, Vietnam Asocio 2014 sẽ thảo luận về tầm nhìn, định hướng chiến lược, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp của Việt Nam và các nước trong khu vực nhằm phát huy CNTT làm nền tảng hạ tầng, tạo phương thức phát triển đột phá kinh tế, xã hội, nâng cao hiệu quả dịch vụ công và xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hướng tới một khu vực châu Á - châu Đại Dương năng động, sáng tạo, văn minh, là động lực phát triển kinh tế, xã hội toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama sẽ tham dự và phát biểu với tư cách là khách mời đặc biệt của diễn đàn Vietnam Asocio 2014.
Diễn đàn Vietnam Asocio 2014 sẽ có 8 phiên thảo luận và tọa đàm chuyên sâu về những công nghệ mới, kinh nghiệm ứng dụng những sáng tạo công nghệ ưu việt nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, sản xuất, thi công, lắp đặt và vận hành, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế và xã hội Việt Nam.
Nổi bật trong đó những chuyên đề về giải pháp CNTT trong tái cấu trúc nông nghiệp, phương thức phát triển mới nâng cao hiệu quả dịch vụ công, y tế thông minh và giao thông thông minh,...
Vietnam Asocio năm nay dự kiến sẽ thu hút sự trên 700 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 250 đại biểu quốc tế đến từ 20 nền kinh tế trong khu vực. Thành phần tham dự gồm: các lãnh đạo cấp cao của các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp hàng đầu của ngành CNTT và viễn thông, các doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT, các chuyên gia kinh tế và chuyên gia công nghệ.
Minh Quang
Nguồn: http://www.baomoi.com/Dien-dan-cong-nghe-thong-tin-Vietnam-Asocio-2014-co-gi-dac-biet/76/15137281.epi

Người Việt có quan tâm đến 'giáo dục thật'?

on .

(Dư luận) - Do sự rắc rối, đa nghĩa của tiếng Việt, tôi đành phải viết như thế - "giáo dục thật" - để nói về một nền, kiểu, cách, loại giáo dục có chất lượng, phù hợp với xu thế.

Học sinh ở một trường tiểu học (Ảnh minh họa)

Tôi không có ý hỏi người Việt có quan tâm đến giáo dục hay không, vì câu trả lời hiển nhiên là có. Trong một gia đình Việt Nam, không có chuyện nào được nói đến, được bàn bạc nhiều hơn chuyện học hành của con cái. Ngoài việc kiếm sống, không có việc nào chiếm nhiều thời gian của bố mẹ hơn chuyện học hành của con cái. Chi phí cho chuyện học hành có lẽ chỉ đứng sau chi phí ăn uống hàng ngày.

Cho nên, sự quan tâm đến giáo dục của người Việt là rất lớn và rõ ràng.

Tôi muốn hỏi là chúng ta, người Việt, quan tâm đến loại, kiểu giáo dục nào, đến những mục đích giáo dục nào, trong gia đình và trong nhà trường?

Tôi có cảm giác rằng, phần đông người Việt quan tâm đến mục tiêu giáo dục là để con cái sau này có cuộc sống an nhàn, làm những việc nhẹ nhàng mà dễ ra tiền, tốt nhất là được làm quan. Ít ai che giấu mục đích đó. Nó thậm chí còn được bày tỏ, thể hiện như tấm lòng, tình thương của bố mẹ. Con cái thường cũng biết như thế và vui thích với những gì được bố mẹ dành cho. Con cái cũng chẳng lạ với việc bố mẹ chạy trường, chạy lớp, với chuyện quà cáp, phong bì cho các thầy cô giáo để chúng vào được trường tốt, lớp tốt, được điểm cao.

Nhưng kết quả là gì? Kết quả là năng suất lao động xã hội của người Việt Nam chỉ bằng 1/5 Thái Lan, 1/15 Singapore. Kết quả là Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Thu nhập bình quân tính theo sức mua (PPP) của Việt Nam thua Singapore 28 lần.

Vào thời điểm còn 6 năm trước mốc trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, câu hỏi khó được nêu ra ở nghị trường là tại sao Việt Nam không sản xuất nổi cái sạc pin, tai nghe, ốc vít cho điện thoại di động Samsung? Rồi tại sao không sản xuất nổi ốc vít cho cánh máy bay Boeing B777? Ốc vít chỉ là một thứ nhỏ, cụ thể, để nêu lên một câu hỏi rất lớn về khả năng nghiên cứu - phát triển, tổ chức sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghiệp của nước ta. Khó nhớ ra được một sản phẩm công nghiệp chế tạo nào của Việt Nam trong suốt mấy chục năm nay sau xe công nông. Khó tìm được các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng mang thương hiệu Việt tại các siêu thị điện máy. Các mặt hàng nông sản chế biến của ta cũng rất khó thấy ở các siêu thị nước ngoài.

Rõ ràng là "chất lượng người" của chúng ta có vấn đề, mặc dù người Việt quan tâm rất nhiều đến giáo dục và các gia đình chi rất nhiều công sức, tiền bạc cho giáo dục.

Vì thật ra chúng ta quan tâm đến loại, kiểu giáo dục không khoa học và tiến bộ. Chúng ta có những mục tiêu giáo dục không lành mạnh. Nếu nói nặng hơn, cả trong giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường, đã và đang tồn tại những thứ phản giáo dục.

Nhiều người muốn con cái được làm quan, nhưng trong bất kỳ xã hội nào, quan chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Xã hội càng phát triển, tỷ lệ quan càng giảm. Dù tấm lòng, mong ước của bố mẹ với đứa con của mình thế nào, cơ hội để nó trở thành quan rất nhỏ.

Nhiều người muốn con cái được an nhàn, làm những việc nhẹ nhàng mà dễ ra tiền. Ít có những cơ hội như thế trong cuộc sống thực và, nếu như có, thì cuộc cạnh tranh để chiếm được cơ hội cũng khốc liệt, người thắng thường là người có năng lực hơn. Xã hội càng phát triển, cạnh tranh trên thị trường lao động càng cao.

Vậy thì, cái quyết định tương lai của một đứa trẻ nằm ở "chất lượng người" của đứa trẻ; ở kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh, đạo đức của đứa trẻ, hoàn toàn không nằm ở tấm lòng, tình cảm của bố mẹ dành cho nó, càng không phụ thuộc gì vào mong muốn của bố mẹ là nó sẽ trở thành ai, làm công việc gì trong tương lai.

Một điểm chung dễ nhận thấy trong sự phát triển mạnh mẽ của các nước Singapore, Hàn Quốc, Israel là chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Những gì một người học được ở môi trường quân đội khắc nghiệt rất tốt cho việc hoàn thiện, nâng cao "chất lượng người" ở các nước đó. Đó là tính kỷ luật; sự kết hợp giữa tính cụ thể và khả năng bao quát; khả năng, kỹ năng chịu đựng thách thức và giải quyết thách thức; tính đồng đội, khả năng chia sẻ, phối hợp, kỹ năng tổ chức nói chung... Quân đội là một trường học lớn. Những điều học được và những mối quan hệ gây dựng được trong quân đội rất có ích để một người thành công trong nhiều công việc, cuộc sống của mình.

Để con cái trong gia đình và học sinh trong nhà trường có được một sự giáo dục tiến bộ, cần thực sự thấm nhuần 4 mục đích học tập trụ cột của UNESCO: "Học để Biết"; "Học để Làm"; "Học để Chung sống"; "Học để Tự lập"

Các mục đích học tập là như vậy. Còn giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường là công cụ để thực hiện các mục đích học tập đó. Không có mục đích nào là học để làm quan. Không có mục đích nào là học để an nhàn, để làm ít hưởng nhiều.

Trong những ngày này, một câu chuyện đang làm nóng dư luận là việc các gia đình ở xã Hương Bình, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho 600 con em (có nhiều em đi học mẫu giáo và tiểu học) hai tháng nay nghỉ học để phản đối quyết định sáp nhập trường cấp hai.

Khi những đứa trẻ còn chưa đầy 10 tuổi phải hy sinh quyền lợi đến trường, trở thành "con tin" cho cuộc đấu tranh của các bố mẹ, tôi trăn trở mãi với câu hỏi: Những người bố mẹ đó có hiểu đúng về giáo dục, có vì con cái mình một cách có hiểu biết không?

Thương con mà thiếu hiểu biết rất có thể làm hại con.

Kiến thức về "giáo dục thật" của nước ta đang ở đâu, trong dân và trong ngành giáo dục?

Nguồn Vnexpress.net

Đội CENIT đoạt giải nhất cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC)

on .

Đội CENIT (Sinh viên Khoa Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Công nghệ Thông tin ĐHQG-HCM) đoạt giải nhất cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC)

Ngày 22/10 tại TPHCM, hội nghị quốc tế về lĩnh vực vi mạch (4S-2014/AVIC14) đã chính thức khai mạc. Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin (CNTT) tại TP.HCM và Việt Nam trong năm 2014.

Bên lề hội nghị, Ban tổ chức cũng đã tiến hành tổng kết và trao giải cuộc thi Ứng dụng Vi điều khiển Việt Nam lần thứ nhất (VMAC). Giải nhất với phần thưởng trị giá 30.000.000đ đã thuộc về đội CENIT (Vũ Mạnh Cường, Phan Trần Như Ngọc, Võ Hữu Tài – 3 SV của Khoa Kỹ thuật Máy tính, trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG-HCM) với đề tài Robot hút bụi tự động.

Nguồn: http://www.uit.edu.vn/tin-tuc/thong-tin-chung/thong-tin-hoat-dong/888-doi-cenit-vo-dich-vmacv2.html