NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Vì sao router WiFi TP-Link có nguy cơ bị cấm bán?

on .

Các nhà chức trách tại Hoa Kỳ đang cân nhắc lệnh cấm router WiFi TP-Link vì lo ngại về an ninh quốc gia do chúng liên tục có liên quan đến các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc.(PLO)

Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), các cơ quan chức năng Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp, đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng liên quan đến router WiFi TP-Link.

Nguyên nhân xuất phát từ những lo ngại sâu sắc về an ninh quốc gia, và các lỗ hổng bảo mật tiềm ẩn bên trong sản phẩm đang được hàng triệu người Mỹ sử dụng hàng ngày. Thậm chí, một văn phòng thuộc Bộ Thương mại đã triệu tập đại diện của công ty này để làm rõ các vấn đề liên quan.

Thông tin rò rỉ cho thấy chính quyền Hoa Kỳ đang cân nhắc nghiêm túc việc áp đặt lệnh cấm bán router WiFi TP-Link trên toàn quốc, có thể ngay trong năm tới. Động thái mạnh mẽ này được cho là sẽ được thực hiện bởi chính quyền Trump sắp tới.

Phát triển TP.HCM thành trung tâm fintech

on .

TTO - Trong khoảng 10 năm trở lại đây, fintech - công nghệ tài chính - đang định hình lại sự phát triển và tương lai của ngành dịch vụ tài chính, phá vỡ các dịch vụ và sản phẩm tài chính truyền thống.

Phát triển TP.HCM  thành trung tâm fintech - Ảnh 1.

Các ngân hàng đang hợp tác với các công ty fintech ở Việt Nam tạo thêm giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của ngân hàng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Không chỉ tạo ra sự dịch chuyển công việc từ dịch vụ tài chính truyền thống sang lĩnh vực kỹ thuật số mới, fintech còn là nền tảng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Đây sẽ là thách thức cho các trung tâm tài chính hiện hữu, đồng thời là cơ hội cho các trung tâm non trẻ ra đời. Vấn đề đặt ra là TP.HCM nên phát triển thành một trung tâm tài chính truyền thống hay trở thành một trung tâm fintech (fintech hub) của khu vực?

Theo báo GFH (2018), hiện tại có 7 trung tâm fintech quốc tế và 23 trung tâm fintech khu vực, trong đó Trung Quốc có 4 trung tâm fintech quốc tế và 6 trung tâm fintech khu vực. TP.HCM được xếp vào trong danh sách 25 trung tâm fintech mới nổi (Emerging fintech hub) của thế giới.

Tôi cho rằng chính quyền TP.HCM nên xác định định hướng phát triển TP.HCM là sẽ trở thành một trung tâm fintech, với sự phê duyệt của chính quyền trung ương. Bởi muốn xây dựng một trung tâm fintech cần có cam kết chính trị và hỗ trợ pháp lý cho lĩnh vực này.

Tại London, thị trưởng và một số nghị sĩ đã tích cực hỗ trợ và thúc đẩy fintech ở phạm vi địa phương và toàn cầu. Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) cũng đưa ra dự án Đổi mới (năm 2014) nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tìm hiểu về các quy tắc, các chính sách cụ thể đang hạn chế những hoạt động của họ.

Nguồn vốn hỗ trợ cho các khởi nghiệp fintech cũng rất quan trọng, cần gia tăng sự tương tác và nhận biết giữa các công ty và nhà đầu tư trong hệ sinh thái. 

Tại Amsterdam (Hà Lan), nền tảng số StartupDelta được phát triển nhằm cung cấp thông tin về toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp của Hà Lan, cung cấp cho các công ty khởi nghiệp về các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp hỗ trợ, thông tin tài chính và các quy định tài chính.

Việc đăng cai, tổ chức các hội nghị fintech cấp cao cũng giúp xây dựng thương hiệu và định vị một thành phố là một trung tâm quan trọng. Ví dụ, Singapore đã thành công trong việc thu hút cả Sibos, Innotribe, NextBank và Finovate vào năm 2015, tạo dấu ấn trong việc xây dựng thương hiệu Singapore như một trung tâm fintech.

Ngoài ra, cộng đồng fintech cũng cần một trung tâm, không gian làm việc chung, nơi các công ty khởi nghiệp có thể làm việc, nơi diễn ra các sự kiện liên quan đến fintech và nơi các nhà đầu tư, các công ty đã thành danh có thể đến và tham gia với các công ty khởi nghiệp. 

Ngôi nhà chung này sẽ cùng nhau thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và tạo ra mạng lưới kết nối chất lượng.

TP.HCM cũng có một vài địa điểm có thể cân nhắc cho việc xây dựng ngôi nhà chung này như Khu công nghệ cao tại quận 9, Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM. 

Tuy nhiên, không gian làm việc chung này cần được giao cho đơn vị thực sự muốn tối đa hóa giá trị cho cộng đồng fintech, thay vì giao cho những đơn vị muốn tối đa hóa doanh thu cho thuê.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các ngân hàng đang hợp tác với các công ty fintech ở Việt Nam đã tạo thêm giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của ngân hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công ty fintech. 

Trong tương lai, các công ty này nên chủ động trong việc tìm cách hợp tác với các công ty khởi nghiệp và các công ty đang mở rộng quy mô.

Khoảnh khắc đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch AFF Cup 2024: Rưng rưng!

on .

Không còn là giấc mơ nữa, cúp vô địch AFF Cup 2024 một lần nữa đã về với bóng đá Việt Nam sau hành trình rực rỡ của HLV Kim Sang-sik cùng các học trò ở giải đấu năm nay. Trên sân Rajamangala, niềm vui như vỡ òa với toàn đội tuyển.

Tuyệt vời Việt Nam

Đội tuyển Việt Nam đã trải qua hơn 90 phút trên sân Rajamangala với rất nhiều áp lực, đặc biệt đến từ hàng chục ngàn CĐV của đội chủ nhà. Tuy nhiên, bằng lợi thế đã tạo ra ở trận chung kết lượt đi, bằng chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik và bằng bản lĩnh của các cầu thủ và niềm tin của người hâm mộ ở quê nhà, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng chung cuộc qua 2 lượt trận với tổng tỷ số 5-3 qua đó lần thứ 3 nâng cao chiếc cúp vô địch AFF Cup.

Khoảnh khắc đội tuyển Việt Nam nâng cao cúp vô địch AFF Cup 2024: Rưng rưng!- Ảnh 1.

Vĩnh biệt nhà khoa học gắn bó với cây lúa

on .

GS Võ Tòng Xuân từ trần sáng 19/8 tại một bệnh viện ở TPHCM, thọ 84 tuổi. GS Võ Tòng Xuân là Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân, Hiệu trưởng danh dự Trường ĐH Nam Cần Thơ. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, một người thầy đã truyền dạy, đào tạo ra nhiều nhà khoa học cho đất nước, 'cha đẻ' của nhiều giống lúa góp phần thay đổi ngành lúa gạo Việt Nam và vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long.

GS Võ Tòng Xuân đã dành cả cuộc đời cho cây lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ông là nhà khoa học Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng quốc tế Vinfuture vào cuối năm 2023 - giải thưởng Khoa học và Công nghệ được đánh giá là có giá trị nhất hành tinh với sứ mệnh phụng sự nhân loại, với công trình Phát minh và phổ biến giống lúa kháng bệnh.

Tại buổi gặp mặt các nhà khoa học và tổng kết ngành khoa học năm 2023 của TP Cần Thơ, GS Võ Tòng Xuân nói rằng, mục tiêu cuối cùng ông luôn hướng tới là làm sao cho bà con trồng lúa có lợi tức khá hơn. GS Xuân kể, những năm sau giải phóng, đất nước hòa bình, Nhà nước phát động phong trào an ninh lương thực, tránh nạn thiếu đói sau thời gian dài chiến tranh. Những năm 1976 - 1977, ở Tân Châu (An Giang) bắt đầu có dịch rầy nâu phá hoại lúa, các vùng lúa cao sản ở các tỉnh bị rầy nâu tàn phá, bà con phun thuốc rất nhiều, rồi mất mùa, phải đi khắp nơi mua gạo ăn…

'Rối não' khi công nghệ AI trở thành công cụ lừa đảo

on .

Bạn có biết chỉ với một đoạn âm thanh vài giây, kẻ lừa đảo có thể giả mạo giọng nói của bạn để tống tiền người thân?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, nó mang lại những đột phá công nghệ không tưởng. Tuy nhiên, công nghệ này cũng đang bị kẻ xấu lạm dụng để tạo ra các chiêu trò lừa đảo tinh vi.

Gia tăng lừa đảo bằng AI

Trong thời đại số hóa, lừa đảo qua mạng không chỉ đơn thuần là những email giả mạo thô sơ hay các cuộc gọi mạo danh đơn giản. Giờ đây kẻ gian có thể tận dụng AI để thực hiện các chiêu trò lừa đảo tinh vi hơn, như deepfake (công nghệ sử dụng AI và machine learning (học máy) để tạo ra các video, hình ảnh hoặc âm thanh giả mạo có độ chân thực rất cao).