NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Ấn Độ trở thành thị trường lớn thứ hai của OpenAI

on .

Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman của OpenAI đánh giá cao tốc độ áp dụng AI nhanh chóng và tham vọng ngày càng tăng của Ấn Độ.

 

Biểu tượng của OpenAI. (Ảnh: Reuters/TTXVN)

Giám đốc điều hành (CEO) Sam Altman của OpenAI cho biết, Ấn Độ hiện là thị trường lớn thứ hai của công ty với số lượng người dùng tăng gấp ba lần trong năm qua.

Trong chuyến thăm Ấn Độ lần đầu tiên kể từ năm 2023, CEO Altman đã gặp Bộ trưởng Đường sắt, Truyền thông, Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ Ashwini Vaishnaw để thảo luận về kế hoạch phát triển hệ sinh thái AI chi phí thấp của Ấn Độ.

Ông Altman đánh giá cao tốc độ áp dụng AI nhanh chóng và tham vọng ngày càng tăng của quốc gia này.

Bộ trưởng Vaishnaw chia sẻ trên mạng xã hội X rằng ông đã có một cuộc thảo luận "cực kỳ thú vị" với CEO Altman về "chiến lược xây dựng toàn bộ hệ thống AI - GPU, mô hình và ứng dụng" của Ấn Độ, và OpenAI sẵn sàng hợp tác trong cả ba lĩnh vực.

CEO Altman tin tưởng rằng Ấn Độ có thể trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu trong cuộc cách mạng AI. Đây là một quan điểm trái ngược với năm ngoái, khi ông đã từng nghi ngờ liệu Ấn Độ có thể xây dựng một mô hình lớn trong không gian OpenAI với ngân sách 10 triệu USD hay không.

Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh OpenAI đang phải đối mặt với những thách thức pháp lý tại Ấn Độ.

OpenAI đang bị một loạt cơ quan báo chí tại Ấn Độ khởi kiện với cáo buộc sử dụng trái phép các nội dung có bản quyền để huấn luyện công cụ này khi chưa được cho phép.

Hồ sơ vụ kiện đã được Tòa án Thủ đô New Delhi thụ lý và dự kiến sẽ sớm được giải quyết trong tháng này.

Trước đó, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành khuyến cáo nhân viên tránh sử dụng các công cụ như ChatGPT và DeepSeek cho công việc chính thức do lo ngại về bảo mật.

Ông Altman cũng đã đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, ký kết các thỏa thuận hợp tác với SoftBank và Kakao trước khi tới Ấn Độ. Tại Seoul, ông đã thảo luận về dự án trung tâm dữ liệu Stargate AI với SoftBank và Samsung.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn: https://baomoi.com/an-do-tro-thanh-thi-truong-lon-thu-hai-cua-openai-c51412699.epi

Facebook sẽ xóa video livestream tại Việt Nam sau 30 ngày

on .

Mạng xã hội Facebook sẽ tự động xóa các video phát trực tiếp (livestream) tại Việt Nam sau 30 ngày kể từ thời điểm nội dung được chia sẻ.

Trước đây, video livestream sẽ được lưu trên trang cá nhân, cho phép người dùng xem lại bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, Facebook cho biết, thay đổi này nhằm tối ưu trải nghiệm phát sóng trực tiếp, vì phần lớn video chỉ thu hút lượt xem trong vài tuần đầu tiên. Thời điểm áp dụng chính sách chưa thống nhất.

Ngoài thay đổi về lưu trữ, Facebook tại Việt Nam cũng phải tuân thủ Nghị định 147 của Chính phủ có hiệu lực từ 25/12/2024. Theo đó, tài khoản mạng xã hội phải xác thực số điện thoại mới được livestream, bình luận, đăng bài. Nếu livestream phục vụ mục đích thương mại, người dùng cần xác thực bằng số định danh cá nhân.

Thanh Hải

Hàng trăm công ty cấm DeepSeek

on .

Nhiều công ty và cơ quan chính phủ trên toàn cầu đang nỗ lực hạn chế quyền truy cập vào các công cụ AI do DeepSeek phát hành, vì lo ngại về chính sách bảo mật lỏng lẻo.

  DeepSeek đối mặt với lệnh cấm từ hàng trăm công ty chỉ trong vài ngày. Ảnh: Adobe Stock.

DeepSeek đối mặt với lệnh cấm từ hàng trăm công ty chỉ trong vài ngày. Ảnh: Adobe Stock.

Theo các công ty an ninh mạng được thuê để bảo vệ hệ thống, làn sóng cấm đoán này chủ yếu xuất phát từ mối lo ngại về nguy cơ rò rỉ dữ liệu sang chính phủ Trung Quốc và những chính sách bảo mật lỏng lẻo của DeepSeek, Bloomberg đưa tin.

DeepSeek thu thập nhiều loại dữ liệu

Giám đốc công nghệ Nadir Izrael của công ty an ninh mạng Armis cho biết có “hàng trăm” công ty, đặc biệt là các tổ chức có liên quan đến chính phủ, đang nỗ lực chặn quyền truy cập vào DeepSeek.

Khách hàng của Netskope - một công ty chuyên cung cấp giải pháp bảo mật mạng như kiểm soát quyền truy cập của nhân viên vào các trang web - cũng có động thái tương tự. Armis cho biết khoảng 70% khách hàng của họ đã yêu cầu chặn DeepSeek, trong khi 52% khách hàng của Netskope đã chặn hoàn toàn.

Mối lo ngại lớn nhất đến từ khả năng rò rỉ dữ liệu của mô hình AI này tới Trung Quốc. “Bạn không thể biết được thông tin của mình sẽ đi đến đâu”, Giám đốc công nghệ Nadir Izrael cảnh báo.

Theo Bloomberg, căng thẳng xoay quanh DeepSeek bùng phát vào cuối tuần qua. Chatbot AI của công ty này đã vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng trên Apple Store nhờ được nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới công nghệ ca ngợi như nhà đầu tư Marc Andreessen.

Tuy nhiên, trong chính sách bảo mật, DeepSeek thừa nhận họ thu thập và lưu trữ dữ liệu người dùng trên các máy chủ đặt tại Trung Quốc, đồng thời tuyên bố rằng bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến quyền riêng tư sẽ được giải quyết theo luật pháp Trung Quốc.

Công ty cũng nêu rõ rằng họ thu thập các thao tác bàn phím, văn bản và âm thanh nhập vào, tệp tải lên, phản hồi của người dùng, lịch sử trò chuyện và các nội dung khác để huấn luyện mô hình AI. DeepSeek tuyên bố họ có thể chia sẻ những thông tin này với cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức công quyền tùy theo quyết định của mình.

DeepSeek không đưa ra bình luận nào về những cáo buộc này.

DeepSeek vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng ứng dụng trên Apple Store, một phần nhờ vào lời khen từ những nhân vật có ảnh hưởng trong giới công nghệ như Marc Andreessen. Ảnh: VOCO News.

Một nhóm các nhà nghiên cứu an ninh mạng khi tiến hành kiểm tra DeepSeek đã phát hiện một cơ sở dữ liệu công khai thuộc về công ty này chứa thông tin nội bộ. Trong đó bao gồm lịch sử trò chuyện của người dùng, dữ liệu backend và nhật ký kỹ thuật.

Công ty an ninh mạng Wiz - start-up từng được Alphabet định giá 23 tỷ USD để mua lại vào năm ngoái - cho biết DeepSeek đã bảo mật lại dữ liệu sau khi được cảnh báo về lỗ hổng này.

Nhưng sự phát triển nhanh chóng của DeepSeek cùng với sự gia tăng của các dịch vụ AI tổng quát cũng đang thúc đẩy nhu cầu cho các giải pháp an ninh mạng. Theo nghiên cứu của Bloomberg, các công ty bảo mật như CrowdStrike, Palo Alto Networks và SentinelOne có thể hưởng lợi từ xu hướng này.

Chính phủ các nước bắt đầu giám sát DeepSeek

Hiện, chính phủ nhiều nước đang siết chặt kiểm soát đối với DeepSeek. Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy đã ra lệnh chặn nền tảng này “một cách khẩn cấp và có hiệu lực ngay lập tức” nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân nước này.

Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland - cơ quan chịu trách nhiệm thực thi quy định bảo mật của Liên minh Châu Âu đối với các công ty công nghệ toàn cầu - cũng đã yêu cầu DeepSeek cung cấp thông tin để xác định liệu công ty có đang bảo vệ dữ liệu người dùng một cách hợp lý hay không.

Văn phòng Ủy viên Thông tin của Anh tuyên bố rằng các nhà phát triển AI tổng quát phải minh bạch về cách họ sử dụng dữ liệu cá nhân và khẳng định sẽ có biện pháp xử lý nếu DeepSeek không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật.

Các quan chức Mỹ và các tổ chức nghiên cứu đã nhiều lần cảnh báo rằng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc cho phép chính phủ nước này truy cập vào các khóa mã hóa do các công ty kiểm soát, đồng thời có thể buộc họ phải hợp tác trong các hoạt động thu thập thông tin tình báo.

Những quy định này từng là cơ sở để quyết định cấm TikTok tại Mỹ. Các quan chức an ninh nước này lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể tiếp cận thông tin cá nhân của công dân Mỹ. TikTok đã phủ nhận cáo buộc này.

Trong bối cảnh lo ngại về DeepSeek gia tăng, một số công ty công nghệ đã chủ động tránh sử dụng các dịch vụ của công ty này. CEO Mehdi Osman của start-up phần mềm OpenReplay tại Mỹ cho biết ông quyết định không sử dụng API của DeepSeek vì lo ngại về vấn đề bảo mật. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng mức giá cực thấp của DeepSeek có thể khiến nhiều nhà phát triển từ bỏ OpenAI trong những tháng tới.

Tại châu Âu, chính phủ các nước cũng bắt đầu giám sát chặt chẽ DeepSeek. Ảnh: The Irish Times.

Ngoài vấn đề bảo mật, DeepSeek còn vấp phải chỉ trích từ các chuyên gia an ninh mạng vì hệ thống kiểm soát nội dung kém chặt chẽ. Các nhà nghiên cứu tội phạm mạng cảnh báo rằng nền tảng AI của DeepSeek có ít cơ chế kiểm soát, ngăn chặn việc hacker lợi dụng AI vào mục đích xấu, như tạo email lừa đảo, phân tích tập dữ liệu bị đánh cắp hoặc nghiên cứu lỗ hổng bảo mật.

“Chỉ với một chút điều chỉnh, những kẻ tấn công có thể tận dụng DeepSeek để tăng quy mô và tốc độ của các vụ lừa đảo và tấn công mạng”, Giám đốc an ninh và tình báo Levi Gundert của công ty an ninh mạng Recorded Future cho biết.

Thúy Liên

Nguồn: https://baomoi.com/hang-tram-cong-ty-cam-deepseek-c51378770.epi

Ranh giới giữa AI và con người được vạch ra tại Mỹ

on .

Hiệp hội Tác giả Mỹ (Authors Guild) vừa công bố một sáng kiến mới nhằm phân định ranh giới giữa sáng tác giữa con người và nội dung do trí tuệ nhân tạo tạo ra.

Ảnh minh họa. Nguồn: Creativeindie.

Sáng kiến này mang tên Human Authored. Đây là một nền tảng trực tuyến cho phép hội viên đăng ký tác phẩm và xác nhận chúng "xuất phát từ trí tuệ con người", không dựa trên AI. Sau khi đăng ký, tác giả được cấp logo đặc biệt để in trên bìa sách hoặc tài liệu, đánh dấu tác phẩm thuần túy do con người sáng tạo.

Bà Mary Rasenberger - Giám đốc điều hành Hiệp hội - nhấn mạnh: "Human Authored không phải là bước đi phản đối công nghệ AI, mà chúng tôi muốn đảm bảo minh bạch, đáp ứng kỳ vọng của độc giả về sự sáng tạo đến từ một con người chứ không phải sự sao chép". Theo bà, AI vẫn có thể được sử dụng cho các công đoạn hỗ trợ như kiểm tra chính tả, nghiên cứu, nhưng "linh hồn" tác phẩm phải đến từ tư duy và giọng văn độc đáo của con người.

Dù hiện chỉ dành cho hội viên, Hiệp hội dự kiến đăng ký bản quyền logo và mở rộng nền tảng này ra cộng đồng tác giả không thành viên trong tương lai.

Kester Brewin - Trưởng bộ phận Truyền thông tại Viện nghiên cứu dự báo việc làm (Anh) - là một trong những người ủng hộ sáng kiến. Trước đó, cuốn sách God-Like: Lịch sử 500 năm trí tuệ nhân tạo của ông từng gây chú ý khi công khai chi tiết những phần sử dụng AI. Tác giả Brewin cho biết: "Minh bạch về cách AI tham gia vào quá trình viết lách là yếu tố sống còn để duy trì niềm tin giữa tác giả và độc giả". Vì vậy, ông đánh giá cao nỗ lực của Hiệp hội Tác giả Mỹ, coi đây là bước đi "đáng khích lệ" giữa làn sóng AI.

Trong khi Mỹ triển khai Human Authored, nước Anh chưa có hệ thống tương tự. Dù vậy, Hiệp hội Tác giả Anh (SoA) đã xây dựng hướng dẫn giúp hội viên bảo vệ tác phẩm trước tác động của AI. Một khảo sát năm 2023 của SoA tiết lộ hơn 1/3 dịch giả tại Anh mất việc do sự cạnh tranh từ AI. Trước thực trạng này, SoA kêu gọi chính phủ sớm thiết lập quy định pháp lý, đảm bảo AI được phát triển và ứng dụng "theo chuẩn đạo đức và luật pháp".

Sáng kiến của Hiệp hội Tác giả Mỹ phản ánh xu hướng toàn cầu: tìm kiếm giải pháp cân bằng giữa tiện ích công nghệ và bản sắc sáng tạo. Dù AI mang lại hiệu suất cao, nó cũng đặt ra thách thức về bản quyền, đạo đức nghề nghiệp và nguy cơ xói mòn lòng tin nơi độc giả. Việc phân loại rõ ràng tác phẩm "thuần nhân văn" không chỉ là tín hiệu bảo vệ nghề nghiệp cho giới cầm bút, mà còn khẳng định giá trị không thể thay thế của trí tuệ con người trong nghệ thuật kể chuyện.

Giới chuyên môn dự đoán làn sóng phản đối AI sẽ tiếp tục lan rộng, buộc các nền tảng công nghệ và chính phủ vào cuộc để tìm tiếng nói chung. Trong bối cảnh đó, những sáng kiến như Human Authored có thể trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác học tập, hướng tới tương lai nơi công nghệ và con người cùng phát triển, thay vì loại trừ.

Đức Huy

Nguồn: https://baomoi.com/ranh-gioi-giua-ai-va-con-nguoi-duoc-vach-ra-tai-my-c51379413.epi

Mục tiêu của YouTube trong kỷ nguyên AI

on .

Giám đốc điều hành (CEO) của nền tảng chia sẻ video YouTube, ông Neal Mohan, vừa cho hay trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những 'canh bạc' của công ty cho năm 2025.

Trong bức thư thường niên, ông Mohan cho biết YouTube đang tăng cường đầu tư vào các công cụ AI hỗ trợ người sáng tạo, trong đó có tính năng đề xuất ý tưởng video, tạo hình thu nhỏ và dịch ngôn ngữ.

 Biểu tượng của YouTube. Ảnh: AFP/TTXVN

Biểu tượng của YouTube. Ảnh: AFP/TTXVN 

Thông tin đáng chú ý là tính năng lồng tiếng tự động, dự kiến sẽ được triển khai cho tất cả những đối tượng tham gia Chương trình Đối tác YouTube trong tháng 2/2025.

YouTube gần đây đã ra mắt nhiều tính năng AI hỗ trợ người sáng tạo dễ dàng hơn trong việc sản xuất nội dung như công cụ tạo hình ảnh, nền video và thêm nhạc vào video ngắn...

Nhưng việc tích hợp AI vào quá trình sáng tạo vẫn nhận được những ý kiến trái chiều cho rằng nội dung do AI tạo ra sẽ làm giảm giá trị của YouTube, dẫn đến tình trạng tràn lan video chất lượng thấp. Nhưng theo một số người, AI chỉ là công cụ hỗ trợ, không thể thay thế sự sáng tạo của con người.

Ngoài việc hỗ trợ sáng tạo, YouTube cũng cam kết kiểm soát cách AI được sử dụng trên nền tảng của mình. Hiện nay, nền tảng chia sẻ video này đang mở rộng chương trình thí điểm với Creative Artists Agency (CAA) nhằm giúp nhiều người có thể xác định và quản lý nội dung AI mô phỏng hình ảnh của họ hơn.

YouTube đã công bố một bộ công cụ phát hiện AI để bảo vệ những người nổi tiếng như nghệ sĩ, vận động viên khỏi việc hình ảnh của họ - bao gồm khuôn mặt và giọng nói - bị sao chép và sử dụng trái phép trong các video khác.

Nền tảng chia sẻ video này cũng giới thiệu ứng dụng công nghệ máy học để ước tính độ tuổi của người dùng, từ đó cá nhân hóa trải nghiệm và gợi ý nội dung phù hợp.

Anh Quân (Theo Techcrunch, Bloomberg)


Nguồn: https://baomoi.com/muc-tieu-cua-youtube-trong-ky-nguyen-ai-c51481243.epi