NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin Tức Khác

Nhộn nhịp “phố bánh tét, bánh chưng” ở Nha Trang

on .

(SGTT) – Vào những ngày cận tết, tại góc đường Thống nhất và Lê Thành Phương, thành phố Nha Trang bỗng trở nên sôi động hơn với người bán, kẻ mua món bánh dân gian thường thấy trong dịp tết.

Do nằm ngay ngã tư nên “phố bánh” thu hút nhiều người đến mua. Ảnh: Khuê Việt Trường

Hương vị quê hương: Ram bắp giòn rụm chiều đông

on .

Những ngày chưa dịch, chiều chiều, nhiều nhóm bạn ở TP.Quảng Ngãi hay rủ nhau ra đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Nguyễn Nghiêm... ăn ram bắp.

Trong phố có nhiều quán ram bắp gây mùi nhớ cho những ai trót gặp. Dân tỉnh khác dù chỉ một lần “xẹt ngang” đất Cẩm Thành cũng bị món ram bắp làm cho tương tư. Cô bạn ở Sài Gòn ríu ran qua điện thoại: Ui là trời ram bắp, mới nhắc thôi đã nghe giòn rụm!

Bây giờ, thành phố cũng đang “ốm” nên người ta ngại ra đường. Gọi điện quán mang tới nhà cũng được nhưng lại thiếu không khí quán xá. Mất đi mùi hương tỏa ra từ cái chảo chiên ram to đùng đoàng cũng tiếc chớ bộ. Mùi hương mời mọc này thường gây chộn rộn lòng dạ thực khách trước khi ăn. Thôi thì mình “ram tại nhà”, vừa ấm cúng, vừa ôn luyện tay nghề ram bắp. Nghe đồn, con gái Quảng Ngãi những ngày đầu làm dâu xứ lạ thường được nhà chồng “đặt hàng” món ram bắp. Cứ như ram bắp là tấm… căn cước ẩm thực cho miền núi Ấn sông Trà vậy.

Hương vị quê hương: Ram bắp giòn rụm chiều đông - ảnh 1

Ram bắp Quảng Ngãi

TRẦN CAO DUYÊN

Mì quảng Phan Thiết - món ăn gây ‘sốc văn hóa’

on .

TTO - Người dân ở Phan Thiết nói riêng và Bình Thuận nói chung chắc chắn không ai là không biết đến món mì quảng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết mì quảng nào là mì quảng nào.

Sinh ra và lớn lên ở Phan Thiết, tốt nghiệp cấp 3 xong tôi khăn gói lên TP.HCM trọ học. Tôi còn nhớ trước khi mình vào Sài Gòn đã nghe nhiều anh chị "cảnh báo" rằng vào Sài Gòn nhớ đừng ăn mì quảng, vì "ăn không được đâu".

Đứa nhỏ gần 20 năm ăn mì quảng trong tôi khi ấy tự nhủ rằng quái lạ, món ngon như thế, ai ở Phan Thiết cũng thích, sao lại không cho ăn? Lúc ấy, tôi vẫn nghĩ mì quảng là một món mì có tên... quảng, tương tự như mì hoành thánh mà thôi.

Rồi cuộc sống xa nhà lên thành phố cũng chính thức bắt đầu. Do không biết nấu ăn nên ngày ba bữa tôi đều ăn hàng quán, nhờ vậy mà cũng thử được nhiều món ăn mới lạ mà ở quê chưa thấy bao giờ.

Cái ngày tôi biết đến món mì quảng "không ăn được" ở Sài Gòn cũng đến. Tô mì quảng trước mặt tôi là một tô mì… gì đó mà tôi không hề quen, nước lèo chỉ xăm xắp sợi bánh, sợi mì cũng to hơn sợi mì quảng ở quê, bên trên còn có cả tôm ram, gà kho, thịt heo, trứng cút…

Ủa, rồi cái góc tư đùi vịt của tôi đâu? Và tất nhiên là tô mì quảng đó cũng chả có vị gì giống như mì quảng ở quê tôi cả.

Mì quảng Phan Thiết - món ăn gây ‘sốc văn hóa’ - Ảnh 2.

Mì Quảng chỉ ăn với nước lèo chan xăm xắp - Ảnh: NGỌC ĐÔNG

Gỏi kiến vàng trứ danh của người Rơ Măm

on .

Dân tộc Rơ Măm ở làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum không chỉ được biết đến là một trong những dân tộc ít người nhất Việt Nam mà còn bởi có món Plat (gỏi kiến vàng) trứ danh.

Tại làng Le, khoảng 160 hộ dân với 460 nhân khẩu cùng sinh sống gần gũi với núi rừng Tây Nguyên. Món gỏi kiến vàng độc đáo của dân tộc này chỉ có vào những dịp lễ hội hoặc tiếp khách quý.

Gỏi kiến vàng trứ danh của người Rơ Măm - Ảnh 1.

Món gỏi kiến vàng độc đáo

Nguyên liệu để làm món gỏi kiến vàng gồm cá suối, kiến vàng, trứng kiến vàng và một số loại lá cây rừng. Cá suối to được phi lê, loại bỏ xương, da rồi băm nhuyễn với sả, ớt, đựng trong chiếc tô lớn. 

Bánh xèo tép ngày mưa

on .

 Bột loãng từ vá chảy vào khuôn 'xèo...' hòa với tiếng mưa rơi trên mái. Bánh chín tỏa hương thơm lừng quyện với mùi khói bếp kích thích vị giác. Chợt thấy... thèm được ăn.