TP HCM nâng mức chống dịch lên cao nhất
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu lãnh đạo các sở ngành, các khu công nghiệp... phải kích hoạt toàn bộ chỉ số phòng chống dịch Covid-19 ở mức độ cao nhất
Báo cáo tại buổi họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP ngày 10-5, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết hiện TP HCM mới ghi nhận 1 ca Covid-19 tại cộng đồng (bệnh nhân 2910), vốn là F1 của bệnh nhân 2899 tại Hà Nam. Kể từ tháng 2-2021 đến nay, TP HCM không có ổ dịch cộng đồng, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan dịch bệnh rất lớn do TP là trung tâm giao thương, kinh tế - xã hội của cả nước.
Sẵn sàng các phương án
Theo ông Bỉnh, TP HCM có nhiều khu cách ly tập trung trên địa bàn với 41 khách sạn và 350 khu cách ly tại các quận, huyện và đơn vị quân đội. Do đó vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo ra cộng đồng nếu không bảo đảm điều kiện cách ly tập trung. Bên cạnh đó, nhiều người sau cách ly tập trung trở về TP, nhất là các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để làm việc ngay sau kết thúc cách ly, cũng có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng nếu không tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. Ngoài ra, TP HCM có nhiều bệnh viện tuyến cuối phải tiếp nhận bệnh nhân từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, rất đông bệnh nhân và thân nhân đến khám bệnh và điều trị. Vì vậy, đây cũng được xem là yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt người dân trước khi vào TP HCM
VinSmart ngừng cuộc chơi điện thoại, sản xuất smartphone không còn 'ngon ăn'?
TTO - Với việc VinSmart tuyên bố dừng nghiên cứu, sản xuất điện thoại di động, thị trường Việt gần như không còn thương hiệu nội nào có thể cạnh tranh với các đối thủ ngoại ngay trên "sân nhà"
Sự khốc liệt thị trường điện thoại di động còn mạnh hơn do tác động của đại dịch COVID-19, khiến nguồn cung các nguyên vật liệu để sản xuất các linh kiện điện tử trở nên khan hiếm. Bên cạnh đó còn nhiều lý do ít được nói ra.
Thương hiệu Việt dần rơi rụng
Nguyên nhân việc VinSmart dừng cuộc chơi smartphone, theo chia sẻ của ông Nguyễn Việt Quang, phó chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup: "Việc sản xuất điện thoại hoặc tivi thông minh đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng".
Đáng tiếc là VinSmart dừng sản xuất smartphone khi chỉ sau gần 3 năm, hãng đã từng chiếm lĩnh top 3 thị phần smartphone Việt Nam và được vinh danh trở thành thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.
Giám đốc sở là F1 của ca bệnh COVID-19, trên 20 cán bộ thành... F2
TTO - Tỉnh Bình Phước vừa có báo cáo truy vết những trường hợp tiếp xúc với một F1 là giám đốc Sở Xây dựng tỉnh này, trong đó có trên 20 lãnh đạo các sở, ban ngành
Sáng sớm 7-5, thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước cho biết UBND tỉnh vừa có báo cáo xác minh, truy vết những trường hợp tiếp xúc với một F1 của ca bệnh COVID-19 là giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, ông V.T.D..
Trước đó, trong kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5, ông D. đã đi Sa Pa và ở khách sạn Pao's (tổ 1, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa, Lào Cai) có người nhiễm COVID-19 nên trở thành F1, những người tiếp xúc ông trở thành F2.
Thế giới có thể bước vào ‘siêu chu kỳ’ tăng giá hàng hoá
Sự phục hồi kinh tế toàn cầu, xu hướng "kinh tế xanh"... đã khiến giá nhiều nguyên liệu thô quan trọng tăng vọt.
Quặng sắt - thành phần quan trọng trong sản xuất thép, gỗ đều đạt mức giá cao kỷ lục trong tuần qua. Giá đồng, kim loại công nghiệp quan trọng bậc nhất của thế giới, đã giao dịch trên 10.000 USD lần đầu từ năm 2011.
Một loạt các nguyên liệu thô cần thiết cho pin và động cơ xe điện, trải dài từ lithium đến đất hiếm cũng bị cuốn vào vòng xoáy tăng giá.
Theo Benchmark Mineral Intelligence, giá lithium cacbonat ở Trung Quốc đã tăng hơn 100% trong năm nay do nhu cầu trong nước tăng mạnh, sau gần 3 năm sụt giảm. Giá NdP (nguyên liệu sử dụng trong động cơ điện), và coban (kim loại dùng để sản xuất pin) đều tăng gần 40%.
Giá hàng hoá liên quan đến xe chạy xăng cũng trong đà tăng. Giá palladium (thành phần cần thiết trong các thiết bị hạn chế khí thải ô nhiễm xe cộ) tăng kỷ lục trên 3.000 USD một ounce khi châu Âu và Trung Quốc áp dụng các tiêu chuẩn khí thải khắt khe hơn. Các nhà phân tích tại Jefferies cho rằng, điều này có thể khiến doanh số bán xe động cơ trên toàn cầu bị ảnh hưởng.
Dầu cũng tăng giá mạnh vượt mức trước đại dịch, lên 65 USD một thùng. Dù nhu cầu về dầu vẫn còn giảm do hạn chế di chuyển trên toàn cầu, giá đã tăng khi các nền kinh tế mở cửa trở lại. OPEC và các đồng minh đang tiếp tục hạn chế nguồn cung ra thị trường để kích thích giá.
Nhiều trường đại học tiếp tục dạy online, có trường tăng cường dạy cả ngày lẫn đêm
TTO - Nhiều trường đại học ở TP.HCM thông báo tiếp tục cho sinh viên học online thêm 1-2 tuần để phòng dịch COVID-19
Sáng 6-5, ông Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết trường vừa quyết định tiếp tục cho sinh viên học online thêm 2 tuần nữa (từ ngày 10 đến 22-5).
Trước đó, nhà trường quyết định cho sinh viên chuyển sang học online 1 tuần khi có một sinh viên tên T. của trường thuộc diện F1 (đi trên chuyến bay VJ 133 với bệnh nhân 2910). Hiện tại sinh viên này đang ở khu cách ly. Các sinh viên học 2 lớp là F2 cũng đều đang phải cách ly tại nhà chờ đến khi sinh viên T. âm tính sau 14 ngày.