NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Bluezone và lằn ranh pháp lý

on .

Bạn sẽ không dễ chịu nếu lực lượng chấp pháp mở hoặc buộc bạn mở điện thoại để kiểm tra xem điện thoại có cài Bluezone không.

Bộ Y tế vừa đề nghị xử phạt người có điện thoại thông minh nhưng không cài đặt phần mềm Bluezone và bật Bluetooth. Mức phạt có thể từ một đến ba triệu đồng.

Theo Quyết định 2666 ngày 29/5/2021 của bộ, việc cài ứng dụng trên "được coi như biện pháp phòng chống dịch". Việc xử phạt dựa trên tình hình dịch Covid-19 và điều kiện thực tế tại địa phương, theo Nghị định 117/2020 và quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Sau khi có nhiều ý kiến phản ứng, Bộ ra văn bản giải thích thêm, rằng hiện có bốn ứng dụng dùng để khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần, gồm: VHD, tokhaiyte.vn, Bluezone và Ncovi. Chỉ những ai thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh mới phải cài đặt ứng dụng.

Như vậy, để có cơ sở xử phạt, lực lượng chấp pháp có hai cách: được người dân tự nguyện mở điện thoại cho xem app; hoặc phải kiểm tra điện thoại của công dân xem người đó có cài Bluezone hay không. Và để kiểm tra thì phải mở hoặc yêu cầu người dân mở điện thoại. Còn nếu muốn kiểm tra người đó có điện thoại thông minh hay không, cơ quan chức năng phải khám xét hành lý và kiểm thể - khám người.

Con được học bổng, bố chuyển 100 triệu góp Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19

on .

TTO - Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Đức Hùng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) khi con trai tặng bố mẹ 3.000 bảng Anh (khoảng 100 triệu đồng) tiền học bổng. Số tiền này anh Đức tự nguyện đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19.

Con được học bổng, bố chuyển 100 triệu góp Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19 - Ảnh 1.
 

Chia sẻ của anh Nguyễn Đức Hùng trên trang Facebook cá nhân - Ảnh: T.T

Anh Hùng kể con trai Nguyễn Đức Hà Phan (đang học năm nhất, Trường ĐH Kinh tế quốc dân) vừa được nhận học bổng 3.000 bảng Anh vì thành tích học tập và trừ thẳng vào tiền học phí.

Ba tháng giáo viên 'chao đảo' vì chứng chỉ chức danh

on .

Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục.

Theo văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3 của Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT báo cáo  phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.

Cũng trong văn bản này, Bộ GD-ĐT đã có một số hướng dẫn cụ thể:

Yêu cầu chứng chỉ CDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành.

Ba tháng giáo viên 'chao đảo' vì chứng chỉ chức danh

on .

Đầu tháng 2/2021, Bộ GD-ĐT ra chùm thông tư về bổ nhiệm và xếp hạng khiến giáo giới 'xáo động'. Sau 3 tháng, Bộ Nội vụ lại đang đề xuất bỏ quá nửa số chứng chỉ bắt buộc của ngành giáo dục.

Theo văn bản số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3 của Bộ GD-ĐT, các Sở GD-ĐT báo cáo  phương án triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trước ngày 30/6/2021 và kết quả bổ nhiệm hạng CDNN và xếp lương giáo viên trước ngày 31/12/2021.

Cũng trong văn bản này, Bộ GD-ĐT đã có một số hướng dẫn cụ thể:

Yêu cầu chứng chỉ CDNN giáo viên hạng III áp dụng đối với giáo viên mầm non, tiểu học được tuyển dụng sau ngày Thông tư 01,02 có hiệu lực thi hành và giáo viên mầm non hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III mới, giáo viên tiểu học hạng III cũ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới; giáo viên THCS, THPT được tuyển dụng sau ngày Thông tư 03,04 có hiệu lực thi hành.

TP HCM: Hơn 500 sinh viên trường y xông pha chống dịch Covid-19

on .

(NLĐO) - Hơn 500 sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược TP HCM và ĐH Nguyễn Tất Thành được huy động để xông pha tuyến đầu chống dịch Covid-19.

Vừa qua, UBND TP HCM yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y dược TP HCM huy động sinh viên năm cuối tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo công suất 50.000 mẫu/ngày.

Tối ngày 29-5, 120 sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã xuất quân đến quận Gò Vấp, quận 12 hỗ trợ địa phương lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư.

Tối ngày 31-5, có thêm 50 sinh viên được tăng cường hỗ trợ xét nghiệm tại khu dân cư quận Gò Vấp, quận 8. Trước đó, 60 sinh viên trường này đã làm việc tại HCDC từ đầu tháng 5, hỗ trợ điều tra dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh.

Đến nay, tổng cộng có 230 sinh viên của Khoa Y, Răng hàm mặt, Dược, Điều dưỡng - Kỹ thật y học và Y tế Công cộng tham gia chống dịch.

Tại Trường ĐH Y dược TP HCM có hơn 200 sinh viên Khoa Y tế công cộng đang phối hợp chống dịch cùng HCDC. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 91 sinh viên các khoa Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng cũng tham gia hỗ trợ HCDC.

TP HCM: Hơn 500 sinh viên trường y xông pha chống dịch Covid-19 - Ảnh 1.

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đến thăm hỏi, động viên sinh viên, nhân viên y tế tại điểm cách ly của quận 8, TP HCM