PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời (2)
(NLĐO)- PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, đã đột ngột qua đời sau cơn đau tim.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa
TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc ĐHQG TP HCM, xác nhận thông tin PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời lúc rạng sáng 11-4 ở bệnh viện do bệnh tim.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa sinh năm 1958, là sinh viên ngành toán tại Trường ĐH Tổng hợp TP HCM giai đoạn 1976- 1981; là giảng viên của trường từ 1981- 1986; Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belorussia (Liên Xô) từ 1986-1991 sau đó làm giảng viên Khoa Toán - Tin học; Trưởng Phòng Sau đại học Trường ĐH Tổng hợp TP HCM (Nay là ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM).
5 thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo
Giữ hay thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT, nâng chất lượng giáo dục, đảm bảo giáo viên sống được bằng nghề... là bài toán chờ đợi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.
Ngày 8/4, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Vị trí này được xem là "nóng" nhất trong Chính phủ nhiều nhiệm kỳ gần đây bởi ngành này có số cán bộ, viên chức đông nhất với khoảng 1,5 triệu, tác động trực tiếp đến hơn 23 triệu học sinh, sinh viên. Giáo dục cũng là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình nên kỳ vọng và áp lực đặt lên vai tư lệnh ngành rất lớn.
Tiếp nhận vị trí mới, tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.
Giữ ổn định hay thay đổi kỳ tốt nghiệp THPT
Từ năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia ra đời, được gộp từ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây được coi là bước đột phá trong đổi mới thi cử, khâu quan trọng của lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.
5 năm sau đó, kỳ thi liên tục thay đổi, từ việc chuyển hình thức tự luận sang trắc nghiệm, từ thi tập trung ở cụm chuyển về các địa phương, tổ chức lại môn thi để tránh học lệch, học tủ... Các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, khách quan cũng được nâng cấp.
Tuy nhiên, vụ gian lận thi cử ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình năm 2018 đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt khi các kỳ thi được giao cho địa phương chủ trì, các trường đại học chỉ giữ vai trò thanh tra, giám sát.
Học sinh trường THPT Trần Cao Vân, TP HCM ôn thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Quỳnh Trần.
Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Đường đi ở miệng, mắt mình chứ đâu!
TTO - Ngày tôi khăn gói lên TP.HCM học đại học, ba chỉ dặn đúng một câu: "Ở thành phố không như quê mình, đi một đường nhưng lại về một ngả, không biết đường thì hỏi, đường đi ở trong miệng mình nha con".
Đặt chân đến Sài Gòn, cảm giác của tôi là choáng ngợp. Người xe như mắc cửi, đèn giao thông, biển báo thì nhiều đến hoa mắt. Trên chiếc xe cánh én, tôi chầm chậm hòa vào dòng người đông đúc và liên tục giật mình bởi những tiếng còi xe đột ngột.
AIoT tăng hiệu năng cho người dùng
IoT và AI đã kết hợp thành AIoT để chuyển đổi dữ liệu IoT thành thông tin hữu ích nhằm cải thiện quá trình ra quyết định
Khi internet ngày càng phổ biến, IoT (internet của vạn vật) là một giai đoạn phát triển mới của internet, kết nối internet phổ cập cho mọi thiết bị, đồ dùng. Gần đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển lên những giai đoạn máy học và học sâu kết hợp với công nghệ Big Data thì AI không những chỉ có trong các thiết bị cao cấp mà đã được kết hợp với hạ tầng IoT tạo hệ sinh thái AIoT (AI cho vạn vật) để nâng tiện ích cho người dùng.
Khả năng xử lý thông minh
Nếu như trước đây với IoT, các thiết bị trong các hệ sinh thái đó chỉ đơn giản là kết nối internet và kết nối với nhau thì nay được tích hợp thêm AI để thiết bị tăng khả năng xử lý thông minh hơn. Các thiết bị thông minh với tính năng điện toán nhận thức sẽ học hỏi thông qua sự tương tác và phản ứng của con người để ngày càng hợp gu và hiểu người dùng hơn. Một chiếc đồng hồ để bàn hay loa để bàn thông minh AIoT có tính năng trợ lý ảo được kết nối với các thiết bị trong ngôi nhà thông minh để điều khiển chúng theo lệnh của người dùng. Những thiết bị AIoT đó sẽ ghi nhớ và học thói quen, sở thích của người dùng để phục vụ tốt hơn, chẳng hạn khi ngủ, thiết bị sẽ điều chỉnh ánh sáng đèn, âm nhạc… theo sở thích người dùng.
Một nhà máy thông minh sản xuất ôtô sử dụng người máy ứng dụng AIoT Nguồn: INTERNET
Thầy cô đi thi đánh giá năng lực để về ôn tập cho trò
TTO - 'Thực sự tôi hơi bối rối khi nhận đề thi đánh giá năng lực. Bởi cách đặt vấn đề trong đề thi đánh giá năng lực rất khác với cách đặt vấn đề trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia', các giáo viên chia sẻ.
Trường THPT Nguyễn Du, quận 10, TP.HCM có 5 giáo viên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM ngày 28-3. Đây là kỳ thi dành cho học sinh lớp 12 với mục đích để xét tuyển vào các trường ĐH. Vậy các giáo viên đi thi để làm gì?
Các bài khác...
- Mạnh tay xử lý những quảng cáo 'thần y', 'thần dược' sai sự thật
- "Đưa trường học đến thí sinh": Điều kiện để học sinh 149 trường được xét tuyển ưu tiên vào ĐHQG TP HCM?
- YouTube tiếp tay quảng cáo chữa bệnh 'khủng bố'?
- Dư luận nghi ngờ, muốn bỏ cuộc thi khoa học kỹ thuật cho học sinh, Bộ GD-ĐT nói gì?