NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Từ 1/7, chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học, khách hàng phải làm gì?

on .

 

 

 

Các ngân hàng đồng loạt phát đi thông báo, yêu cầu khách hàng cài đặt sinh trắc học để đáp ứng quy định mới về thanh toán ngân hàng được áp dụng từ 1/7 tới đây.

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực từ 1/7/2024, nhiều giao dịch thanh toán ngân hàng sẽ phải thực hiện xác thực sinh trắc học.

Cụ thể, các giao dịch cần xác thực sinh trắc học bao gồm:

Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên.

Giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng áp dụng với một số giao dịch khác như: Đăng nhập lần đầu sau khi bấm “Quên mật khẩu” và cấp lại mật khẩu mới; Giao dịch thanh toán, tiết kiệm, giao dịch ví điện tử…

Để tránh gián đoạn giao dịch, đồng thời tăng cường bảo mật khi thực hiện giao dịch trực tuyến, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng thực hiện cài đặt sinh trắc học trước ngày 01/7/2024.

Báo động về tấn công mã hóa có chủ đích, chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo 5 điều cần làm ngay

on .

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng loạt vụ tấn công mã hóa dữ liệu nghiêm trọng xảy ra từ chứng khoán (VNDirect), năng lượng (PVOil),…

Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc Công nghệ Công ty Công nghệ An ninh mạng Quốc gia Việt Nam NCS, hình thức tấn công của tin tặc trong các vụ việc vừa qua tương đối giống nhau: tấn công nằm vùng 1 thời gian, sau đó thực hiện mã hóa dữ liệu tống tiền.

Tuy nhiên, kỹ thuật tấn công các vụ lại không giống nhau nên khả năng đây là các cuộc tấn công của những nhóm tội phạm khác nhau.

Dù chưa có bằng chứng cho thấy đây là một chiến dịch có tổ chức nhưng cũng không loại trừ khả năng này vì các vụ việc liên tiếp xảy ra trong thời gian khá ngắn.

"Để thực hiện mã hóa dữ liệu, tin tặc phải có đủ thời gian để biết dữ liệu nào quan trọng. Vì vậy, tin tặc sẽ phải cài các mã độc nằm vùng, thu thập thông tin hằng ngày, từ đó phân tích, đánh giá và lựa chọn mục tiêu để mã hóa dữ liệu. Với tổ chức có càng nhiều thành phần và càng phức tạp thì thời gian nằm vùng phải càng lâu" – ông Sơn phân tích.

Mặc dù nhận thức về bảo đảm an ninh mạng của các doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đã nâng cao đáng kể, tuy nhiên việc triển khai các giải pháp đề phòng vẫn chưa thực sự tương xứng. Trong khi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, đặc biệt có sự tham gia của các nhóm tội phạm lớn quốc tế. Vì vậy, các hệ thống tại Việt Nam luôn ở trong tình trạng có thể bị tấn công bất cứ lúc nào.

Nhiều doanh nghiệp bị tấn công mạng

Sẽ có thị trường mua bán điện trực tiếp không giới hạn

on .

Đề xuất của Tập đoàn Điện lực VN (EVN) về một thị trường mua bán điện trực tiếp không giới hạn giữa người mua và người bán nhận được sự quan tâm, ủng hộ của nhiều người, nhiều doanh nghiệp.

Giá sẽ do người mua và người bán thỏa thuận

Tại cuộc họp với Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về dự thảo nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) mới đây, Chủ tịch HĐQT EVN Đặng Hoàng An cho rằng có thể tạo thị trường mua bán điện trực tiếp không giới hạn người bán và người mua. Các bên tham gia sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho EVN trong bảo đảm an toàn lưới điện, vận hành, truyền tải…

Theo EVN, có thể tạo thị trường mua bán điện mặt trời trực tiếp không giới hạn người bán và người mua