NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Chúc mừng sinh viên UIT xuất sắc đạt giải nhất Google Developer Student Clubs (GDSC) Hackathon VietNam 2023

on .

Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin chúc mừng Nhóm sinh viên thuộc clb Developer Student Clubs - UIT, trường Đại học Công nghệ Thông tin giành giải nhất cuộc thi Google Developer Student Clubs (GDSC) Hackathon Vietnam 2023.

Nhóm trưởng:

- Nguyễn Công Tấn Phát - khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin - ngành Công nghệ Thông tin

Thành viên đến từ các đơn vị khác:

- Cao Minh Quân - khoa Mạng máy tính và Truyền thông - ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu

- Phan Văn Minh - khoa Công nghệ Phần mềm - ngành Kỹ thuật Phần mềm

- Nguyễn Hữu Hiệu - khoa Hệ thống Thông tin - ngành Hệ thống thông tin

 Mô tả đề tài: eGreenBin 

eGreenBin là một dự án được phát triển từ việc mong muốn xây dựng nhận thức và hình thành thói quen về việc phân loại rác cho trẻ em từ trong trường học. Ở một số nơi, mặc dù có thùng rác để phân loại nhưng dường như không đạt hiệu quả cao trong việc này do chưa có sự kết hợp nhiều với giáo dục. Vì thế, dự án hướng đến việc giáo dục để xây dựng nhận thức lâu dài và kỹ năng phân loại rác cho trẻ từ giai đoạn dễ tiếp nhận và thay đổi nhất, để tạo một nền tảng về thói quen đúng đắn và lành mạnh cho trẻ khi trưởng thành. Ý tưởng được triển khai bằng sự phối hợp của AI, IOT và software.

 Đối tượng tập trung để phát triển đề tài: Trẻ em tiểu học lứa tuổi 6 - 10 tuổi, giai đoạn trẻ dễ hình thành nhận thức nhất.

 eGreenBin hướng đến 3 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Đây là nền tảng giúp cho nhóm phát triển đề tài này.

Giáo dục có chất lượng, với mong muốn giáo dục và giúp trẻ em hình thành nhận thức đúng đắn về việc phân loại rác từ sớm.

Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững, eGreenBin sẽ mang lại một tương lai mà rác thải nhựa được phân loại đúng đắn và tăng hiệu quả sản xuất cũng như tái chế hơn. 

Hành động vì khí hậu, khi rác thải ra môi trường được giảm thiểu, sẽ mang lại lợi ích hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là trong thời điểm trái đất đang nóng dần.

GDSC Hackathon Việt Nam năm 2023 là cuộc thi quy mô cả nước do 9 Cộng đồng Google Developer Student Clubs tại Hồ Chí Minh với đơn vị đồng tổ chức CoderSchool. 

Cùng theo đó là mạng lưới tham gia truyền thông kết nối của 24 chapters Google Developer Student Clubs tại các trường Đại học có ngành CNTT ở Việt Nam.

Một lần nữa, xin chúc mừng các bạn và hy vọng đây sẽ là nguồn động lực để các bạn gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong tương lai!

Thông tin chi tiết: https://www.facebook.com/UIT.ISE/posts/pfbid0mG7Qc4u1tZssyrwJsA5pvo59EyMkMHH6G5vzYQyeH7kxNKaVbvUZhfFNQJrCNo86l

Hải Băng - Cộng tác viên Truyền thông trường Đại học Công nghệ Thông tin

Nguồn: https://www.uit.edu.vn/chuc-mung-sinh-vien-uit-xuat-sac-dat-giai-nhat-google-developer-student-clubs-gdsc-hackathon-vietnam-2023

Thí sinh không thấy tên trong danh sách trúng tuyển sẽ giải quyết ra sao?

on .

Theo ghi nhận ở một số trường ĐH, nhiều trường hợp thí sinh đã trúng tuyển các phương thức xét tuyển sớm nhưng không tra cứu thấy tên. Theo chuyên gia tuyển sinh, có 2 nguyên nhân khiến thí sinh rơi vào trường hợp này.

Chỉ xác nhận được trên hệ thống Bộ GD-ĐT từ ngày 18.9

Sau khi hết hạn công bố điểm chuẩn chiều 17.9, nhiều trường ĐH đã tiến hành cho thí sinh (TS) xác nhận nhập học ngay trong ngày hôm sau. Theo ghi nhận từ những TS đến trực tiếp và liên lạc qua các kênh gián tiếp của trường, không ít TS cho biết đã trúng tuyển sớm nhưng tra cứu vẫn không thấy tên trong danh sách trúng tuyển.

Với các trường hợp này, tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết kế hoạch xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ GD-ĐT có điều chỉnh. Thay vì TS bắt đầu xác nhận nhập học trực tuyến từ ngày 16.9 thì theo công văn mới nhất, hệ thống này mở từ ngày 18.9. “Do vậy, trong những ngày vừa qua việc TS không truy cập được thông tin trên hệ thống của Bộ thì không cần lo lắng”, tiến sĩ Phương cho hay.

Với việc tra cứu danh sách trúng tuyển theo kênh các trường ĐH, ông Phương cũng cho biết tùy theo từng trường nhận dữ liệu TS từ hệ thống vào thời điểm nào.

Thông tin thêm về việc mở cổng xác nhận nhập học trực tuyến của Bộ, thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, lưu ý: “TS trúng tuyển phải thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến tại hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD-ĐT trước 17 giờ ngày 30.9. Sau thời hạn trên, TS chưa thực hiện xác nhận nhập học sẽ bị xóa tên trong danh sách trúng tuyển”.

Thí sinh không thấy tên trong danh sách trúng tuyển sẽ giải quyết ra sao? - ảnh 1

Thí sinh trúng tuyển đợt 1 làm thủ tục nhập học tại một trường đại học ở TP.HCM

ĐÀO NGỌC THẠCH

Cũng theo ông Quốc, TS sau khi xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống của Bộ, tiếp tục thực hiện xác nhận nhập học theo hướng dẫn từng trường.

Trúng tuyển sớm nhưng đậu thành rớt, sẽ tạo điều kiện cho thí sinh ?

Hiện nay không ít TS vẫn không tìm thấy tên trong danh sách trúng tuyển chính thức dù hệ thống của Bộ GD-ĐT và trường đã mở. Các trường hợp này đều thuộc diện trúng tuyển sớm, đã lên hệ thống của Bộ nhập nguyện vọng 1.

Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trường ĐH Nha Trang, những ngày qua có ghi nhận một số trường hợp TS gọi điện, viết thư trình bày những sai sót trong đăng ký nguyện vọng liên quan đến mã ngành, phương thức. Nếu TS đã đủ điều kiện trúng tuyển sớm nhưng vì lý do nhập sai dẫn đến không trúng tuyển theo đúng nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển, trường sẽ hướng dẫn TS viết đơn trình bày lý do để trường xem xét.

“Theo hướng dẫn của Bộ, trường sẽ chủ động giải quyết trên tinh thần tạo điều kiện nhất và hướng đến quyền lợi người học. Nếu đúng trường hợp đã trúng tuyển sớm như công bố trước đó và chưa xác nhận nhập học vào trường khác, trường có thể xét bổ sung như các trường hợp đăng ký xét tuyển đợt bổ sung”, tiến sĩ Phương chia sẻ.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết trước đó trường đã phát hiện hơn 100 trường hợp TS có sai sót trong đăng ký nguyện vọng. Các lỗi sai tập trung vào việc TS đã trúng tuyển sớm theo tổ hợp này nhưng trên phần mềm lại chọn nhầm tổ hợp khác. Ví dụ, thí sinh trúng tuyển bằng kết quả học bạ ngành quản trị kinh doanh theo tổ hợp A01 nhưng lại chọn trên phần mềm thành tổ hợp A00. Không ít trường hợp đã trúng tuyển sớm bằng kết quả học bạ nhưng lên phần mềm lại chọn nhầm thành xét kết quả thi đánh giá năng lực. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp này đã rà soát đối chiếu trước khi lọc ảo lần cuối theo yêu cầu của Bộ.

Thí sinh không thấy tên trong danh sách trúng tuyển sẽ giải quyết ra sao? - ảnh 2

Thí sinh nộp học phí xác nhận nhập học

ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Văn Lang, cũng cho biết trước thời điểm bắt đầu quy trình lọc ảo xét tuyển, trường đã rà soát và hỗ trợ TS điều chỉnh sai sót gần 7.000 trường hợp. Trong đó, hầu hết TS đủ điều kiện trúng tuyển sớm vào trường nhưng đăng ký nguyện vọng sai. Dù không nhiều nhưng ở thời điểm hiện tại, trường ĐH này vẫn ghi nhận một số trường hợp TS trúng tuyển sớm nhưng báo không có tên trong danh sách trúng tuyển chính thức.

Về hướng xử lý, ông Tuấn cho biết: “Theo hướng dẫn của Bộ, các TS đủ điều kiện trúng tuyển sớm nhưng khi nhập nguyện vọng lên hệ thống của Bộ bị sai sót mã tổ hợp xét tuyển, sẽ được trường xem xét trúng tuyển trong đợt xét bổ sung tới mà không cần trải qua quá trình xét tuyển vì ở đợt 1 đã đủ điều kiện trúng tuyển”. Với các trường hợp còn lại, ông Tuấn nói: “Những thí sinh sai mã ngành và mã phương thức xét tuyển vẫn được trường tạo điều kiện khi xét tuyển bổ sung vào những ngành còn chỉ tiêu”.

HÀ ÁNH

Ủy ban Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok

on .

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép chính quyền ông Biden cấm TikTok cùng các ứng dụng đe dọa an ninh quốc gia.

Dự luật được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua ngày 1/3 với 24 phiếu thuận, 16 phiếu chống, chấp thuận các biện pháp hạn chế của Nhà Trắng với những ứng dụng bị cho là có rủi ro về bảo mật.

Trong số những ứng dụng bị cấm có TikTok, do công ty ByteDance của Trung Quốc phát triển và đang có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ.

Dự luật không nêu cụ thể cách triển khai thế nào, nhưng ông Biden có thể cấm mọi giao dịch với TikTok, đồng nghĩa cá nhân ở Mỹ không thể tiếp cận hoặc tải ứng dụng này về điện thoại. Dự luật cũng yêu cầu ông chủ Nhà Trắng áp lệnh cấm với mọi thực thể có thể chuyển dữ liệu cá nhân nhạy cảm đến tổ chức chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

"TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia... Đã đến lúc hành động", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, đảng Cộng hòa, nói. "Bất cứ ai tải ứng dụng TikTok về thiết bị đều đồng nghĩa đã mở 'cửa hậu' tiếp cận thông tin cá nhân của họ. Đó là khí cầu do thám trên điện thoại".

Phe Dân chủ phản đối dự luật, cho rằng động thái này "vội vàng" và cần được tham vấn kỹ càng với các chuyên gia. Dự luật sẽ cần được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện, đang do phe Dân chủ kiểm soát, trước khi trình lên ông Biden ký ban hành.

Chính quyền ông Biden không thể hiện rõ quan điểm có ủng hộ dự luật hay không. Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói "TikTok tạo ra rắc rối và chúng tôi cần quan tâm bởi nó có liên quan đến dữ liệu của Mỹ".

"Mỹ cấm TikTok cũng là cấm xuất khẩu văn hóa và các giá trị của Mỹ đến hàng tỷ người đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi trên thế giới", người phát ngôn TikTok bình luận về động thái.

Biểu tượng ứng dụng TikTok trên một điện thoại thông minh trong ảnh chụp ngày 22/8/2022. Ảnh: Reuters.
 

Biểu tượng ứng dụng TikTok trên một điện thoại thông minh trong ảnh chụp ngày 22/8/2022. Ảnh: Reuters.

TikTok đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại Bắc Kinh có thể thu thập dữ liệu người dùng.

Nhà Trắng hồi đầu tuần yêu cầu các cơ quan chính phủ phải đảm bảo ứng dụng TikTok được gỡ bỏ khỏi mọi hệ thống và thiết bị liên bang trong vòng 30 ngày. Hơn 30 bang ở Mỹ, Canada, các cơ quan chính sách của Liên minh châu Âu cũng đã cấm tải TikTok trên thiết bị công.

Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan an ninh quốc gia quyền lực, hồi năm 2020 nhất trí khuyến nghị ByteDance thoái vốn TikTok vì lo ngại dữ liệu người dùng có thể bị thu thập trái phép để chuyển cho chính phủ Trung Quốc.

TikTok và CFIUS đã đàm phán hơn hai năm về các yêu cầu bảo mật dữ liệu. TikTok cho biết họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực đảm bảo an ninh dữ liệu và bác bỏ cáo buộc do thám.

NHƯ TÂM

Nguồn: https://vnexpress.net/uy-ban-ha-vien-my-thong-qua-du-luat-cam-tiktok-4576391.html

Giới trẻ tiếp cận với ChatGPT ra sao?

on .

Ở Việt Nam ChatGPT cũng đang dần hình thành trào lưu sử dụng của nhiều bạn trẻ...

Đã sớm tiếp cận với ChatGPT

Đang làm trong ngành công nghệ Nguyễn Đăng Khoa (quản lý Học viện Sẻ chia) cho rằng đã biết ChatGPT từ tháng 12 năm ngoái. Khi mới ra mắt thời gian ngắn đã tạo nên cơn sốt với những người làm nghề công nghệ.

Theo Khoa, từ đầu ChatGPT đã giới hạn người có thể tạo tài khoản từ một số quốc gia nhất định, trong đó không có Việt Nam. Điều đó càng làm cho Khoa tò mò, chia sẻ tài khoản trên các nhóm Facebook để dùng thử…

Khoa nhận thấy ChatGPT dễ sử dụng. Gõ tin nhắn như người bạn với nhau, để hỏi về các thông tin mình cần tìm, cần viết là AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ xâu chuỗi các câu hỏi lại thành câu trả lời hoàn chỉnh từ các dữ kiện mình hỏi và đã tiếp cận, trải nghiệm nó trong thời gian không ngắn.

Giới trẻ Việt dần tiếp cận với ChatGPT