NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Bí ẩn siêu mã độc Regin

on .

Regin là một loại phần mềm gián điệp giúp mở rộng cửa một máy tính để tin tặc dễ dàng xâm nhập. Một khi đã khống chế được mục tiêu, Regin kích hoạt chương trình “con”, chương trình này “đánh thức” một chương trình đính kèm khác. Cứ thế, các mã độc len lỏi vào máy tính...

Tờ Le Monde ngày 26.11 dẫn báo cáo kết quả 1 năm nghiên cứu về mã độc Regin của Tập đoàn bảo mật Symantec (Mỹ) cho biết: “Trong vô số vi rút máy tính đang tồn tại, rất hiếm loại thật sự được xem là một cuộc cách mạng về công nghệ như Regin”.

Giật mình với lắm kiểu viết tắt của giới trẻ

on .

Bà Trần Kim Huệ (Q.11, TP.HCM) chia sẻ: “Mình thật sự tá hỏa khi vào Facebook của con, chẳng hiểu nó viết cái gì, sau mới biết nó… nói bậy”.

Không chỉ dùng loại ngôn ngữ "chat chit", đa số bạn trẻ đều sử dụng những chữ viết tắt khi trao đổi thông tin - Ảnh: T.L.

Không chỉ bà Huệ, rất nhiều bà mẹ khác nói rằng xuất hiện nhan nhản trên Internet ngôn ngữ tắt của nhiều bạn trẻ khiến họ phải đỏ mặt, giật mình.

Nửa Tây nửa ta

Hàng loạt trang cộng đồng, diễn đàn liên tục cập nhật các bài đăng tổng hợp về những từ viết tắt mà bạn trẻ thường sử dụng để những thành viên mới… kịp thời nhận biết và hiểu nghĩa.

Đa số từ viết tắt xuất hiện dưới hình thức là chuỗi những ký tự đầu trong cụm từ muốn viết như: KLQ (không liên quan), QTQĐ (quá trời quá đất)…

Chamath Palihapitiya - gã nghiện Poker đứng sau sự thành công của Facebook

on .

Ở thung lũng công nghệ Silicon Valley, cái tên Chamath Palihapitiya luôn được biết đến như một nhà đầu tư lớn đã dẫn dắt Facebook IPO thành công. Nhà đầu tư mạo hiểm gốc Sri Lanka này cũng được Business Insider đánh giá là một trong 100 nhân vật công nghệ đỉnh nhất thời điệm hiện tại.

Chamath Palihapitiya - cái tên “khó đọc” mà không phải ai cũng biết

Nhắc đến Facebook , hầu như cái tên mà chúng ta nghĩ đến đầu tiên sẽ là vị CEO trẻ tuổi Mark Zuckerberg .

Bức ảnh hiếm hoi có mặt cả Mark Zuckerberg và Chamath Palihapitiya.

CNTT mang lại lợi ích thế nào cho Nông nghiệp?

on .

Có thể nói, chưa khi nào Công nghệ thông tin (CNTT) được ứng dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như hiện nay. Sức mạnh gần như không giới hạn của CNTT mang lại nhiều giá trị gia tăng, những hiệu quả thật diệu kỳ.

 Nông nghiệp – trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam

Riêng ngành nông nghiệp, tại nhiều nước, CNTT đã phát huy sức mạnh to lớn, giải phóng và nâng cao sức lao động, đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa giá trị cao.

Còn Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng. Chẳng thế mà trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí năm 2012, TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đã nói, đại ý rằng: Trong 3 lần khủng hoảng kinh tế thế giới vào cuối những năm 80, 90 (thế kỷ 20) và năm 2008, nông nghiệp đều phát huy vai trò nâng đỡ cho nền kinh tế Việt Nam tránh khỏi những tác động tiêu cực của khủng hoảng.

Điểm danh những ngôn ngữ lập trình ‘một ký tự’

on .

Những ngôn ngữ lập trình với tên gọi chỉ có một ký tự là góc riêng của Internet, chúng giúp giới lập trình tạo ra những phần mềm từ đơn giản đến phức tạp và cho cả Internet of Things.

Dù không phải là ngôn ngữ lập trình đầu tiên được đặt tên theo xu hướng “một ký tự”, nhưng C đã trở thành một phần nào của truyền thống đặt tên ngôn ngữ lập trình với một ký tự duy nhất và sau đó được phổ biến rộng rãi cho đến hiện nay.

Ngôn ngữ C

Cách đây đã lâu, hai nhà lập trình là Brian Kernighan và Dennis Ritchie (gọi tắt là K&R) lên kế hoạch tạo ra Unix bằng cách sử dụng ngôn ngữ B, một ngôn ngữ nội bộ của hãng AT&T. Tuy nhiên, B không thể xác định được những byte riêng, vốn là một vấn đề lớn lúc đó nên K&R đã phải bổ sung thêm nhiều tính năng để tạo ra C. Ngôn ngữ này sau đó đã nhanh chóng trở nên phổ biến và là ngôn ngữ chung cho Unix. C ngày càng phát triển và có thêm nhiều tính năng hướng đối tượng rồi cuối cùng trở thành C++.