NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tìm ra hợp chất có thể giúp giảm cân không cần tập thể dục

on .

TTO - Các nhà khoa học tìm được loại hợp chất có thể giúp giảm hấp thụ thức ăn ở chuột. Đây là bước tiến lớn trong nghiên cứu, có khả năng sẽ giúp con người đạt được các lợi ích tương đương tập thể dục chỉ bằng một viên thuốc.

Tìm ra hợp chất có thể giúp giảm cân không cần tập thể dục - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: freepik.com

Theo báo The Independent hôm 20-6, các nhà khoa học mới đây cho biết đã tìm thấy một loại axit amin biến đổi gọi là Lac-Phe. 

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature, nhóm tác giả thông tin hợp chất này được kích thích tạo ra nhiều nhất trong huyết tương ngay sau khi chuột được đưa lên máy chạy bộ cường độ cao.

"Việc tập thể dục thường xuyên đã chứng minh có thể giúp giảm cân, ăn ngon miệng và cải thiện chức năng tiêu hóa, đặc biệt là cho người thừa cân và béo phì" - Yong Xu, giáo sư lĩnh vực nhi khoa & sinh học phân tử tại Trường Y Baylor (Mỹ) và là đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết.

Theo các nhà khoa học, phân tử Lac-Phe được tổng hợp từ lactate (loại hợp chất được sinh ra sau vận động cường độ cao) và phenylalanine (một loại axit amin cấu tạo nên protein của cơ thể người).

Các thí nghiệm cho thấy liều lượng Lac-Phe cao có thể làm chuột giảm ăn lên đến 50% sau khoảng 12 giờ mà không ảnh hưởng đến việc vận động và tiêu hao năng lượng của chúng. Khi Lac-Phe được đưa vào cơ thể chuột trong vòng 10 ngày, loại hợp chất này đã làm giảm đáng kể lượng thức ăn tiêu thụ, giảm cân, giảm mỡ và tăng sức chống chịu với glucose.

Nghiên cứu trên cũng xác định được một loại enzyme - gọi là CNDP2 - có liên quan đến việc sản xuất Lac-Phe. Chuột bị thiếu enzyme này giảm cân chậm hơn so với các con chuột khác.

Ngoài chuột, các nhà khoa học cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy hàm lượng Lac-Phe trong huyết tương của ngựa và người tăng lên sau vận động, mở ra khả năng ứng dụng hợp chất này cho con người.

Theo họ, chạy nước rút là hoạt động làm tăng lượng Lac-Phe mạnh nhất, theo sau là luyện tập sức mạnh và sức bền.

Đồng tác giả Janathan Long khẳng định: "Phát hiện này cho thấy Lac-Phe là một hệ thống lâu đời điều hòa việc ăn uống và có liên quan đến hoạt động thể chất ở nhiều loài động vật".

Các tác giả mong muốn hiểu sâu hơn về cơ chế ảnh hưởng của Lac-Phe lên cơ thể và não bộ. "Chẳng hạn người già hoặc yếu không thể tập thể dục, một ngày nào đó sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng thuốc giúp làm chậm quá trình loãng xương, bệnh về tim mạch và các tình trạng khác" - tiến sĩ Janathan Long lấy ví dụ về khả năng ứng dụng.

Còn giáo sư Yong Xu nói: "Mục tiêu của chúng tôi là học cách điều chỉnh lộ trình tập luyện cho các hoạt động can thiệp điều trị bệnh".

THANH BÌNH

Nguồnhttps://tuoitre.vn/tim-ra-hop-chat-co-the-giup-giam-can-khong-can-tap-the-duc-20220621091522551.htm

Nắng 'bể đầu': Bình thường mới ở châu Âu?

on .

TTO - Tây Ban Nha, Pháp và các nước Tây Âu khác đang trải qua cái nóng gay gắt. Đợt sóng nhiệt tháng 6 này dẫn tới các đám cháy rừng và làm dấy lên nỗi lo rằng những đợt thời tiết nóng bức đầu mùa hè giờ đây sẽ trở thành điều bình thường.

Nắng bể đầu: Bình thường mới ở châu Âu? - Ảnh 1.

Một chiếc ghế có che ô vắng bóng người trên bãi biển Saint-Jean de Luz, tây nam nước Pháp hôm 18-6, khi một đợt sóng nhiệt bắt đầu càn quét Pháp và Tây Âu - Ảnh: AFP

Ngày 19-6, người dân Pháp đã đến các điểm bỏ phiếu giữa cái nắng "bể đầu" khi diễn ra vòng 2 (vòng cuối cùng) của cuộc bầu cử Quốc hội có thể thay đổi bộ mặt của chính trường Pháp. 

Khoảng 2/3 trong số 96 tỉnh của nước này đã được đặt trong tình trạng báo động nắng nóng cao, trong đó ít nhất 11 tỉnh có báo động đỏ (mức cao nhất).

Nhiệt độ cao nhất mọi thời đại

Pháp và bán đảo Iberia là những nơi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do đợt nắng nóng hiện tại. Thời tiết oi bức vào hôm 18-6 là đỉnh điểm của đợt sóng nhiệt tháng 6, giống như dự báo của các nhà khoa học. Họ cho rằng những hiện tượng như vậy giờ đây sẽ xảy ra sớm hơn trong năm do tình trạng nóng lên toàn cầu.

Thị trấn Biarritz (tây nam Pháp), một trong những khu nghỉ mát ở bờ biển được săn lùng nhiều nhất của Pháp, đã chứng kiến nhiệt độ cao nhất mọi thời đại vào hôm 18-6, với 41oC.

Hàng trăm người đổ đến và ùn tắc giao thông xảy ra bên ngoài các công viên nước ở Pháp, khi người dân coi nước là thứ duy nhất giúp họ thoát khỏi cái nóng kinh hoàng. Với việc sông Seine không cho phép tắm, người dân thủ đô Paris chỉ còn tìm đến các đài phun nước trong thành phố. Trong khi đó, các buổi hòa nhạc và các cuộc tụ tập công cộng lớn ngoài trời đã bị cấm ở vùng Gironde.

Đối với một số người ở Paris, đặc biệt là những người sống trong những căn hộ cũ kỹ và chật chội, cái nóng như thiêu như đốt là điều quá sức chịu đựng. Chia sẻ với kênh Euronews, ông Christian Thurillat, 70 tuổi, nói rằng ông gần như không thể ngủ được.

Nông dân ở Pháp cũng đang phải cố gắng thích nghi với thời tiết nóng bất thường. Ông Daniel Toffaloni, nông dân 60 tuổi gần thành phố Perpignan ở miền nam nước này, hiện chỉ làm việc từ "rạng đông đến 11h30" và buổi tối, do nhiệt độ trong nhà kính trồng cà chua của ông tăng cao.

Trong khi đó, các đám cháy rừng ở Tây Ban Nha vào hôm 18-6 đã thiêu rụi gần 20.000ha đất ở vùng Sierra de la Culebra, tây bắc nước này. Ngọn lửa đã buộc hàng trăm người phải rời khỏi nhà của họ và 14 ngôi làng phải sơ tán. Các nhân viên cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với những đám cháy ở một số vùng khác của Tây Ban Nha, trong đó có các khu rừng ở Catalonia.

Tại tỉnh Valencia của Tây Ban Nha, nhiệt độ vào hôm 15 và 17-6 là nhiệt độ trong tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1950. Sân bay Valencia ghi nhận 39oC hôm 17-6, đánh bại kỷ lục được thiết lập vào năm 2017. Một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong đợt nắng nóng này đến nay là Andújar, miền nam Tây Ban Nha, với 44,2oC vào hôm 17-6.

Tại Đức, một đám cháy ở vùng Brandenburg xung quanh Berlin đã lan rộng khoảng 60ha vào tối 17-6. Còn Vương quốc Anh ghi nhận ngày nóng nhất từ đầu năm đến nay vào hôm 17-6, với nhiệt độ hơn 30oC vào đầu giờ chiều.

Tại Ý, Hiệp hội Nông nghiệp Coldiretti cho biết bò sữa của Ý tiết ra sữa ít hơn 10%. Với nhiệt độ hiện nay cao hơn nhiều so với "thời tiết lý tưởng" dành cho bò là 22 - 24oC, những con vật này đã uống tới 140 lít nước mỗi ngày, gấp đôi lượng tiêu thụ bình thường và sản xuất ít sữa hơn do căng thẳng.

Đây là đợt nắng nóng sớm nhất từng được ghi nhận ở Pháp kể từ năm 1947... Nó là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.

Ông Matthieu Sorel (nhà khí hậu học tại Cơ quan Khí tượng quốc gia Pháp Meteo France)

Tiêu tốn thêm năng lượng

Theo báo The Guardian, các đợt sóng nhiệt có thể gây thêm các vấn đề về năng lượng cho châu Âu, trong bối cảnh châu lục này đang đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng.

Nắng nóng và khô hạn đã làm trầm trọng thêm vấn đề hạn hán ở khu vực bán đảo Iberia, với nhiều hồ chứa nước có mức tích trữ cực thấp vào đầu mùa hè, sau một mùa đông rất khô (đặc biệt là tháng 1, 2) và tháng 5 cũng rất khô. 

Tây Ban Nha sản xuất hơn 10% điện năng nhờ các nhà máy thủy điện, do đó tình trạng khô hạn có một số tác động nghiêm trọng đến việc sản xuất năng lượng, khả năng cung cấp và giá cả.

Trong khi đó, nắng nóng làm gia tăng nhu cầu dùng năng lượng để làm mát ở một số khu vực của châu Âu. Người châu Âu đang bật máy điều hòa nhiệt độ nhiều hơn để đối phó cái nóng.

Nhà điều hành truyền tải điện của Pháp RTE cho biết việc người dân dùng máy điều hòa nhiệt độ và quạt để làm mát nhiều hơn đang buộc Pháp phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Tây Ban Nha, Ý, Đức, Bỉ và Anh.

Nắng nóng còn làm tăng nhiệt độ nước sông vốn được sử dụng để làm mát các nhà máy điện hạt nhân trên khắp châu Âu.

Trước đây, Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) đã phải tạm dừng hoạt động với một số lò phản ứng hạt nhân của họ do nắng nóng và nhiệt độ sông Rhone tăng, mặc dù tình trạng tăng nhiệt như vậy phổ biến vào tháng 7 và tháng 8 hơn là giữa tháng 6.

Dự báo trước tương lai

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc, đợt nắng nóng gay gắt hiện tại ở châu Âu bắt nguồn từ Bắc Phi. Họ giải thích một hệ thống áp suất thấp Đại Tây Dương giữa quần đảo Azores và quần đảo Madeira đang gây ra đợt nóng, đẩy nó về phía Tây Âu.

"Do biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng đang bắt đầu sớm hơn" - bà Clare Nullis, người phát ngôn WMO, nói. Bà cho biết "những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay không may lại là thứ dự báo trước về tương lai", nếu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng và khiến sự nóng lên toàn cầu tăng tới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.

BẢO ANH

Nguồn: https://tuoitre.vn/nang-be-dau-binh-thuong-moi-o-chau-au-20220620073555235.htm

Chỉ số UV cực căng trên cả nước

on .

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chỉ số tia cực tím (UV) trong 2 ngày đầu tuần (20 và 21-6) ở hầu hết các địa phương trên cả nước ở ngưỡng "nguy cơ gây hại rất cao" (UV > 8).

Cụ thể, chỉ số UV cao nhất trong ngày hôm nay (20-6) tại các TP của miền Bắc như Hạ Long (Quảng Ninh), Hải Phòng và Hà Nội lần lượt là 9.2 – 9.5 và 9.4. Tương tự, chỉ số này tại các TP thuộc miền Trung như Huế (Thừa Thiên Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam) đều là 10.

Còn tại miền Nam, chỉ số UV cao nhất trong ngày ở TP HCM, TP Cần Thơ, TP Cà Mau (Cà Mau) lần lượt là 10 – 10 – 9.

Chỉ số UV cực căng trên cả nước - Ảnh 1.

Người dân cần hạn chế ra ngoài vào thời điểm chỉ số UV ở mức cao. 

Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời điểm chỉ số UV đạt mức nguy cơ gây hại rất cao tại các địa phương miền Bắc và miền Trung là vào khung giờ từ 10 giờ đến 13 giờ; tại các địa phương miền Nam là từ 11 giờ đến 13 giờ.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết tình trạng chỉ số UV đạt ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao này sẽ duy trì đến hết ngày 21-6. Ngày 22 và 23-6 chỉ số UV tại các thành phố miền Bắc giảm xuống ngưỡng có nguy cơ gây hại cao, các thành phố còn lại vẫn duy trì ở ngưỡng có nguy cơ gây hại rất cao.

Với tình trạng chỉ số UV đạt ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ở ngoài trời trong thời điểm buổi trưa; nên ở dưới bóng mát; che chắn khi ra ngoài, bôi kem chống nắng, đeo kính râm, đội mũ, ...

Tin: Lê Vĩnh - Ảnh: Hoàng Triều

Nguồnhttps://nld.com.vn/thoi-su/chi-so-uv-cuc-cang-tren-ca-nuoc-20220620092757665.htm

Giá xăng có thể về 23.000 đồng/lít nhờ bỏ thuế?

on .

Theo tính toán, riêng việc bỏ hẳn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường và giảm thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu, giá xăng trong nước hiện nay sẽ giảm được hơn 9.000 đồng/lít.

Một lít xăng “gánh” hơn 9.400 đồng tiền thuế

Bộ Tài chính đang đề xuất Chính phủ xem xét trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giảm kịch khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm góp phần kiềm chế lạm phát tới đây. Theo đó, nếu giảm 50% thuế bảo vệ môi trường còn lại (từ ngày 1.4.2022 đã giảm 50% - PV), sẽ giảm thêm từ 1.000 đồng/lít đối với dầu và 2.000 đồng/lít với xăng. Thế nhưng, theo tính toán của chuyên gia, 50% thuế bảo vệ môi trường còn lại “không đáng là bao” nếu so với các loại thuế phí khác đang đánh vào giá xăng dầu bán lẻ, chiếm đến hơn 34%.

Giá xăng có thể về 23.000 đồng/lít nhờ bỏ thuế? - ảnh 1

Mua mỗi lít xăng, người tiêu dùng phải trả hơn 9.000 đồng tiền thuế các loại

NGỌC DƯƠNG

Xăng tăng cao gây rối loạn trong dịch vụ xe công nghệ

on .

TTO - Không chỉ phải trả tiền cước cao hơn, nhiều khách có nhu cầu đi lại bằng xe công nghệ cho biết rất khó bắt xe, thậm chí nhiều cuốc xe bị tài xế hủy, số lượng ôtô và xe ôm công nghệ xuất hiện trên app không nhiều.

Xăng tăng cao gây rối loạn trong dịch vụ xe công nghệ - Ảnh 1.
 

Khách kỳ kèo với tài xế xe ôm công nghệ do giá cước tăng (ảnh chụp trên đường Hòa Bình, quận 11, TP.HCM) - Ảnh: HỮU HẠNH