NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

JV, Nguyễn Hà Đông lọt top 30 nhân vật thành đạt dưới 30 tuổi của Forbes

on .

Vlogger Jvevermind và cha đẻ của Flappy Bird xuất sắc trở thành một trong 30 nhân vật được Forbes Việt Nam vinh danh trong năm 2014 với những thành tích nổi trội từ học tập và các lĩnh vực truyền thông, xã hội, thiết kế trò chơi.

Ngày 2/2, tờ Forbes Việt Nam vừa công bố danh sách “30 Under 30” - danh sách 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật và thành đạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam.
Trong đó, cùng khá nhiều cái tên quen thuộc xuất sắc lọt vào danh sách này, đặc biệt gây sự chú ý là sự có mặt của vloger đình đám cực trẻ tuổi Jvevermind và Nguyễn Hà Đông với những thành tích học tập, hoạt động xã hội tích cực và thành tích vượt trội về thiết kế game.

Tăng giá vé bán kết AFF Cup 2014, VFF bị dư luận ‘ném đá’

on .

Rất nhiều người hâm mộ tỏ ra không đồng tình với quyết định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc nâng giá vé ở trận bán kết lượt về AFF Cup 2014 giữa tuyển Việt Nam và Malaysia ngày 11.12.

Ở vòng bảng, sau khi tham khảo ý kiến của Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF), VFF đã tung các mệnh giá vé với các mức: 100.000 đồng, 200.000 đồng, 250.000 đồng và 300.000 đồng. Các mức giá này có thể xem “vừa phải” so với mặt bằng thu nhập chung của khán giả Hà Nội.

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran, vất vả trước Việt Nam?

on .

Trận thắng 3-0 giòn giã trước Iran, đội bóng đứng đầu châu Á, ở bán kết Asian Cup hôm 28-1 khiến khán giả tò mò trước Nhật Bản, những người đã rất vất vả để vượt qua Việt Nam. 

Ít ai ngờ rằng trận "chung kết sớm" giữa Nhật Bản và Iran hôm 28-1 lại có kết quả khá chênh lệch, đội tuyển từng 4 lần vô địch Asian Cup đến từ xứ hoa anh đào thắng đậm 3 sao sau 90 phút đàn áp tuyệt đối đối thủ Tây Á.

Chàng tiến sĩ Việt và dự án máy in 3D giá rẻ

on .

Cuối năm 2012, tiến sĩ Lê Trường Sơn từ Mỹ trở về nhà cưới vợ sau sáu năm sinh sống ở nước ngoài.

TS Lê Trường Sơn làm việc trong phòng thí nghiệm của anh. Phía sau là một phiên bản cũ của chiếc máy in 3D anh làm - Ảnh: Thanh Tuấn
TS Lê Trường Sơn làm việc trong phòng thí nghiệm của anh. Phía sau là một phiên bản cũ của chiếc máy in 3D anh làm - Ảnh: Thanh Tuấn

Trong vali của tiến sĩ vật lý Trường ĐH Brown (Providence) là toàn bộ linh kiện chiếc máy in 3D phiên bản đầu tiên do anh thiết kế, với hi vọng có thể sản xuất hàng loạt sản phẩm này.

Về đến Việt Nam, sau khi hỏi thăm một số cơ sở sản xuất, Lê Trường Sơn đối diện với nan đề đầu tiên: nếu sản xuất ở Việt Nam thì giá thành sản phẩm chưa đủ tối ưu để sản xuất quy mô lớn.

“Lúc đó tính ra giá cũng 600-700 USD/chiếc, tương đương giá thành ở Mỹ, không đủ để phát triển quy mô lớn - tiến sĩ Sơn, 32 tuổi, giải thích với tôi trong cuộc gặp ở Washington DC hồi tháng 9 - Các chi tiết nhựa để sản xuất máy in khá phức tạp và sản xuất ở Việt Nam vẫn còn đắt”.