NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran, vất vả trước Việt Nam?

on .

Trận thắng 3-0 giòn giã trước Iran, đội bóng đứng đầu châu Á, ở bán kết Asian Cup hôm 28-1 khiến khán giả tò mò trước Nhật Bản, những người đã rất vất vả để vượt qua Việt Nam. 

Ít ai ngờ rằng trận "chung kết sớm" giữa Nhật Bản và Iran hôm 28-1 lại có kết quả khá chênh lệch, đội tuyển từng 4 lần vô địch Asian Cup đến từ xứ hoa anh đào thắng đậm 3 sao sau 90 phút đàn áp tuyệt đối đối thủ Tây Á.

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran? - Ảnh 1.

 

Các chuyên gia phân tích bóng đá trên trang thể thao uy tín Fox Sports cho rằng bàn thua sớm đã khiến các tuyển thủ Iran mất bình tĩnh, không còn giữ được bản lĩnh của đội bóng đang đứng đầu châu Á trên bảng xếp hạng FIFA. Ngay cả HLV trưởng của Iran, ông Carlos Queiroz, cũng thừa nhận rằng pha lập công phá thế bế tắc của Yuya Osako ngay những phút đầu hiệp 2 khiến thế trận, kế hoạch được bàn bạc sau hiệp 1 đều tan vỡ.

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran? - Ảnh 2.
 

Thật vậy, sẽ thật sai lầm nếu bị dẫn trước khi chạm trán với Nhật Bản, những cầu thủ luôn chơi bóng với tinh thần tuân thủ kỷ luật cao độ. Hàng thủ nhiều tầng của Nhật Bản sẽ mau chóng được triển khai sau khi họ có lợi thế dẫn bàn. Ngay cả các chân sút lừng danh thế giới thi đấu trong một tập thể tiếng tăm cũng khó thể khoan thủng hàng phòng ngự chắc chắn của đội bóng xứ "mặt trời mọc". Tại sân chơi đỉnh nhất thế giới hồi mùa hè năm 2018 ở Nga mới đây, Colombia, Senegal hay Bỉ với nhiều hảo thủ cũng khá vất vả, đến gần cuối thời gian thi đấu mới có thể lập công để có bàn gỡ hoặc ấn định chiến thắng cuối cùng trước tuyển Nhật.

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran? - Ảnh 3.
 
Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran? - Ảnh 4.
 

Đối với Iran, họ cho rằng Nhật Bản, Hàn Quốc là những đối thủ tầm cỡ và ở cùng đẳng cấp. Vì vậy, các học trò của HLV nổi tiếng Carlos Queiroz đã chơi canh bài tất tay hòng "dằn mặt" đối thủ ở bán kết Asian Cup lần này. Nhưng mọi toan tính của ông thầy người Bồ Đào Nha đều bị "phá sản" bởi cái tôi quá lớn và bản tính thiếu kiên nhẫn của các học trò Iran. Họ đã bị Nhật Bản dẫn dắt suốt từ đầu trận và rơi vào "cái bẫy" chết người được giăng sẵn ở khu vực 2 bên cánh.

Khán giả theo dõi trực tiếp trận đấu hôm 28-1 cũng dễ nhìn nhận thầy trò HLV Moriyasu Hajime đã có thay đổi đấu pháp khi cho các học trò ào lên tấn công, chơi pressing toàn sân sau khi tiếng còi khai cuộc vang lên. Đòn đánh phủ đầu tuy không có nhiều hiệu quả trong hiệp 1 nhưng vẫn đủ khiến đội bóng đến từ Tây Á lo ngại, không dám liều lĩnh để cuốn theo nhịp độ, theo lối chơi của "Samurai xanh".

Vì sao Nhật Bản thắng dễ Iran? - Ảnh 5.
 

"Tại sao trước đội bóng mạnh như Iran, Nhật Bản không còn đá phòng ngự, phản công như những gì họ từng làm ở vòng bảng, khi chạm trán với các đối thủ Tây Á? Và tại sao họ lại thắng dễ một đối bóng được đánh giá mạnh hơn, có tiếng tăm ở châu Á thay vì nhọc nhằn vượt qua Việt Nam - đối thủ tầm trung ở khu vực?", đó là 2 câu hỏi được giới túc cầu đặt ra sau khi chứng kiến màn trình diễn được xem là xuất sắc nhất của Nhật Bản kể từ đầu VCK Asian Cup 2019.

 

Có lẽ sau trận tứ kết chạm trán Việt Nam, HLV Hajime và các học trò đã rút ra bài học xương máu rằng phải lấy công làm thủ trước những đội bóng có tinh thần thi đấu "sắt thép", ý chí tiến công mạnh mẽ, không dễ buông xuôi như Iran và Việt Nam.

Tường Phước - Ảnh: Reuters