Nhà mạng AT&T: Chỉ 1 số điện thoại dùng chung cho mọi thiết bị
Nhà mạng AT&T của Mỹ vừa tuyên bố phát triển thành công một dịch vụ mới gọi là NumberSync. Nó cho phép các khách hàng của nhà mạng này sử dụng chung 1 số điện thoại cho nhiều thiết bị. Hay nói cách khác, dịch vụ này sẽ cho phép người dùng gọi điện, nhắn tin bằng bất kỳ chiếc smartphone, máy tính bảng, thiết bị đeo tay nào bằng duy nhất 1 số điện thoại, miễn là chúng đã kết nối với nhau thông qua NumberSync.
S-Wifi phủ sóng toàn bộ thành phố Đà Nẵng
SPT kí thỏa thuận hợp tác với Đà Nẵng, trở thành công ty viễn thông duy nhất cung cấp băng thông rộng đến người dùng cuối, và khai thác các dịch vụ nội dung trên mạng lưới Wi-Fi công cộng miễn phí trên địa bàn thành phố.
S-Wifi là dịch vụ giải pháp truyền thông tiếp thị trên nền tảng mạng không dây. Đây là sản phẩm dịch vụ tiếp thị tiên tiến nhất được xây dựng trên hạ tầng mạng Wi-Fi băng thông rộng với khả năng tiếp cận hơn 1 triệu người dùng hàng tháng trên toàn quốc. Bên cạnh hệ thống Wi-Fi công cộng hoàn toàn miễn phí, S-Wifi còn cung cấp hệ thống quản trị quảng cáo hoàn chỉnh nhất Việt Nam với khả năng xác định khách hàng mục tiêu một cách chính xác với các hình thức quảng cáo đa dạng đáp ứng trọn vẹn nhu cầu quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp.
VEF khuyến nghị thay đổi trong giáo dục đại học VN
Quỹ giáo dục VN (VEF) tối 31.10 đã công bố báo cáo “Những quan sát về giáo dục ĐH trong các ngành khoa học nông nghiệp, kỹ thuật xây dựng, khoa học máy tính, điện - điện tử - viễn thông, khoa học môi trường, vật lý và giao thông vận tải tại một số trường ĐH VN”.
Để thực hiện báo cáo này, 8 giáo sư của Mỹ đã tiến hành chuyến thăm và khảo sát tới 14 trường ĐH tại Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Thái Nguyên vào tháng 7.2013. Các chuyên gia đưa ra một số khuyến nghị thay đổi cho giáo dục ĐH tại VN.
Bao giờ đủ sức cạnh tranh thế giới?
Chừng nào học sinh, sinh viên VN có năng lực cạnh tranh với thế giới?
Tôi cũng từng có dịp kiểm chứng điều này, khi ngồi ghế giám khảo trong một hội nghị quốc tế về “Đối thoại an ninh lương thực thế giới”. Tôi và các giám khảo khác đánh giá báo cáo của một nhóm HS lớp 11 và 12 của Mỹ đã được tài trợ kinh phí đi sang tìm hiểu tình hình lương thực của Guatemala, Peru, Liberia, Nigeria trong 2 tháng.
Ba chàng trai nghèo biến chất thải SIT thành gạch block
Dù mẹ cha lần lượt qua đời, Nghĩa vẫn được dì nuôi dưỡng và chăm cho học hành đến nơi, đến chốn. Đồng lương trợ cấp của dì rất ít ỏi, nhưng Nghĩa vẫn được học hết cấp 3 và ĐH.
Càng nhà nghèo, càng phải học giỏi
Gặp Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Huy Bình và Trần Đức Nam ở cổng đại học Kiến trúc (Hà Nội) mới biết cả ba chàng trai đều con nhà nghèo nhưng học rất giỏi.
Mới đây nhất, với đề tài "Nghiên cứu sử dụng chất thải SIT của các mỏ khai thác than Thái Nguyên làm nguyên liệu sản xuất gạch Block bê tông trang trí tự chèn", ba sinh viên đã đoạt giải cao tại Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc, tiếp tục đoạt các giải cao tại các hội thi quốc tế.
Trưởng nhóm Trần Đại Nghĩa kể về gia đình: "Mẹ mất sớm khi mình mới học lớp 3. Bố đi bước nữa, ba chị em được bố và dì nuôi ăn học. Khi mình học lớp 11, bố đột nhiên mắc bệnh trọng rồi qua đời".
Trong căn nhà nhỏ, tềnh toàng ở huyện ý Yên, tỉnh Nam Định, dì Nghĩa tằn tiện nuôi ba chị em ăn học. Nhờ học giỏi, ngay năm đầu tiên, chàng trai trúng khoa Xây dựng, đại học Kiến trúc Hà Nội. Mỗi tháng, dì đều đặn gửi cho Nghĩa từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng. Rất may, học kỳ nào cậu cũng đạt học bổng, góp cùng dì lo việc học hành.
Chuyện gia đình của chàng trai Nguyễn Huy Bình cũng rất cảm động. Bình là con trong gia đình có 6 anh em. Nhà Bình ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Bố là thương bệnh binh. Trước khi trở về làm nông nghiệp, ông lái xe cho Quân chủng Hải quân Việt Nam.