NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Góc học tập

PHƯƠNG PHÁP THI TRỰC TUYẾN HIỆU QUẢ

on .

Lớp Công nghệ thông tin CLC định hướng Nhật Bản 2019.1

I. MỞ ĐẦU

Dịch Covid bùng phát trở lại đúng vào khoảng thời điểm trường chuẩn bị lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá năng lực cuối học kì II cho các bạn sinh viên. Tình hình dịch bệnh đã làm ảnh hưởng phần nào đến quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên toàn trường. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để thực hiện ôn tập, tham gia thi Online hiệu quả , đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực của sinh viên?”

AI nào cho Việt Nam?

on .

Trong khuôn khổ tuần lễ Khoa học dữ liệu do Viện nghiên cứu cao cấp về Toán và trường ĐH Bách khoa HN tổ chức ngày 29/8, GS Hồ Tú Bảo (Viện John von Neumann, ĐHQGTPHCM) đã có buổi nói chuyện tại ĐH Bách khoa HN về AI trong bối cảnh Việt Nam thời kỳ chuyển đổi số.

Giáo sư Hồ Tú Bảo phát biểu tại Diễn đàn ICT Summit 2018. Nguồn: Vietnamnet

Tại buổi nói chuyện đó ông đã nêu một số ý kiến về việc nên chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực nào của AI để phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước và tình hình phát triển AI ở Việt Nam.

Trường Cao đẳng sư phạm Đông Dương: Cái nôi của nền giáo dục Việt Nam hiện đại

on .

"Đào tạo người thầy giáo tốt, chúng ta được một thế hệ tốt". Là một trong những cái nôi đào tạo những trí thức lớn của Việt Nam như Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Lê Thước…, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đông Dương đã góp phần đưa nền giáo dục nho học vào dĩ vãng và đặt nền móng cho nền giáo dục hiện đại sau này.


Trường Cao đẳng Sư phạm (Ecole supérieure de pédagogie): Danh sách 14 thí sinh đã đậu kỳ thi tốt nghiệp (Khoá 1,  1917-1920)1. Ảnh: L’Écho annamite, n° 40, 12 juin 1920, p. 2. (Báo L’Écho annamite, số 40 ngày 12.06.1920.

Sự ra đời, mục tiêu và tuyển sinh của Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương

Trường CĐSP Đông Dương được ra đời năm 1917 để đào tạo giáo viên bản địa có đủ năng lực đảm bảo việc giảng dạy trong các trường trung học đệ nhất cấp và trường trung học sư phạm tại Đông Dương.2 Lực lượng được đào tạo sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt số lượng giáo viên đến từ Pháp.3 Khi thành lập trường này, Albert Sarraut đã có những tính toán rõ ràng. Đó không chỉ là hành động chính trị lấy lòng dân thuộc địa trong Thế chiến 1. Xa hơn, khi xóa bỏ hệ thống giáo dục truyền thống ở Đông Dương khỏi hệ thống giáo dục chính quy, trong đó có giáo dục nho học của Việt Nam, yêu cầu đặt ra bắt buộc phải phát triển giáo dục bằng tiếng Pháp, trong đó có giáo dục trung học. Việc này yêu cầu cần phải chuẩn bị nhân lực giáo viên tại chỗ, thay vì tuyển từ Pháp sang sẽ tốn kém hơn (phải trả lương cao hơn).

Thu thập dữ liệu 3D vẽ toà nhà A của trường UIT trên bản đồ 3D.

on .

Hiện nay, với nhu cầu về việc quản lý cơ sở hạ tầng ngày càng cao như quy hoạch, du lịch, đánh giá, biến động, giao thông, hiện trạng, giải tỏa, quản lý đất đai thì GIS là một công nghệ hỗ trợ rất tốt trong việc quản lý và tương tác đối với cả dữ liệu về thuộc tính cũng như dữ liệu về không gian và có sự thay đổi về mặt thời gian. Tuy nhiên, với các công nghệ bản đồ hiện nay chỉ được thể hiện dưới dạng 2D trên một mặt phẳng cố định nên vẫn chưa thể hiện được góc nhìn, chưa cụ thể và trực quan hóa về không gian. 

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng GIS và bản đồ trong các ngành nghề và lĩnh vực, nhóm chúng em  xin lựa chọn đề tài “Thu thập dữ liệu 3D vẽ tòa nhà A của UIT trên bản đồ 3D” dựa trên Công nghệ GIS và phần mềm ArcGis để thể hiện cái nhìn khái quát về hiện trạng cơ sở vật chất, các phòng học dưới dạng 3D để phục vụ cho công tác quản lý và định hướng phát triển về sau. 

Mục tiêu đề tài là xây dựng hoàn chỉnh mô hình 3D tòa nhà A của UIT trên bản đồ 3D cũng như xây dựng CSDL hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ thông tin về hiện trạng cơ sở vật chất của nhà B cụ thể như: số tầng, số phòng, chi tiết mỗi phòng, hệ thống đường đi trong tòa nhà.

 

Nhóm thực hiện:

Võ Minh QuânĐỗ Thị Như Ngọc

Xem chi tiết bài tại đây.

Mặt bằng thu nhập khối ngành kỹ thuật thấp hơn nhân văn?

on .

Thông thường chúng ta nghĩ ngành kỹ thuật, công nghệ có cơ hội rộng mở, mức lương “khủng”, nhưng một nghiên cứu sử dụng số liệu cuộc Điều tra lao động và việc làm toàn quốc năm 2018 của Tổng cục Thống kê cho thấy mặt bằng thu nhập của nhóm ngành kỹ thuật/công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh doanh/tài chính, nông nghiệp/thú y thấp hơn nhóm ngành nhân văn/nghệ thuật.


Ảnh minh họa: mitc.edu.vn

Kết quả bất ngờ đó được đề cập trong công bố “Sự khác biệt tiền lương theo ngành học đại học: bằng chứng từ các cử nhân đại học ở Việt Nam”, trên tạp chí International Journal of Educational Development1 vào tháng 10 vừa qua của TS Trần Quang Tuyến và TS Vũ Văn Hưởng, Khoa Quốc tế, ĐHQG Hà Nội. Các tác giả sử dụng mô hình phân tích kinh tế lượng để đánh giá sự khác biệt tiền lương theo ngành học đại học, mô hình có kiểm soát các đặc điểm về kinh nghiệm, giới tính, nghề nghiệp, khu vực việc làm, việc làm đúng ngành học và khu vực địa lý. Kết quả cho thấy tiền lương trung bình của nhóm ngành nhân văn/nghệ thuật cao hơn so với nhóm ngành kỹ thuật/công nghệ, khoa học tự nhiên, kinh doanh/tài chính, nông nghiệp/thú y.