Trên thế giới, Salman Khan, Kim Ki- Hoon, Lewin là những giáo viên đã nổi tiếng và kiếm hàng triệu USD mỗi năm nhờ giảng dạy online. Còn ở Việt Nam, làm sao để giáo viên có thể thành công nhờ cách dạy học này?
Dạy online – những thành công không tưởng
Salman Khan - người sáng lập ra website học trực tuyến Khan Academy, một trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn - bắt đầu thành công bằng cách đưa các bài giảng lên mạng. Giáo sư Lewin dù đã 71 tuổi nhưng bỗng trở nên nổi tiếng bằng việc đưa các bài giảng vật lí của mình lên OpenCourseWare, mang lại vị trí số 1 trên danh sách download của iTunes U.
Không chỉ đem lại danh tiếng, các khóa học online còn có tiềm năng về doanh thu vô cùng lớn. 10 giáo viên hàng đầu tại website học trực tuyến Udemy tổng cộng kiếm 1.6 triệu USD năm 2011. Kim Ki-Hoon là một giáo viên trường tư thục kiếm 4 triệu USD mỗi năm từ việc dạy học trực tuyến trên megastudy.net của Hàn Quốc. Học phí mỗi khóa online thường chỉ bằng 1/10 một khóa học truyền thống nhưng khi có hàng nghìn người cùng học một lúc giáo viên sẽ có mức thu nhập không hề nhỏ.
Dạy online – câu chuyện của Việt Nam
Những câu chuyện thành công trên thế giới đã chứng minh rằng các khóa học online đang là phương tiện hữu hiệu và nhanh chóng nhất để lan truyền danh tiếng cũng như tăng thu nhập cho giảng viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam cụm từ “dạy online” vẫn còn xa lạ với phần đông giáo viên. Mặc dù năm 2014, một loạt các website học trực tuyến ra đời như Viettelstudy, ISS, Zuni, mstudy, v…v… nhưng số lượng giáo viên tham gia còn rất ít. Trung bình mỗi website chỉ có 10 - 15 giáo viên đang thực sự đang tham gia giảng dạy và tương tác online với học sinh.