NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Hội tụ 2014- Cuộc tụ hội nhiều giá trị

on .

Hàng năm, không ít “sân chơi” trong lĩnh vực CNTT, Internet, di động… được tổ chức dành cho giới trẻ. Nhưng chưa nhiều cuộc thi có tầm ảnh hưởng lớn đến góc nhìn “khởi nghiệp” của giới trẻ, cũng như hoạch định chiến lược nhân sự từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, viễn thông di động.

Tin liên quan Điểm mặt anh tài “Vòng Sơ khảo” Hội tụ 2014 Hội Tụ 2014 - Thành công ngoài mong đợi ngay từ vòng sơ khảo “Hội tụ 2014”: Tìm kiếm tài năng lập trình ứng dụng di động Hội tụ 2014: chắp cánh cho những tài năng trẻ bay xa “Hội tụ 2014”: Từ ý tưởng tới khởi nghiệp

Khởi tranh từ ngày 24/7/2014,“Cuộc thi phát triển ứng dụng trên thiết bị di động - Hội tụ 2014” đã nhận được sự tham gia với số lượng bất ngờ, thậm chí BTC đã phải gia hạn thêm 1 tháng để các sản phẩm, bài dự thi kịp về tham dự. Điều này được các chuyên gia đánh giá là tín hiệu khả quan về xu hướng quan tâm tới sự phát triển của các ứng dụng dành cho thiết bị di động- hiện đang phổ biến sự tiện lợi tới mọi ngóc ngách cuộc sống hàng ngày.

Nhưng có điều ít người biết đến ý nghĩa cũng vì sao có tên gọi Hội Tụ 2014. Để làm rõ điều này, phóng viên tạp chí đã có cuộc phỏng vấn với những chuyên gia trong cuộc.

Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Interrnet Việt Nam, cuộc thi ấn tượng với chủ đề “Từ ý tưởng tới khởi nghiệp” nhằm tìm kiếm, phát hiện và hỗ trợ những cá nhân, tổ chức và đặc biệt là giới trẻ sáng tạo ra những ứng dụng di động có ý nghĩa cho xã hội, có khả năng phổ cập và phát triển thành những cơ hội kinh doanh, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường di động Việt Nam.

Ông Nguyễn Viết Thế- Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) quan điểm: "Cuộc thi viết ứng dụng cho thiết bị di động kết nối Internet mang tên "Hội tụ 2014" do Hiệp Hội Internet Việt Nam khởi xướng và tổ chức cùng với Mircrosoft có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nhân loại đã và đang bước vào thế kỷ thứ 21, được gọi là kỷ nguyên online. Ở Việt Nam sự phát triển nhanh có tính bùng nổ của mạng Internet trong hơn một thập kỷ qua đã thu hút hơn một phần ba dân số sử dụng các dịch vụ online. Ngày nay với xu hướng phát triển internet of thing, có nghĩa là mọi thứ đều có thể kết nối internet với thủ tục IP ( internet protocol). Một xu hướng tất yếu có sự hội tụ về công nghệ trên môi trường IP.

Hết thời xài Viber, Wechat… miễn phí?

on .

Không cấm các doanh nghiệp ở nước ngoài cung cấp ứng dụng OTT nhưng lại đặt ra điều kiện “bất khả thi”.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đưa ra một dự thảo khiến nhiều người dùng “điêu đứng” vì lo ngại sắp tới đây có thể chẳng còn ứng dụng để nhắn, gọi miễn phí nữa. Nhiều người lo lắng lúc đấy phải trả bộn tiền cho việc nhắn tin, gọi điện thoại, nhất là nhắn, gọi ra nước ngoài.

Phải đa dạng mới dùng được

Lâu nay người dùng di động có thể gọi nhau miễn phí bằng cách sử dụng các ứng dụng như Viber, Zalo, Wechat, Line, Tango, Skype... (gọi chung là ứng dụng OTT).

Anh Quý Nguyên là người Việt đi làm tại Quảng Châu (Trung Quốc), khi về Việt Nam tìm bạn hàng, anh vẫn thường liên lạc với người ở Quảng Châu bằng ứng dụng Wechat. “Người ở Quảng Châu chỉ cài được Wechat, không xài ứng dụng khác được. Đặc điểm của tiếng Hoa là phải bấm khá nhiều ký tự mới ra một chữ nên nhắn tin bằng chữ rất tốn thời gian, hầu hết chúng tôi đều gọi trực tiếp hoặc gửi tin nhắn thoại. Wechat thì khá tốt về phần thoại, gửi bao nhiêu tin thoại vẫn nghe tốt. Bạn hàng ở Mỹ thì chỉ xài Line thôi, 10 người tôi cần liên hệ thì hết chín là xài Line” - anh Nguyên kể.

Anh Nguyên cũng cho biết anh vẫn cài một số ứng dụng OTT khác như Viber, Zalo để tiện liên lạc với người ở Việt Nam. Tuy nhiên, anh chê “nhắn thoại bị báo lỗi, gọi nhau thì nghe chập chờn, chữ được chữ mất”.

Giả sử không được dùng các ứng dụng này thì sao? Anh Nguyên cho rằng có lẽ phải trao đổi qua email chứ bên A chặn ứng dụng của B, bên B chặn lại ứng dụng của A thì người dùng hai bên làm sao xài được!

Dự thảo ứng dụng OTT chỉ áp dụng cho dịch vụ gọi và nhắn tin trên nền internet chứ không ảnh hưởng đến nội dung ứng dụng mạng xã hội. Ảnh: HTD

VNPT – Phát triển giải pháp chứng thực số cho di dộng

on .

Ứng dụng Công nghệ hạ tầng khóa công khai trên nên tảng di động – VNPT- mCA do công ty điện toán và Truyền số liệu - VDC. xây dựng và triển khai, là 1 trong 5 sản phẩm ứng dụng di động lọt vào Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2014. Với bộ sản phẩm VNPT-mCA, từ nay khách hàng có thể ký và mã hóa email, tin nhắn SMS, văn bản điện tử… trong mọi giao dịch điện tử ngay trên thiết bị di động của mình.

Tin liên quan VNPT sát cánh cùng đồng hành với Giải thưởng Nhân Tài Đất Việt VNPT tham gia Diễn đàn Cấp cao CNTT Việt Nam ASOCIO 2014 VNPT cung cấp gói cước 'siêu rẻ' dành cho điện thoại cố định

Nhắm trúng nhu cầu thị trường

Đánh giá về của bộ sản phẩm VNPT-mCA của Công ty VDC, Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam Lê Hồng Hà cho rằng, lâu nay, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin chủ yếu giành cho các PC và máy tính xách tay, còn trên thiết bị di động có rất ít. Trong khi đó, số lượng người dùng thiết bị di động ngày càng nhiều nên nhu cầu bảo mật, đặc biệt là giải pháp chữ ký số cho thiết bị di động là thực sự cần thiết.

Hiện nay, trên thế giới việc phát triển các ứng dụng chữ ký số cho nền tảng thiết bị Mobile chưa thực sự được triển khai rộng rãi về mặt ứng dụng tương tự như trên máy tính. Trong khi đó, ngày càng nhiều người dùng sử dụng thiết bị di động (smartphone hay máy tính bảng) cho công việc và thậm chí thực hiện các giao dịch điện tử ngay trên sản phẩm này.

Tại Việt Nam, số người dùng smartphone trong năm 2014 ước tính 17 triệu người, chiếm 20% dân số. Trong đó, số người sử dụng smarphone để mua hàng và thanh toán chiếm 60% (theo thống kê của wearesocial.sg). 32/43 ngân hàng đã có ứng dụng mobile banking. Các ứng dụng này sử dụng các công nghệ bảo mật cũ và chưa thật sự an toàn cũng như chưa có giải pháp cho việc xác nhận hai chiều. Do đó nhu cầu bảo mật, xác thực cho người sử dụng smartphone trong các giao dịch điện tử hết sức cần thiết.

Chính vì vậy, với bản chất là một giải pháp chứng thực số dành cho thiết bị di động, bộ sản phẩm VNPT-mCA của Công ty VDC đã đánh rất trúng vào nhu cầu thực tế của thị trường. Bởi vì lâu nay, vấn đề bảo mật và an toàn thông tin chủ yếu giành cho các PC và máy tính xách tay, còn trên thiết bị di động có rất ít. Trong khi đó, số lượng người dùng thiết bị di động ngày càng nhiều nên nhu cầu bảo mật, đặc biệt là giải pháp chữ ký số cho thiết bị di động là thực sự cần thiết.

Đại diện Nhóm tác giả của VNPT-mCA thuyết trình và bảo vệ sản phẩm trước Hội đồng Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2014 ( Ảnh: Internet)

Bí mật gây sốc của "ông lớn" Goolge

on .

Từng "thuê" 200 con dê để cắt cỏ, phải bồi thường vì lộ ảnh nóng... là những sự thật ít ai biết về "gã khổng lồ tìm kiếm" Google.


1. Tên gọi Google thực chất là do...lỗi đánh máy mà ra. Cái tên mà hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin muốn đặt cho website của họ là Googol - một thuật ngữ toán học chỉ con số với số 1 đứng trước và 100 con số không phía sau. Lỗi ngẫu nhiên nhưng lại biến Google trở thành trang được yêu thích và những người sáng lập đã quyết định đăng ký với cái tên "Google".

Năm 2014, có hơn 16.500 sinh viên Việt Nam theo học tại Mỹ

on .

Bất chấp giá học phí ngày càng leo thang và trở thành gánh nặng đối với hàng triệu gia đình Mỹ, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ trong niên khóa vừa qua vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Ảnh minh họa. (Nguồn: thesundaytimes.co.uk)

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo “Open Doors” hằng năm do Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố ngày 17/11 cho biết trong niên khóa 2013-2014 tổng số sinh viên các nước theo học tại các trường cao đẳng và đại học của nước này là 886.052 người, tăng 8%, tương đương với 66.408 người, so với niên khóa 2012-2013. 

Như vậy, trong 15 năm qua, kể từ năm 2000, tổng số sinh viên quốc tế theo học ở Mỹ đã tăng tổng cộng 72%.