NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

YouTube mới có thay đổi cực hay, giúp bạn không còn click nhầm vào các video câu views vô nghĩa

on .

Dạng thumbnail này vốn đang được các chàng trai ưa chuộng. 

Theo nhiều nguồn tin, kể từ cuối tháng 6, YouTube đã bắt đầu từ từ tung ra tính năng hiển thị thumbnail video dạng ảnh động, thay vì đứng yên như trước đây. Nhưng tới hôm nay, YouTube mới tung ra tính năng này cho phần lớn người sử dụng.

Quy định này tuy có phần hơi “kiểm soát” tính sáng tạo của giới làm nội dung, nhưng lại tránh được việc đẩy tình trạng “gian lận thumbnail” lên tầm cao mới. Chúng ta vốn quen với những video hiển thị thumbnail một kiểu, nội dung thì lại hoàn toàn khác nhằm mục đích câu view. Chắc hẳn bạn đã từng click nhầm vào các video có avatar rất đẹp nhưng vào xong lại thấy đen ngòm từ đầu tới cuối rồi đúng không?

Facebook chính thức giới thiệu nền tảng video Watch tại Mỹ, chia 55% doanh thu quảng cáo cho người tạo nội dung, tuyên chiến với YouTube

on .

Watch là động thái cho thấy Facebok quyết tâm cạnh tranh với YouTube về mặt video. 

Facebook đã ra mắt dịch vụ video Watch tại Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm và cạnh tranh trực tiếp với YouTube cho doanh thu từ quảng cáo.

Watch đã bắt đầu được thử nghiệm hồi đầu tháng này, cho phép người dùng tìm các chương trình truyền hình dựa trên những gì bạn bè của họ đang xem. Hơn nữa, bạn cũng có thể trò chuyện với bạn bè trong khi cùng nhau xem các chương trình.

8x người Bình Định đứng sau FaceDance, ứng dụng được ví như "Flappy Bird thứ hai" của Việt Nam

on .

Ra mắt hơn 1 tháng nhưng nhận về 3 triệu lượt tải, FaceDance Challenge là ứng dụng gây bão giới trẻ toàn châu Á, mang về thành công bất ngờ cho CEO Nguyễn Xuân Giang và cộng sự. 

Sinh năm 1987 tại Bình Định, Nguyễn Xuân Giang, CEO Diffcat Studio, đơn vị nghiên cứu, phát hành FaceDance Challenge, đã từng có thời gian theo học ngành vật lý - tin học ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tuy nhiên đam mê kinh doanh khiến Giang dừng lại con đường học hành ở năm cuối.

Từ 2009 đến nay, chàng trai 8x trải qua nhiều lĩnh vực như kinh doanh quần áo thời trang, thiết kế website mua bán theo mô hình C2C (customer to customer), phần mềm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Phanmemseo.vn hay Winkjoy -“Instagram” dành cho thị trường Việt Nam.

Vì sao học sinh Việt Nam khó học trực tuyến?

on .

(NLĐO)- Chuyên gia giáo dục Bùi Khánh Nguyên cho rằng khó khăn của học sinh Việt Nam khi học trực tuyến phần lớn do tâm lý và kỹ năng học tập chưa đủ để thích ứng

Vì sao học sinh Việt Nam khó học trực tuyến? - Ảnh 1.

Khó khăn của học sinh Việt Nam khi học trực tuyến phần lớn do tâm lý và kỹ năng học tập chưa đủ để thích ứng

"Những khó khăn học sinh Việt Nam gặp phải trong quá trình học trực tuyến không đến từ bản chất phương pháp học trực tuyến mà phần lớn do tâm lý và kỹ năng học tập của học sinh chưa thay đổi để thích ứng kịp"- ông Bùi Khánh Nguyên nêu nguyên nhân.