“Ngồi trên lửa” vì khách Nga
Kinh tế Nga gặp khó, đồng rúp mất giá mạnh so với USD khiến lượng du khách Nga đến Việt Nam giảm đột ngột; nhiều doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến như Mũi Né, Nha Trang… “lên ruột”
Năm 2014, thị trường khách quốc tế đến Khánh Hòa vẫn tăng trưởng ổn định với gần 856.000 lượt, tăng trên 20% so với cùng kỳ. Trong đó, khách Nga đạt 245.000 lượt, tăng trên 60%, dẫn đầu về thị trường khách quốc tế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, từ đầu tháng 12 này, lượng khách Nga đặt tour giảm đến 50%-60% đã kéo theo nhiều hệ lụy.
Khách Nga đi chợ Xóm Mới (Nha Trang) để mua sắm Ảnh: KỲ NAM
Tự đi chợ, nấu ăn
Tại chùa Long Sơn (TP Nha Trang), những tháng trước mỗi ngày đón hàng trăm chuyến xe chở khách Nga đến ngắm cảnh khiến giao thông tắc nghẽn thì nay chỉ lèo tèo vài chục chuyến.
Ngoài việc giảm về số lượng, giờ đây khách du lịch Nga cũng chi tiêu dè sẻn hơn rất nhiều. Chị Nguyễn Thị Ngọc, tiểu thương chợ Xóm Mới (TP Nha Trang), cho biết khách Nga ra chợ chủ yếu là mua thức ăn, mì gói, chăn chiếu, chén bát, thậm chí cả xoong nồi. Một chủ khách sạn ở đường Nguyễn Thiện Thuật, TP Nha Trang ngao ngán: “Rất nhiều khách Nga mua nước nóng của khách sạn để pha mì tôm chứ không ăn ở nhà hàng như trước. Nhân viên buồng, phòng còn thường xuyên thấy khách Nga đun nấu trong phòng ngủ...”
Vì sao cán bộ chưa mặn mà dùng email?
“Trong ứng dụng công nghệ thông tin, hộp thư điện tử là đơn giản nhất mà vẫn không chạy được thì đừng vỗ ngực nói là mình giỏi, hơn người ta được”.
Phát biểu của Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà trong tuần qua đã xác định hiện trạng “lạc hậu”, xa rời công nghệ của cán bộ công chức. Và các chuyên gia cho rằng không phải cán bộ công chức không biết dùng mà họ... không muốn dùng.
* Ông NGUYỄN TRUNG THÔNG (nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính TP.HCM):
Ông NGUYỄN TRUNG THÔNG
Do không muốn bị kiểm soát
Chỉ riêng chuyện đơn giản nhất là sử dụng thư điện tử mà còn một bộ phận không chịu sử dụng thì nói gì việc ứng dụng những phần mềm phức tạp hơn.
Doanh nghiệp: một năm mệt mỏi vì "tấn công mạng"
Chưa bao giờ tin tặc lại "hành hạ" các doanh nghiệp đến mức "khó thở" như năm qua. Không còn là nguy cơ, đó là sự sống còn.
Dữ liệu gồm những bí mật kinh doanh, trao đổi nội bộ, tư liệu nhạy cảm... trở thành "mỏ vàng" của tội phạm mạng khiến gia tăng số lượng tấn công mạng vào các doanh nghiệp bên cạnh mục tiêu các cơ quan chính phủ
Nếu tìm kiếm với cụm từ khóa "tấn công mạng" trên websitenhipsongso.tuoitre.vn, bạn đọc sẽ thấy hằng hà sa số những cuộc tấn công mạng, website của các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ các nước của hacker, tội phạm mạng trong năm qua.
Ngoài xu hướng "chiến tranh mạng" giữa các cường quốc về công nghệ, một báo cáo chấn động của Symantec trong tháng 7 cho thấy tin tặc thâm nhập, kiểm soát 1.000 công ty năng lượng trên thế giới.
Hàng triệu người dùng Windows 8.1 đang gặp nguy hiểm

Trang tin công nghệ SlashGear ngày hôm nay 3/1/2015 cho biết, phía Google từng thông báo cho Microsoft biết về lỗ hổng bảo mật nói trên vào hôm 30/9/2014 và yêu cầu hãng phần mềm Mỹ cần có biện pháp khắc phục trong vòng 90 ngày nếu không họ sẽ công bố rộng rãi mọi thông tin liên quan.
6 “cái bẫy” nên tránh khi mua sắm trực tuyến dịp lễ hội
Trong thế giới ảo, rất khó phân biệt nhà bán lẻ có đạo đức và bọn tội phạm vì bất cứ ai cũng có thể tạo ra một trang web bán hàng và kinh doanh hợp pháp.
Mua hàng trên mạng cần hết sức thận trọng.
Do đó, trước khi nhấp chuột vào nút "mua" ở bất cứ địa chỉ mua sắm trực tuyến nào, hãy để ý những điểm sau:
1. Sử dụng phần mềm chống độc hại
Nhiều người thường bỏ qua lời khuyên này và đã trả giá cho một "cuộc xâm lược" đánh cắp tài khoản máy tính và lấy đi cơ sở dữ liệu quan trọng trên máy tính cá nhân.