NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Tốc độ băng rộng di động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với trung bình châu Á

on .

Tốc độ băng rộng di động trung bình của châu Á đã ở mức thấp hơn so với thế giới. Song tốc độ này của Việt Nam còn chỉ bằng khoảng 1/5 mức trung bình của châu Á, đạt chỉ 1,9 Mbps.

Theo khảo sát mới nhất của Netindex.com, trang đánh giá tốc độ Internet, tốc độ băng rộng trung bình của châu Á là 28,1 Mbps, vượt qua tốc độ băng rộng trung bình của toàn cầu (23,4 Mbps). Tuy nhiên, tốc độ di động của khu vực châu Á vẫn còn thấp hơn mức trung bình thế giới. Cụ thể, tốc độ di động trung bình của châu Á là 10,9 Mbps, trong khi tốc độ di động trung bình của thế giới là 12,4 Mbps.

Điều đáng nói hơn nữa là theo bảng thống kê này, tốc độ di động trung bình của Việt Nam (phần lớn kết nối qua 3G - PV) còn thấp hơn rất nhiều so với mức thấp của châu Á, chỉ bằng khoảng 1/5 so với tốc độ di động trung bình của châu Á. Tại Việt Nam, tốc độ di động trung bình chỉ có 1,9 Mbps, đứng thứ 20 ở bảng xếp hạng.

Theo thống kê, tốc độ dữ liệu di động ở New Zealand và Trung Quốc đạt mức cao nhất, lần lượt ở mức 27,7 Mbps và 27,6 Mbps. Nguyên nhân được cho là vì mạng di động thế hệ 4G đã được triển khai ở cả hai quốc gia này hồi năm ngoái. Trong khi đó, Tech in Asia cho rằng “người dân ở Việt Nam phải nhìn chằm chằm vào các trang web trắng băng trên smartphone vì tốc độ dữ liệu di động ở đây chỉ đạt mức 1,9 Mbps”.

Sau đây là inforgaphic về tốc độ internet tại châu Á, theo tổng hợp của trang Tech in Asia và ICTnews đã dịch sang tiếng Việt.

Ngành nào có nhiều doanh nghiệp “chết” nhất ở Việt Nam?

on .

Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2015 là hơn 4.700. Trong khi đó, số doanh nghiệp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động lên tới con số hơn 27.000.

Ngành nào có nhiều doanh nghiệp “chết” nhất ở Việt Nam?

Nghệ thuật vui chơi, giải trí là ngành lĩnh vực có số doanh nghiệp giải thể lớn nhất.

Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, 6 tháng đầu năm 2015 cả nước có trên 14.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn gần 282.400 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2014.

Dứt khoát tổ chức kỳ thi trung thực

on .

Ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi "2 trong 1", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT kiểm tra thi tại cụm thi Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang và chỉ đạo tổ chức kỳ thi nghiêm túc, trung thực. 

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp gỡ phụ huynh trước cổng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 
- Ảnh: Quý Hiên
“Các cụm thi phải nghiêm túc như nhau”
Sau khi làm việc với Ban Chỉ đạo cụm thi do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chủ trì, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đi thị sát một số phòng thi tại điểm thi D3 - D5 của cụm thi. Lo ngại việc quá đông người vào khu vực thi ảnh hưởng tới tâm lý làm bài của TS, ông Đam đề nghị giới hạn số người đi cùng. Phóng viên Báo Thanh Niên là nhà báo duy nhất được đi theo đoàn thị sát phòng thi.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị ông Hoàng Minh Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ghi nhận mọi ý kiến của giám thị và cán bộ phụ trách việc coi thi để hết kỳ thi rà soát lại rồi đề xuất Bộ bỏ những quy định thừa khi triển khai kỳ thi năm sau.

Rào cản 10 nm bị phá vỡ, IBM ra mắt chip 7 nm đầu tiên trên thế giới

on .

Hiện tại, công nghệ 10 nm vẫn đang được sử dụng bởi Intel, TSMC, GlobalFoundries và Samsung. 

Mới đây, IBM cùng các đối tác GlobalFoundries, Samsung, SUNY và rất nhiều đối tác khác của mình đã giới thiệu vi xử lý 7 nm sử dụng công nghệ bán dẫn chức năng đầu tiên trên thế giới. Mặc dù những con chip 7 nm thương mại sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất trong vòng 2 năm tới nhưng có thể coi đây là thành tựu đáng tự hào của công nghệ thế giới bởi rào cản chip 10 nm cuối cùng đã bị phá vỡ. Ngoài ra, sự kiện này cũng đánh dấu sự xuất hiện của chip thương mại FinFET sử dụng vật liệu silicon-germanium và được sản xuất bằng tia cực tím extreme ultraviolet (EUV) lithography đầu tiên.

Con chip 7 nm vẫn đang trong quá trình thử nghiệp bởi IBM và các ông lớn công nghệ khác. Họ đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn với dự án táo bạo này. Có thể kể đến là sự khác biệt giữa bán dẫn FinFET và bán dẫn thương mại FinFETs hay vật liệu silicon-germanium (SiGe) thay thế cho silicon truyền thống. Những khó khăn đó đã được tưởng thưởng xứng đáng khi IBM tuyên bố, thế hệ chip 7 nm làm giảm hiệu năng tiếp xúc bề mặt 50% so với thế hệ chip 10 nm trong khi hiệu năng và khả năng tiêu thụ điện được tối ưu tốt hơn ít nhất 50%.