Facebook Messenger hiện có 700 triệu người dùng
Xác nhận với trang Re/Code, CEO của Facebook Mark Zuckerberg cho biết tốc độ người dùng dịch vụ Facebook Messenger đang gia tăng đáng kể.
Facebook Messenger hiện có khoảng 700 triệu người dùng trên toàn cầu.
Như vậy, sau khi chạm mốc 500 triệu người dùng vào tháng 11.2014 và 600 triệu người dùng vào tháng 3 vừa qua, Facebook Messenger vẫn đang trên đà phát triển mạnh.
Vì sao không cho trẻ nhỏ sử dụng smartphone
Rất nhiều phụ huynh cho trẻ sử dụng smartphone của mình để giải trí, thậm chí là sắm riêng cho bé một chiếc smartphone. Thế nhưng nếu đọc qua những phân tích từ Greenbot, bạn có lẽ sẽ phải nghiên cứu kỹ hành động của mình.
Để trẻ nhỏ sử dụng smartphone không phải là điều tốt.
Trẻ thích đùa với smartphone cao cấp
Với những đứa trẻ khoảng 4 tuổi, chúng có thể nhận thức được đâu là chiếc smartphone rẻ tiền và smartphone đắt tiền, mà lựa chọn thứ hai chính là sở thích của các bé.
IRRI hỗ trợ phần mềm quản lý đồng ruộng cho nông dân
Với phần mền hỗ trợ quản lý đồng ruộng của mình, Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tếPhilippines kỳ vọng sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập thêm 100 đô la Mỹ mỗi héc ta sau mỗi vụ sản xuất.
Ruộng lúa khảo nghiệm những giống lúa mới của IRRI tại Philippines.
Đây là phần mềm được IRRI hợp tác với cơ quan quản lý các nước trong khu vực nơi chủ yếu người dân sống dựa vào nông nghiệp như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Việt Nam để cùng làm.
Giải ảo đại học
Khi bằng cấp không còn là bảo chứng cho chất lượng lao động và do đó không đủ để bảo đảm cho một chỗ làm việc tốt thì người tiêu dùng giáo dục bắt đầu choàng tỉnh.
Quan sát diễn biến trong khu vực giáo dục đại học (GDĐH), chúng ta đang thấy hai hiện tượng thoạt nhìn có vẻ trái ngược: một mặt, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngày càng nhiều những người lao động trí tuệ có kỹ năng cao, tức là được đào tạo ít ra là ở bậc ĐH và mặt khác là hiện tượng cử nhân thất nghiệp ngày càng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác.
Lạm phát bằng cấp
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trong giờ thực hành.
Việt Nam đứng thứ ba thế giới về số người dùng smartphone bị mã độc tấn công nhiều nhất
Theo báo cáo được công tại hội thảo Security World 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội, tình hình an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp. Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Ấn Độ) về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công nhiều nhất thế giới. Điều này cho thấy vấn đế bảo mật cho thiết bị di động đang trở nên cấp thiết. Theo hãng bảo mật Kapersky, năm 2014 có 1,4 triệu vụ tấn công người dùng bằng mã độc trên hệ điều hành Android. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng số lượng smartphone, máy tính bảng đứng đầu thế giới. Càng nhiều người sử dụng các thiết bị thông minh đồng nghĩa với việc vấn đề an toàn, bảo mật cho các thiết bị này càng trở nên nóng bỏng.

Ảnh minh họa
Dù nhỏ gọn nhưng không khác gì chức năng của một chiếc máy tính. Chính vì vậy rất nhiều người sử dụng đã lưu trữ thông tin cá nhân quan trọng hay sử dụng điện thoại di động để thực hiện tác vụ quan trọng như là ngân hàng hay đăng nhập tài khoản Facebook, mạng xã hội hay sử dụng trong các email công việc. Chính vì vậy hacker khi tấn công vào ĐTDĐ chúng hoàn toàn có thể chiếm hữu hay lấy được thông tin cá nhân quan trọng của người sử dụng và do đó trục lợi thông tin mà chúng lấy được