Tân sinh viên khó khăn, hãy gọi Tuổi Trẻ
Trong những năm qua, hàng ngàn tân sinh viên vượt khó đã được tiếp sức đến trường, mỗi học bổng trị giá 7 triệu đồng từ nhiều nguồn ủng hộ của bạn đọc báo Tuổi Trẻ.
Bạn đọc kính mến!
Người dân Bắc Trung bộ của chúng ta vừa phải trải qua một cơn mưa lũ bất thường, cuộc sống vốn đã cam khó giờ đây lại càng chật vật hơn.
Hàng ngàn ngôi nhà bị nhấn chìm trong biển nước, ruộng vườn, khoai lúa, tài sản, cơ nghiệp đều bị cuốn trôi theo lũ dữ.
Trong số hàng ngàn gia đình đó, chắc chắn có không ít bạn trẻ của chúng ta đang bỡ ngỡ bước vào giảng đường đại học khiến đôi chân càng gian nan, nặng trĩu hơn.
Nhưng chúng tôi tin rằng nước lũ có thể cuốn trôi tất cả cơ nghiệp, gia sản chứ không thể cuốn trôi được ý chí và nghị lực của các bạn trẻ nơi đây, thậm chí đó còn là tác nhân thôi thúc họ mạnh mẽ vượt qua gian khó để hướng tới tương lai tươi sáng hơn.
Chuyển đổi số để giảm tải hồ sơ hành chính
Dữ liệu số hóa phải được liên thông trong cơ sở dữ liệu dùng chung để nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ hành chính
Để có thể phục vụ tốt nhất cho người dân và giảm tải cho cán bộ nhà nước trong việc xử lý hồ sơ hành chính, chính quyền cơ sở và các ban ngành chuyên môn, cơ quan quản lý những dịch vụ công phải ứng dụng các giải pháp công nghệ. Không chỉ ở cấp độ số hóa như trước đây mà phải cấp thiết xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số.
Nâng hiệu quả quản trị đô thị
Trong bài viết trên Báo Người Lao Động (22-4-2021), tác giả Thông Đạt đã dẫn 2 trường hợp cán bộ nhà nước bị quá tải. Một cán bộ phụ trách kinh tế ở phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TP HCM) than mình đang làm 19 đầu việc. Anh bị ám ảnh: “Việc nhiều đến mức nằm mơ cũng thấy đang xử lý”. Trong khi đó, Chủ tịch UBND phường Hiệp Thành, quận 12 (TP HCM) cho biết mỗi ngày phường tiếp nhận 250-300 hồ sơ sao y chứng thực và lãnh đạo phường trực văn phòng phải ký ít nhất là 500-600 chữ ký. Đó là chưa tính hầu hết hồ sơ sao y có hơn 2 bản.
Nguyên nhân vừa do dân số tăng, vừa phải giảm bớt số lượng cán bộ cơ sở theo yêu cầu tinh giản bộ máy nhà nước. Tại TP HCM, thực hiện chủ trương này, từ đầu năm 2021 tới nay đã cắt giảm 2.299 cán bộ không chuyên trách khiến tình trạng quá tải trong bộ máy chính quyền cơ sở sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ, trong một bài viết trên báo chí về việc xây dựng chính quyền đô thị tại các thành phố lớn, đã nêu ra các giải pháp để chính quyền đô thị hoạt động hiệu quả, trong đó có giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả quản trị đô thị, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng thành phố thông minh. Trước đây, việc chuyển từ thông tin, văn bản trên giấy sang kỹ thuật số chỉ để phục vụ cho tin học hóa và mang tính cục bộ từng đơn vị nên cũng chỉ có giá trị phục vụ cục bộ.
Người tạm trú ở TP.HCM làm căn cước công dân như thế nào?
TTO - Từ ngày 1-5, người có sổ tạm trú tại TP.HCM có thể được làm căn cước công dân tại TP.HCM thay vì phải về lại nơi thường trú.
Công an quận 3, TP.HCM làm căn cước công dân lưu động cho người dân các phường 12, 13, 14 tại nhà thờ Vườn Xoài - Ảnh: TỰ TRUNG
* Tôi có hộ khẩu tỉnh, tạm trú nhiều năm tại TP.HCM, có thể làm căn cước công dân gắn chip (CCCD) ở đâu, thủ tục như thế nào? (Trần Bá Tính, TP.HCM)
- Theo thông tin từ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP.HCM (PC06), TP.HCM có hơn 4,1 triệu nhân khẩu trong diện cấp CCCD, trong đó hơn 2,7 triệu nhân khẩu thường trú và hơn 1,4 triệu người tạm trú.
Kể từ ngày 1-5-2021, Công an TP.HCM sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chip cho người tạm trú tại TP.HCM song song với việc tiếp nhận hồ sơ làm CCCD cho người có hộ khẩu ở TP.
Người tạm trú diện nào có thể được tiếp nhận hồ sơ làm CCCD tại TP.HCM? Đó là những người có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh thành khác đang sinh sống tại TP.HCM. Người dân tạm trú tại TP.HCM có thể đến Công an TP Thủ Đức và công an 21 quận, huyện để được tiếp nhận hồ sơ.
Các loại thuốc cần có cho người mắc Covid-19 cách ly tại nhà
(NLĐO) - Sở Y tế TP HCM vừa cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà, trong đó có một số loại thuốc thiết yếu để hạ sốt, nâng cao thể trạng.
Sở Y tế TP HCM cho biết hiện nay vẫn còn những trường hợp mắc Covid-19 xuất hiện triệu chứng nhưng chưa kịp đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời và sau đó diễn tiến nặng. Nhằm góp phần giảm tỉ lệ người mắc Covid-19 diễn tiến nặng tại nhà, Sở Y tế cập nhật hướng dẫn chăm sóc người mắc Covid-19 cách ly tại nhà.
Nhân viên y tế thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, TP HCM lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại nhà. (Ảnh: HUẾ XUÂN)
Lỡ tiêm 2 mũi AstraZeneca cách nhau 4 tuần, có sao không?
(NLĐO) - Bạn đọc Hà Nguyễn hỏi: "Tôi đã tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca, mũi 2 cách mũi 1 cách 4 tuần, như vậy có ổn không? Tôi lo lắng quá".
Không sao hết. Không có chuyện tiêm 2 mũi vắc-xin AstraZeneca cách nhau 4 tuần sẽ bị "hành" nhiều hơn hay ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khuyến cáo tiêm 2 mũi cách nhau 8-12 tuần là vì sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia thấy cách xa nhau một chút thì kháng thể có thể mạnh hơn, tuy nhiên vì tác dụng của vắc-xin phụ thuộc chủ yếu vào đáp ứng miễn dịch của từng người. Ngoài ra, tiêm 2 mũi cách xa nhau thì càng có nhiều người khác được tiêm sớm mũi 1.
Khi vắc-xin AstraZeneca mới về Việt Nam, những lượt tiêm đầu tiên là nhân viên y tế cũng tiêm 2 mũi cách nhau chỉ khoảng 4-6 tuần vì là đối tượng nguy cơ cao, trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch.