Thuốc trị Covid-19 cháy hàng
Merck đã ký thỏa thuận bán hơn 3 triệu liệu trình trong khi Pfizer đang thảo luận tích cực với 90 quốc gia về các hợp đồng cung cấp thuốc
Hãng dược Mỹ này hôm 5-11 thông báo kết quả tích cực về cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Paxlovid. Một ngày trước đó, Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir của Công ty Merck (Mỹ). Molnupiravir hiện được phép sử dụng cho những người mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình và có nguy cơ chuyển nặng.
Theo Reuters, số liệu trong các cuộc thử nghiệm do 2 công ty cung cấp cho thấy thuốc Paxlovid của Pfizer hiệu quả hơn nhưng hãng này chưa cung cấp dữ liệu đầy đủ.
Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, Paxlovid đạt hiệu quả 89% trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ trở nặng trong 3 ngày điều trị từ lúc phát hiện triệu chứng. Paxlovid cũng đạt hiệu quả 85% đối với bệnh nhân uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.
Về phía Merck, hãng này hôm 1-10 cho biết thuốc Molnupiravir giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh nặng nếu uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Liệu trình của Pfizer là 3 viên buổi sáng và 3 viên buổi tối trong khi liệu trình của Merck là mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.
Bé gái được tiêm vắc-xin Pfizer tại Trung tâm Y tế Trẻ em Cohen ở New York - Mỹ hôm 4-11 Ảnh: REUTERS
Bỏ học giữa chừng vì chọn sai ngành
TTO - "Tôi không buồn khi bị buộc thôi học. Ngược lại, tôi còn thấy như trút được gánh nặng. Từ năm lớp 12 tôi không muốn học đại học. Đó là bi kịch từ sự ép buộc của gia đình".
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngành nghề và sở trường của mình. Không nên chỉ chọn ngành theo định hướng của cha mẹ, thầy cô mà bỏ qua năng lực và sở thích thật sự của mình. Cha mẹ chỉ nên định hướng, không ép con cái chọn ngành theo ý mình.
PGS.TS Bùi Hoài Thắng (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Những lời trên là tâm sự của T., sinh viên năm 3 vừa bị Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM buộc thôi học.
Phương pháp học đại học ra sao cho hiệu quả ?
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, việc dạy học kết hợp giữa hình thức trực tiếp và gián tiếp khiến nhiều sinh viên không khỏi bỡ ngỡ. Để có kết quả học tập tốt, các tân sinh viên cần trang bị cho mình phương pháp học phù hợp.
“Chìa khóa” là kỹ năng tự học, tự đọc
Các cán bộ làm công tác đào tạo trường ĐH cho rằng chủ động, kỹ năng tự học tốt sẽ là “chìa khóa” để học tập hiệu quả bậc ĐH.
Thạc sĩ Lê Phan Quốc, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: “Kỹ năng tự học là cực kỳ quan trọng, nếu học trực tiếp cần kỹ năng tự học một phần thì ở hình thức trực tuyến kỹ năng này là yếu tố quan trọng hàng đầu”. Muốn vậy, sinh viên (SV) cần phải lập cho mình kế hoạch học tập tốt và đáp ứng được kế hoạch đó mỗi ngày.
Sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM tự học, học nhóm trên thư viện trước khi có dịch HÀ ÁNH |
Tin sáng 3-11: Chủng Delta chiếm 100% tại TP.HCM, tỉ lệ bệnh nặng cao hơn 234% chủng cũ
TTO - Biến chủng Delta chiếm chủ đạo trong đợt dịch này: 100% tại TP.HCM và chủ yếu tại Bắc Giang, Bắc Ninh..., với các đặc điểm: tăng 175% khả năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp so với chủng gốc, phát tán mầm bệnh ra môi trường nhanh.
TP HCM không còn vùng cam - nguy cơ cao
(NLĐO) - TP HCM hiện có 13 quận, huyện là vùng xanh; 9 địa phương là vùng vàng và không còn vùng cam - nguy cơ cao.
"Căn cứ vào tình hình dịch bệnh hằng tuần của quận, huyện và TP Thủ Đức, cùng tình hình dịch bệnh của 312 phường xã thị trấn để quyết định số lượng quy mô làm việc lại của cán bộ công chức. Hiện, Sở Nội vụ đang trình UBND TP kế hoạch tổ chức làm việc lại của cán bộ, công chức và UBND đang cân nhắc lựa chọn phương án nào để phù hợp vừa đảm bảo giải quyết công việc cho người dân thông suốt, vừa đảm bảo phòng chống dịch" - ông Hải nhấn mạnh.
Toàn cảnh buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM chiều 1-11