NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Chuyên gia cảnh báo phần mềm độc hại ngân hàng GoldDigger

on .

Các chuyên gia tại Group-IB vừa lên tiếng cảnh báo phần mềm độc hại ngân hàng mới có tên là GoldDigger, nhắm mục tiêu vào người dùng ngân hàng.

Trojan GoldDigger nhắm mục tiêu hơn 50 ngân hàng

Theo Group-IB, GoldDigger được thiết kế để nhắm mục tiêu hơn 50 ứng dụng tài chính, ngân hàng, ví điện tử… “Có những dấu hiệu cho thấy mối đe dọa này có thể mở rộng phạm vi ra khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.”

 Các ứng dụng giả mạo nhắm mục tiêu chiếm đoạt tài khoản ngân hàng. Ảnh: TIỂU MINH

Nhật, Hàn cải tổ kỳ thi đại học

on .

Nhật Bản thêm môn Tin học, trong khi Hàn Quốc nghiên cứu tích hợp môn trong kỳ thi tuyển sinh đại học trong vài năm tới.

Tại Nhật, kỳ thi tuyển sinh đại học gồm môn tiếng Nhật, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Kinh tế, Công dân) và Toán học. Từ tháng 1/2025, đất nước mặt trời mọc sẽ đưa thêm môn Thông tin I (Information 1) vào kỳ thi. Môn này bao gồm các kiến thức cơ bản về lập trình, mạng thông tin, truyền thông và cơ sở dữ liệu.

Động thái này nhằm hướng học sinh hiểu biết công nghệ cao hơn, giúp đáp ứng nhu cầu cao về kỹ năng máy tính.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Nhật Bản cho biết Thông tin I đã trở thành môn học bắt buộc ở bậc trung học kể từ năm 2022. Tính đến tháng 5 năm ngoái, khoảng 83% giáo viên khoa học thông tin tại các trường trung học công lập trên toàn quốc có chứng chỉ giảng dạy môn học này.

Ở Hàn Quốc, Bộ Giáo dục đề xuất tích hợp một số môn tự chọn trong kỳ thi tuyển sinh đại học (CSAT), hay còn gọi là Suneung kể từ năm 2028, để giảm áp lực cho thí sinh. Thí sinh sẽ thi môn tiếng Hàn, Toán, Khoa học xã hội, tự nhiên, Giáo dục nghề nghiệp, ít hơn 3 môn so với hiện nay. Điểm tính trên thang 1 đến 9.

Việc tích hợp nhằm tránh tình trạng các môn thi khác nhau có độ khó dễ khác nhau, tăng tính công bằng.

Cụ thể, hiện nay, ở bài thi Toán, thí sinh phải trải qua hai phần thi là câu hỏi chung và tự chọn. Theo thống kê, gần một nửa thí sinh tham dự kỳ thi sắp tới lựa chọn môn Giải tích do đây được xem là môn thi dễ ăn điểm hơn so với Xác suất thống kê hay Hình học.

"Rào cản giữa các môn học sẽ được xóa bỏ và học sinh sẽ được đánh giá một cách toàn diện nhằm khuyến khích tư duy phản biện về những khía cạnh tổng quát của Khoa học Tự nhiên và Xã hội", ông Lee Ju Ho, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hàn Quốc, cho hay.

 

Tương tự, các môn tự chọn như Nói và Viết, Ngôn ngữ và Phương tiện truyền thông sẽ được tích hợp trong bài thi tiếng Hàn.

Bộ cũng đề xuất tạo ra một môn Toán nâng cao gồm Giải tích 2 và Hình học cho kỳ thi để phát hiện và bồi dưỡng tài năng cho các ngành công nghiệp tiên tiến.

Bộ trưởng Lee Ju Ho cho biết việc cải cách thi đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai, trong một xã hội thay đổi nhanh chóng, giúp học sinh định hướng con đường sự nghiệp và phát triển thế mạnh của mình.

Học sinh nhận giấy tờ tùy thân trước kỳ thi đại học năm 2019 ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap

AI sẽ khiến sa thải nhiều hơn nhưng việc làm không biến mất hoàn toàn

on .

Doanh nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với hai thực trạng mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại. Một là, giúp nhà đầu tư và nhân viên thấy được AI giúp làm được nhiều việc hơn với nguồn lực ít hơn. Hai là, giúp xóa đi nỗi lo sợ của việc áp dụng công nghệ là cắt giảm việc làm hoàn toàn.

  
Khoảng 240.000 nhân viên các hãng công nghệ toàn cầu bị sa thải trong năm 2023. Số lượng dự báo trong năm 2024 sẽ tương tự hoặc hơn. Ảnh: Techpodia

Microsoft từ bỏ ghế quan sát viên trong hội đồng quản trị của OpenAI

on .

Ngày 10/7, hãng công nghệ Microsoft đã thông báo từ bỏ kế hoạch nắm giữ vị trí quan sát viên trong hội đồng quản trị của OpenAI, công ty sản xuất công cụ hỗ trợ ChatGPT. Quyết định được đưa ra sau khi các cơ quan quản lý chống độc quyền tăng cường giám sát thị trường trí tuệ nhân tạo (AI).

Nguồn: https://vnews.gov.vn/video/microsoft-tu-bo-ghe-quan-sat-vien-trong-hoi-dong-quan-tri-cua-openai-127159.htm