NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc 'VietGAP' vào Bách Hóa Xanh

on .

 

 

 

TTO - Nông sản "đạt chất lượng VietGAP" với bao bì là rau củ Việt Nam nhưng thực chất lại có xuất xứ từ... Trung Quốc. Những loại rau củ bị đánh tráo nguồn gốc này không chỉ được bán ra ngoài chợ lẻ, mà còn bán cho hệ thống siêu thị lớn.

Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc VietGAP vào Bách Hóa Xanh - Ảnh 1.

Xe Bách Hóa Xanh tới nhận nấm từ Đông A (ảnh lớn), nhiều loại nấm, rau cải, cà rốt... xuất xứ Trung Quốc bị xé bao bì đổi tên “tung” ra thị trường - Ảnh: BÔNG MAI

Với giá khá rẻ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với hàng Việt cùng chủng loại, nguồn cung lại dồi dào, nhiều mặt hàng nông sản Trung Quốc được các nhà cung cấp cho thay tên đổi họ, "hô biến" thành nông sản Việt để đưa vào bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi với giá cao như hàng Việt.

"Hô biến" hàng Trung Quốc thành hàng Việt

Vào tháng 8-2022, sau khi ứng tuyển làm công nhân tại xưởng của Công ty CP sản xuất thương mại Đông A (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM), đơn vị chuyên cung cấp rau củ cho nhiều siêu thị lớn và các cửa hàng tiện lợi, chúng tôi đã ghi nhận nhiều điều bất thường.

Từ 7h30 sáng, nhìn từ ngoài cửa vào là hình ảnh các công nhân đang lặt, sơ chế rau củ xanh tươi để cho vào khay, bọc túi sạch đẹp và nhãn dán. Mọi chuyện dường như bình thường, song đằng sau khu sơ chế rau củ là một căn phòng nhỏ có cửa ra vào riêng biệt chuyên sơ chế hàng loạt loại nấm.

Vào bên trong phòng nhỏ, chị H. (công nhân, giới thiệu đã làm việc hơn một năm tại cơ sở) kéo một khay lớn đựng nấm hải sản nhãn hiệu Bạch Tuyết Ready Food rồi hướng dẫn chúng tôi xé túi ni lông in nhãn gốc, chuyển toàn bộ nấm vào một túi ni lông khác có dán tem "tươi ngon" và thông tin của Công ty Đông A.

Để làm khay lẩu nấm thập cẩm, ngoài việc xếp nấm bào ngư, nấm đùi gà, hành lá và ớt đỏ lên khay, chúng tôi còn phải xé các túi nấm kim châm có in nhãn hiệu Everlife xuất xứ Trung Quốc ra khỏi túi gốc rồi đặt vào khay.

Sau khi cân đủ 300 gam/khay lẩu nấm, công nhân tiếp tục cuốn màng bọc thực phẩm cho khay, rồi dán tem mới của thương hiệu Đông A, chứa nội dung "Tươi ngon từ nông trại đến bàn ăn" và có logo thể hiện đạt chuẩn VietGAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ NN&PTNT ban hành).

Cũng trong căn phòng nhỏ này, nơi mà người bên ngoài không thể nhìn vào, chúng tôi tiếp tục được hướng dẫn xé các túi "nấm linh chi trắng" loại 125gam, với tem ghi rõ "xuất xứ Trung Quốc" (do Công ty TNHH Lợi Hào Gia với địa chỉ rõ ràng, nhập khẩu và phân phối) rồi đặt vào khay nhựa mới, thêm nấm để cân đủ 150gam.

Sau đó, dán nhãn "Tuoingon Vegetable", kèm thông điệp "tươi từ nông trại ngon tới bàn ăn", đồng thời đổi tên nấm từ linh chi sang ngọc châm. Dấu vết xuất xứ Trung Quốc đã bị biến mất. Bày tỏ thắc mắc về việc giấu nhãn, đổi nguồn gốc, một nam công nhân nháy mắt tiết lộ "để đôn giá lên".

Trong giờ nghỉ ngơi trưa, khi chúng tôi thắc mắc số nấm vừa đóng gói vào buổi sáng có phải hàng Trung Quốc không, một nữ công nhân (giới thiệu đã làm ở xưởng khoảng hai năm) khẳng định: "Thì đúng rồi, nấm trong này toàn là Trung Quốc". Người này còn cho biết vì tháng 7 âm lịch, nhiều người ăn chay nên nấm bán chạy.

Dù tráo đổi nguồn gốc, nhưng trên website Công ty Đông A vẫn tự hào về sứ mệnh "Truyền tải hào khí Đông A - gắn kết cộng đồng, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam giúp gia tăng giá trị và phát triển bền vững nông sản Việt Nam".

Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc VietGAP vào Bách Hóa Xanh - Ảnh 2.

Rau củ xuất xứ Trung Quốc được nhập về chợ đầu mối Hóc Môn - Ảnh: BÔNG MAI

Hàng Trung Quốc vào siêu thị với nhãn hàng Việt

Dựa vào thông tin, địa chỉ trên các bao bì nấm, trong vai người cần mua nấm để bán cho siêu thị, chúng tôi đến vựa nấm Lợi Hào Gia bên trong chợ đầu mối nông sản Thủ Đức để tìm hiểu. Ở vựa này cung cấp sỉ nhiều loại nấm khác nhau như: nấm kim châm Everlife, nấm hải sản Bạch Tuyết, nấm đùi gà, nấm linh chi nâu/trắng, nấm đông cô tươi...

Khi nói chuyện, một người đàn ông làm việc tại vựa này khẳng định toàn bộ là nấm Trung Quốc, không có nấm nước khác. "Chỉ có bao bì là của tụi nó thôi, nó mua nấm của tụi anh về, nó cắt cái bao ra, nó lộng cái bao của tụi nó vô, hút chân không lại một cái là của nó", một người khác cũng làm việc tại đây khẳng định.

Khi nghe hỏi những bao nấm có xuất xứ Trung Quốc bị đổi thành thương hiệu Đông A, có xuất xứ Việt Nam và dán nhãn VietGAP, sẽ được đưa đi đâu tiêu thụ, chị H. (công nhân làm việc tại một xưởng của Công ty Đông A) cho biết sau khi được "thay áo mới", số nấm có xuất xứ Trung Quốc sẽ được giao cho Bách Hóa Xanh vào buổi chiều.

Đúng như lời chị H., khoảng 3h chiều cùng ngày xuất hiện một xe tải dừng trước cửa cơ sở, sau đó hai người mặc áo có in chữ "Toàn Tín logistics" tới chất hàng lên xe. (Công ty CP logistics Toàn Tín là thành viên của Công ty CP đầu tư Thế Giới Di Động - "mẹ" của chuỗi Bách Hóa Xanh - PV).

Qua nhiều ngày quan sát, chiếc xe đặc trưng màu xanh lá với dòng chữ Bách Hóa Xanh màu vàng thường xuyên đậu trước cơ sở này vào khung giờ cố định để nhận nấm. Để hiểu rõ hơn, PV đã bám theo xe Bách Hóa Xanh khi bắt đầu lấy xong hàng và chạy đi từ xưởng của Công ty Đông A (TP Thủ Đức).

Sau thời gian di chuyển, chiếc xe này đã chạy thẳng tới kho trung tâm của Bách Hóa Xanh ở đường Trần Đại Nghĩa (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Theo quan sát, sản phẩm nấm mang thương hiệu Đông A nhanh chóng được nhân viên của Bách Hóa Xanh chuyển xuống xe và tập hợp lại.

Một nhân viên bốc dỡ hàng tại đây cho biết sản phẩm sẽ được phân phối tới các cửa hàng của đơn vị. Lúc này, bên trong kho hàng còn rất nhiều xe khác mang thương hiệu Bách Hóa Xanh.

Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc VietGAP vào Bách Hóa Xanh - Ảnh 3.

Công nhân thay bao bì nấm hải sản xuất xứ Trung Quốc thành nhãn “Tươi ngon” của thương hiệu Đông A (Việt Nam) - Ảnh: BÔNG MAI

"Đội lốt" xuất xứ để dễ tiêu thụ, bán giá cao?

Ghi nhận tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) cho thấy ngoài những loại rau củ được đưa về từ nhiều vùng miền trên cả nước, còn có các loại rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc như cải thảo, bắp cải, hành tây, cà rốt, củ cải trắng... Tuy nhiên, hầu hết đều được người bán "thay tên đổi họ" khi bán ra.

Cụ thể, phần lớn các loại rau củ chỉ giữ được xuất xứ Trung Quốc khi đang đựng trong thùng, bao và nằm trên xe, nhưng khi đã được giao tới vựa của các tiểu thương, công đoạn đổi xuất xứ cũng bắt đầu.

Tại một vựa rau ở chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, một người đàn ông tháo băng keo in chữ Trung Quốc ra khỏi bịch cải thảo và bắp cải, rồi cắt gọt cho đẹp mắt để xếp lên thành từng đống lớn. Một tiểu thương tên H. tới giới thiệu "với hành tây, giá sỉ là 15.000 đồng với hàng Trung Quốc, nhưng hàng Đà Lạt có giá gấp đôi".

Ngoài giá rẻ, tiểu thương này cũng cho biết vào thời điểm này, hành tây Đà Lạt đa phần còn non, chưa kể gặp trời mưa nên bị ảnh hưởng, mua về để khoảng năm ngày sẽ bị xì, "còn hàng Trung Quốc để vô tư" đến nửa tháng vẫn không sao.

"100 người chỉ có được 3 - 4 người lấy hàng Đà Lạt, người ta mua số lượng lẻ 2 - 3 ký ăn thôi, vì giá cao quá. Còn bán là bán hàng này (Trung Quốc - PV) không hà", chị H. chia sẻ.

Chỉ vào hai giỏ cải thảo Đà Lạt và Trung Quốc xếp cạnh nhau, chị H. lấy lên một cây cải thảo và nói: "Đây em nhìn coi nè, hàng Trung Quốc nhìn tươi, đẹp hơn". Nhìn vẻ ngoài có thể thấy cải thảo Trung Quốc to hơn, phần đầu bắp cải có màu xanh lá rất đậm chứ không bị ngả vàng.

Cũng theo chị H., giá sỉ cho cả loại Đà Lạt lẫn Trung Quốc là 15.000 đồng/kg, nhưng cho biết: "Trước giờ chị thấy người ta đi chợ mua đồ người ta toàn mua cải thảo Trung Quốc vì để được lâu". Theo đó, cải thảo Đà Lạt chỉ để được khoảng 2 - 3 ngày, trong khi cải thảo Trung Quốc 5 - 6 ngày vẫn còn tươi.

Chị Linh (chợ đầu mối Hóc Môn) cũng cho biết trên các thùng cà rốt, khoai tây, hành tây hay các loại trái cây như nho, táo... nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có ghi chữ China (Trung Quốc), nhưng khi bỏ thùng đi, chuyển về chợ lẻ, khi bao bì được xé bỏ thì khách hàng khó biết xuất xứ vì hình thức không quá khác biệt với hàng cùng loại có xuất xứ ở nước khác.

"Người dân có tâm lý e ngại nông sản Trung Quốc nên khi bán lẻ, hầu hết người bán sẽ không nói là hàng Trung Quốc mà quảng cáo là hàng Đà Lạt, hoặc với trái cây như nho, táo sẽ là hàng Mỹ, Nhật... Khi chuyển "hộ khẩu" thành công, giá bán hàng Trung Quốc có thể tăng gấp đôi, gấp ba, dễ dàng móc túi người dùng", chị Linh nói.

Phanh phui rau VietGAP dỏm: Hàng Trung Quốc VietGAP vào Bách Hóa Xanh - Ảnh 4.

Sau khi lấy nấm ở Đông A (TP Thủ Đức), xe Bách Hóa Xanh chở đến kho trung tâm của đơn vị này ở huyện Bình Chánh (TP.HCM) - Ảnh: Q.B.

BÔNG MAI - NGUYỄN TRÍ - THẢO THƯƠNG

Nguồn: https://tuoitre.vn/phanh-phui-rau-vietgap-dom-hang-trung-quoc-vietgap-vao-bach-hoa-xanh-2022092109081867.htm

 

 

 

 

Chàng trai 'vàng' Olympic Hóa được ví như 'cỗ xe tăng'

on .

Phạm Nguyễn Minh Tuấn, nhỏ tuổi nhất trong bốn thí sinh Việt Nam giành huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế năm nay, được ví như 'cỗ xe tăng' vì sự chắc chắn.

Chiều 18/7, trong buổi công bố kết quả kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế trực tuyến tại Đại học Sư phạm Hà Nội, bốn chàng trai của đoàn Việt Nam khoác vai nhau cầu nguyện. Giải được công bố theo thứ tự từ thấp đến cao. Bài thi của học sinh được cả thầy cô ở Việt Nam và ban tổ chức chấm, do đó, khi thi xong, đoàn đã nắm được điểm.

Phạm Nguyễn Minh Tuấn, lớp 11 chuyên Hóa, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, tranh thủ soi gương chỉnh lại mái tóc bị ướt mưa rồi thì thầm vào tai đồng đội. Khi Việt Nam không có tên trong nhóm giành huy chương đồng và bạc, cả bốn học sinh lao vào nhau hét lên sung sướng. Thấy tên Việt Nam và ảnh mình xuất hiện cùng với huy chương vàng sau đó, Tuấn chạy đến ôm lấy mẹ thật lâu trước khi chia sẻ niềm vui với mọi người.

"Em không tin nổi. Em ít tuổi nhất đội, so bài với các anh thấy có nhiều câu sai hơn nên hơi lo chỉ giành huy chương bạc. Lúc biết được vàng, em vỡ òa trong hạnh phúc", Tuấn cười rạng rỡ.

Ngã xuống để dân bình yên: Sự hy sinh thầm lặng mà cao cả

on .

Giữa cao điểm cuộc chiến phòng chống đại dịch Covid-19 năm 2021, lực lượng Công an nhân dân cống hiến hết sức mình trong công tác truy vết , bảo vệ khu phong tỏa, tuần tra, trực chốt kiểm soát… Và có những người đã ngã xuống vì sự bình yên của cộng đồng. 

Các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân là một trong những lực lượng tuyến đầu phòng chống đại dịch Covid-19. Tháng 8.2021 là cao điểm cả nước và lực lượng công an chung sức, chung lòng kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh.

Niềm tự hào của cả gia đình

Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp của hơn một năm về trước (18 giờ 50 ngày 2.8.2021), thượng úy Phan Tấn Tài (30 tuổi, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an Q.6, TP.HCM) cùng tổ công tác đi tuần tra, rảo quanh các tuyến đường liên phường trên địa bàn Q.6 với tâm thế bất kể thời gian, không ngại nguy hiểm. 

Trên đường tuần tra và trong quá trình truy xét Hứa Hán Võ (28 tuổi, ngụ Q.6) ra đường không cần thiết và sử dụng trái phép chất ma túy, thượng úy Tài bị đối tượng này cố ý ép xe hòng chạy thoát (Võ sau đó ra công an trình diện, qua test nhanh xác định dương tính với chất ma túy). Do xe bị mất lái dẫn đến tai nạn, thượng úy Tài bị thương nặng, dù được đồng đội nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhưng anh đã không qua khỏi.

Ngã xuống để dân bình yên: Sự hy sinh thầm lặng mà cao cả - ảnh 1

Di ảnh đại úy Phan Tấn Tài

CTV

Đặng Lê Nguyên Vũ đăng quang Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 22: Cuộc sống 3 nhà vô địch gần đây nhất hiện ra sao?

on .

Trong 3 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia gần đây, hiện chỉ có 1 quán quân đã lên đường sang nước ngoài du học.

Ngày 2/10, Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 diễn ra với sự tranh tài kịch tính. Sau các màn thi gay cấn Khởi động, Vượt chướng ngại vật, Tăng tốc, Về đích, Đặng Lê Nguyên Vũ (đến từ trường THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình) đã giành ngôi vô địch với phần thưởng 40.000 USD và vòng nguyệt quế mạ vàng 24K.

Nam sinh Đặng Lê Nguyên Vũ là thí sinh duy nhất trong trận chung kết không học trường chuyên. Ảnh: BTC

Nam sinh Đặng Lê Nguyên Vũ là thí sinh duy nhất trong trận chung kết không học trường chuyên. Ảnh: BTC

Đăng quang trước Đặng Lê Nguyên Vũ là Trần Thế Trung - THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An vô địch lần thứ 19; Nguyễn Thị Thu Hằng - THPT Kim Sơn A, Ninh Bình vô địch lần thứ 20 và Nguyễn Hoàng Khánh - THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh, vô địch lần thứ 21 vào năm 2021.

Trần Thế Trung - THPT Chuyên Phan Bội Châu

Thế Trung thời điểm đăng quang Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19

Thế Trung thời điểm đăng quang Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 19

Trần Thế Trung (THPT chuyên Phan Bội Châu) là học sinh đầu tiên của tỉnh Nghệ An vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Gần một năm sau đó, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, chàng trai đạt điểm cao với Lịch sử 9, Địa lý và GDCD đều trên 9. Riêng bài thi Ngoại ngữ (Tiếng Anh), cậu được miễn do có chứng chỉ IELTS 8.0.

Năm 2020, sau khi tốt nghiệp THPT, Thế Trung không sang Úc du học như dự tính ban đầu do dịch COVID-19 bùng phát. Trung có khoảng 3 tháng học online theo chương trình học của trường Swinburne (Úc). Tuy nhiên, cảm thấy bản thân không phù hợp, nam sinh quyết định dừng lại.

"Em đắn đo một thời gian trước khi đưa ra quyết định này, may mắn em nhận được ủng hộ từ gia đình cũng như bạn bè. Vậy là lời hứa trở về Việt Nam sau khi du học không thể thực hiện được nữa", Thế Trung nói.

Trần Thế Trung đang theo học tại Đại học RMIT Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Trần Thế Trung đang theo học tại Đại học RMIT Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Hiện Thế Trung say mê với ngành học thiết kế tại RMIT Việt Nam. Em tự nhận là người không có năng khiếu về nghệ thuật nhưng luôn nỗ lực làm tốt công việc của mình để mang lại thiết kế đẹp mắt cho mọi người. "Chắc chắn dù sau này có làm ngành nghề nào đi chăng nữa, em cũng sẽ không bỏ 'món' thiết kế đâu", Thế Trung nói.

Ngoài học tập trên trường, Trung còn dành nhiều thời gian cho việc tập luyện thể thao, hoàn thành công việc của một quản trị viên kiêm thiết kế cho CLB Shogi Việt Nam. Đặc biệt, Thế Trung dành nhiều tâm huyết cho công việc trọng tài thuộc Tổ trọng tài Hội bóng rổ không chuyên Hà Nội, cũng như tham gia dự án Hoàng Thành Basketball Agency.

Thế Trung chơi bóng rổ khi là học sinh lớp 7 và bén duyên với bộ môn thể thao này cho đến tận bây giờ. Em cũng hứng thú với công việc trọng tài và tìm hiểu luật bóng rổ quốc tế. Thế Trung từng dịch lại Luật Thi đấu bóng rổ 3x3 do Liên đoàn Bóng rổ Thế giới FIBA công bố. Em cũng biên dịch Luật Bóng rổ chính thức của FIBA, do nhận thấy bản dịch do VBF (Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam) sử dụng vẫn còn một số điều thiết sót.

Thay vì đi du học Úc, Thế Trung lựa chọn học đại học tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Thay vì đi du học Úc, Thế Trung lựa chọn học đại học tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

Kể từ thời điểm đăng quang trong chung kết Olympia vào năm 2019, Thế Trung trải nghiệm cuộc sống ở vị trí khá đặc biệt - được nhiều người biết đến. Đây cũng là cơ hội giúp em thay đổi về suy nghĩ, cách nhìn thế giới sau khi được gặp gỡ và làm quen với nhiều người. Trung trở nên cởi mở, dễ chấp nhận hơn và không còn cố làm hài lòng tất cả mọi người -như điều em từng làm nhiều năm về trước.

"Khi đã ở vị trí đó, chắc chắn cuộc sống sẽ có những khó khăn và thú vị nhất định. Trải qua nhiều chuyện, bây giờ những gì em có thể làm là ngẩng cao đầu bước tiếp, bước đi tìm kiếm bản ngã và những gì thuộc về mình", Thế Trung nói.

Thế Trung mong muốn, Olympia - sân chơi của các bạn học sinh THPT sẽ được duy trì, ủng hộ và đầu tư hơn nữa về chất lượng cũng như thời gian, công sức, để Olympia có thể tồn tại như một biểu tượng vĩnh cửu của tri thức học sinh Việt Nam.

Thế Trung hài lòng với cuộc sống và không nuối tiếc với quyết định cách đây 2 năm. Em cũng hy vọng mọi người luôn tôn trọng quyết định này và lựa chọn của các quán quân Olympia khác. "Việc đi Úc hay ở lại Việt Nam là quyết định của mỗi người và em hy vọng sẽ nhận được sự tôn trọng", Thế Trung nói.

Về dự định trong tương lai, Thế Trung muốn được làm những công việc yêu thích - thiết kế đồ họa, chơi shogi, viết thư pháp và làm trọng tài bóng rổ.

Nguyễn Thị Thu Hằng - THPT Kim Sơn A, Ninh Bình

Vào tháng 3/2022, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 chính thức bắt đầu hành trình đi du học Australia với suất học bổng trị giá 40.000 USD.

Quán quân O20 có khoảng thời gian theo học ngành Kinh doanh tại Đại học Swinburne Việt Nam. Trên trang cá nhân, Thu Hằng thường xuyên chia sẻ về cuộc sống ở xứ sở chuột túi, đặc biệt là gặp gỡ các nhà vô địch năm trước đó như Hồ Đắc Thanh Chương (năm 16) và Nguyễn Hoàng Cường (năm 18). Cô gái 19 tuổi cũng tham gia Hội Sinh viên Việt Nam tại Swinburne (VISS).

Trước nhiều câu hỏi: "Sau khi học xong, Hằng sẽ về nước hay làm việc ở nước ngoài", quán quân Đường lên đỉnh Olympia khẳng định rằng dù có làm việc ở đâu thì cũng không làm giảm đi tinh thần muốn cống hiến cho đất nước. Hiện tại, Hằng đang bắt đầu thích nghi với môi trường, bạn bè, thầy cô mới và đặt mục tiêu phấn đấu trở thành "công dân toàn cầu".

Trước đó, Thu Hằng vượt qua 3 chàng trai, với tổng điểm đạt được là 235 điểm, Nguyễn Thị Thu Hằng không chỉ trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia năm 2020 mà còn là học sinh đầu tiên mang vòng nguyệt quế về tỉnh Ninh Bình. Sau đó, Thu Hằng đã có một khoảng thời gian ngắn theo học ngành Kinh doanh tại Swinburne Việt Nam.

Nguyễn Hoàng Khánh - THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh

Với chiến thắng tại Olympia 2021, Nguyễn Hoàng Khánh là học sinh đầu tiên của trường THPT Bạch Đằng và thứ 3 của tỉnh Quảng Ninh vô địch Olympia. Cậu cũng có thành tích cao thứ 3 (315 điểm) trong số 21 quán quân tính đến hiện tại. Chia sẻ ngay sau trận chung kết, Hoàng Khánh cho biết cậu chưa có hứng thú với việc du học. Ước mơ của chàng trai là trở thành doanh nhân.

Nguyễn Hoàng Khánh có sự lột xác về ngoại hình.

Nguyễn Hoàng Khánh có sự lột xác về ngoại hình.

Tháng 7 vừa qua, Hoàng Khánh hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Cậu cho biết sẽ cân nhắc việc học ở Việt Nam hay nước ngoài. Quán quân O21 tiết lộ sẽ lựa chọn ngành học liên quan đến lĩnh vực kinh tế mình yêu thích. Thỉnh thoảng, Hoàng Khánh cũng đăng video vui vẻ và hài hước lên các tài khoản mạng xã hội, thu về lượt tương tác khá cao.

Danh sách các nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia:

1. Trần Ngọc Minh - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long.

2. Phan Mạnh Tân - THPT Năng khiếu Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.

3. Lương Phương Thảo - THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long.

4. Võ Văn Dũng - THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng.

5. Đỗ Lâm Hoàng - THPT Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Lê Vũ Hoàng - THPT Số 1 Bố Trạch, Quảng Bình.

7. Lê Viết Hà - THPT Chuyên Lê Khiết, Quảng Ngãi.

8. Huỳnh Anh Vũ - THPT Tăng Bạt Hổ, Bình Định.

9. Hồ Ngọc Hân - THPT Chuyên Quốc Học - Huế, Thừa Thiên Huế.

10. Phan Minh Đức - THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội.

11. Phạm Thị Ngọc Oanh - THPT Tiên Lãng, Hải Phòng.

12. Đặng Thái Hoàng - THPT Hòn Gai, Quảng Ninh.

13. Hoàng Thế Anh - THPT Chuyên Bắc Giang, Bắc Giang.

14. Nguyễn Trọng Nhân - THPT Chuyên Tiền Giang, Tiền Giang.

15. Văn Viết Đức - THPT Thị xã Quảng Trị, Quảng Trị.

16. Hồ Đắc Thanh Chương - THPT Chuyên Quốc Học - Huế, Thừa Thiên Huế.

17. Phan Đăng Nhật Minh - THPT Hải Lăng, Quảng Trị

18. Nguyễn Hoàng Cường - THPT Hòn Gai, Quảng Ninh.

19. Trần Thế Trung - THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An.

20. Nguyễn Thị Thu Hằng - THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.

21. Nguyễn Hoàng Khánh - THPT Bạch Đằng, Quảng Ninh.

22. Đặng Lê Nguyên Vũ - THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình.

Dạy trẻ sống có mục tiêu sẽ khiến con dễ thành công hơn trong tương lai.

K.N (th)

Nguồn:https://baomoi.com/dang-le-nguyen-vu-dang-quang-duong-len-dinh-olympia-lan-thu-22-cuoc-song-3-nha-vo-dich-gan-day-nhat-hien-ra-sao/c/43891806.epi