NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Mạng xã hội: Cơ hội từ thị trường ngách

on .

Từng có rất nhiều mạng xã hội Việt xuất hiện với tham vọng đánh bại Facebook, nhưng tất cả đều thất bại.

Năm 2009, sau khi Yaho!360 đóng cửa là thời điểm Việt Nam bùng nổ các mạng xã hội nội địa như Zing Me, GoOnline, Yume, Tamtay.net, CyberWorld, Banbe.net… Đến năm 2011, có những cái tên còn vẫn nổi đình đám và được truyền thông rầm rộ như Yume của VON, GoOnline của VTC và nổi trội nhất là Zing Me của VNG. Tháng 3/2011, theo số liệu từ Google Ad Planner, Zing Me đã đạt 6,8 triệu lượt khách truy cập, vượt mặt được Facebook với 3,1 triệu lượt khách truy cập tại Việt Nam.

Tuy nhiên, từ năm 2012 trở đi, Facebook đã phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và cho đến hiện nay, 2014, các mạng xã hội Việt gần như hoàn toàn mờ nhạt. Thậm chí Zing Me chỉ còn là "một ngôi nhà hoang" và quay về với việc phục vụ game thủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các mạng xã hội Việt thất bại trước gã khổng lồ Facebook, nhưng điều cốt lõi là quá thiếu sự sáng tạo.

'Bão' doping ập xuống điền kinh thế giới

on .

“Cơn bão” doping ập xuống điền kinh thế giới khi Đài truyền hình Đức WDR tiết lộ Liên đoàn Điền kinh quốc tế (IAAF) đã tiếp tay cho 225 vận động viên sử dụng doping trong thi đấu.

Tờ Telegraph của Anh dẫn nguồn tin trên cáo buộc IAAF đã làm lơ hoặc quản lý lỏng lẻo việc kiểm tra dù nghi ngờ nhiều trường hợp sử dụng doping tại nhiều giải điền kinh uy tín nhất hành tinh.

Trong danh sách và qua phân tích tài liệu mà tờ báo trên đang nắm giữ thì có đến 225 vận động viên (VĐV) đến từ 39 quốc gia đã sử dụng chất kích thích trong thi đấu.

Trong số này có 3 VĐV người Anh, 58 VĐV của Nga, 25 VĐV đến từ Kenya, 3 nhà vô địch Olympic 2012 và nhiều VĐV đang giữ chức vô địch thế giới, kỷ lục thế giới… ở nhiều môn thi từ năm 2001 đến nay, chủ yếu từ năm 2006 – 2008.

Càng “bị cấm”, Uber càng đắt khách

on .

Không nằm ngoài suy nghĩ của nhiều người, dịch vụ xe gọi Uber những ngày qua thật sự đã có “thu hoạch lớn”, với mật độ người dùng tăng lên không dừng. Những thông tin đồn thổi dịch vụ này bị phạt, bị cấm… đã trở thành thông tin PR miễn phí cho các tài xế Uber!

Lượng người dùng Uber ngày càng tăng sau khi những thông tin "bị cấm" lan tỏa.

Bản thân phóng viên BizLIVE đã bị "bất ngờ" sau khi nhắn thông tin muốn trải nghiệm dịch vụ Uber trên mạng xã hội Facebook, đã nhận ngay nhiều tin nhắn cung cấp code ưu đãi từ nhiều bạn bè trực tuyến. Chỉ cần gõ mã code giới thiệu của người dùng vào phần mềm Uber, tài khoản “thuê xe” của phóng viên đã tăng ngay 100 ngàn đồng, và người giới thiệu cũng được hưởng số tiền như vậy. Chiêu khuyến mãi này của Uber đã khiến dịch vụ lập tức lan rộng tại TP.HCM với cấp số nhân!

Nữ giám đốc khuyết tật tài ba chắp cánh ước mơ cho người đồng cảnh

on .

Bị khuyết tật vận động bẩm sinh từ nhỏ, ngỡ rằng suốt đời sẽ là một gánh nặng cho gia đình, xã hội nhưng cô đã vươn lên trở thành một nữ giám đốc tài ba của một trung tâm chuyên đào tạo nghề công nghệ thông tin, hỗ trợ việc làm cho nhiều người đồng cảnh. Nguyễn Thảo Vân, cô gái mang thân hình nhỏ nhắn chỉ hơn 20kg, nhưng có một nghị lực phi thường.

Đối mặt với hoàn cảnh

Nụ cười lạc quan luôn nở trên môi chị Thảo Vân.

Thảo Vân được sinh ra trong một gia đình nghèo tại xóm 7, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, là em gái ruột của Nguyễn Công Hùng (Hiệp sĩ công nghệ thông tin). Từ khi chào đời, Vân đã mắc căn bệnh teo cơ tủy sống mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân. Không giống như bao đứa trẻ khác được tập lật, bò, tập đi những bước đầu đời, Vân phải nằm một chỗ, tuổi ấu thơ mang đầy nỗi tủi.

Lấp “hổng” kỹ năng đọc của sinh viên

on .

Đọc là một trong những năng lực, kỹ năng quan trọng hàng đầu của sinh viên đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, thực tế là, nhiều sinh viên hiện nay thực sự chưa có kỹ năng cơ bản trong việc tiếp cận tri thức học thuật từ sách, giáo trình.

TS Cao Xuân Liễu (Học viện Quản lý giáo dục) cho biết Học viện đã thực hiện một khảo sát về kỹ năng đọc tài liệu chuyên ngành Tâm lý học trên 120 sinh viên năm thứ 2.

Kết quả, có hơn 50% sinh viên thường đọc tài liệu chuyên ngành sau khi giảng viên giảng bài ở lớp. Chỉ có 22,5% sinh viên có đọc trước tài liệu và 13,3% đọc trước và đọc lại tài liệu sau kết thúc bài học.

Nếu chỉ ghi nhớ khi đọc mà không áp dụng các thủ thuật, thao tác phù hợp, sinh viên rất khó kết nối tri thức thành hệ thống và khi cần tái hiện hay vận dụng sẽ gặp khó khăn.

Một số sinh viên được phỏng vấn cho rằng, sau khi nghe giảng bài trên lớp mới có kiến thức nền tảng để dễ dàng tiếp thu khi tự đọc tài liệu; đồng thời có kiến thức để so sánh giữa bài học ở lớp và nội dung tài liệu.