Thủ tướng Singapore: 'Xây dựng quốc gia thông minh cần tinh thần khởi nghiệp dám dấn thân"
Hướng đến một quốc gia thông minh, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khuyến khích tinh thần khởi nghiệp: dám mơ ước, dám thất bại, dám đương đầu mọi thách thức.
Trong bài diễn văn phát biểu mới đây về chủ đề xây dựng quốc gia thông minh, Thủ tướng Lý Hiển Long khiến mọi người phải kinh ngạc khi ông "vô tình" hé lộ mình là một coder - dân lập trình thứ thiệt. Chương trình gần nhất mà thủ tướng Singapore "code" là trò chơi giải ô chữ Sudoku nổi tiếng cách đây mới vài năm.
Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ tầm nhìn về Quốc gia thông minh(Ảnh: Singapore PM Office Youtube) |
Qua 20 phút chia sẻ, người đứng đầu đảo quốc sư tử đề cập đến nhiều khía cạnh trong việc xây dựng quốc gia thông minh: bối cảnh, mục tiêu, thời cơ và thách thức. Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định, mặc dù tình hình kinh tế giới còn nhiều khó khăn song ngành công nghệ vẫn là điểm sáng. Trong hơn 10 năm qua, Singapore đã chi ra hơn 30 tỉ đô-la Singapore vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D). Bằng cách phát triển các viện nghiên cứu kết hợp cùng các doanh nghiệp, nhiều giải pháp mới gắn liền với các vấn đề thực tiễn đã được đưa ra.
Honda Y-E-S 2015 tặng 3.000 USD cho 10 sinh viên xuất sắc
Để đạt giải thưởng giá trị này, các thí sinh tham dự phải vượt qua 3 vòng thi thú vị gồm Đánh giá hồ sơ, Viết luận và Phỏng vấn.
Cuộc thi Honda Y-E-S (Honda Award for Young Engineer and Scientist) năm nay được triển khai chính thức từ ngày 4/5 tại 8 trường đại học liên kết tại Việt Nam, gồm ĐH Bách khoa HN, ĐH Công nghệ - ĐHQG HN, ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG HN, ĐH Giao thông Vận tải HN, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia TP.HCM và Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
Vũ Trường Minh, sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội - thí sinh đạt giải Honda Y-E-S 2014.
Thủ khoa xuất sắc, thạc sĩ giỏi trượt vị trí công chức nào?
Năm 2015, tỉ lệ gần 50% thủ khoa, thạc sĩ loại giỏi “không đạt” trong kỳ sát hạch, kiểm tra là con số cao nhất kể từ khi Hà Nội áp dụng chính sách tuyển dụng đối với những đối tượng đặc biệt.
Ở những năm trước đó, tỉ lệ và số lượng trượt của đối tượng này thấp hơn nhiều.
Đầu tháng 9/2013, Hà Nội công bố kết quả sát hạch cho 43 thí sinh diện xét tuyển đặc cách (không qua thi) cho thấy có đến 14 thí sinh “không đạt yêu cầu” (trong đó 9 thí sinh có điểm không đạt và 5 thí sinh bỏ sát hạch). Trong 9 thí sinh “không đạt” có 5 thủ khoa và 4 thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi của nước ngoài.
Có điều trùng lắp đáng chú ý, cả 4 thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi của nước ngoài không đạt điểm đều học ngành Quản trị kinh doanh và đều có số điểm kiểm tra, sát hạch rất thấp (35 điểm; 30 điểm; 34,3 điểm; 36,7 điểm/ thang điểm 100).
Người Việt ồn ào và cách người Nhật dạy trẻ
Có thể nói giáo dục lòng tự trọng là nguồn gốc và nền tảng cho mọi phẩm chất cá nhân trong nền giáo dục nhân văn nhấn mạnh vào dạy làm người.
Có thể nói giáo dục lòng tự trọng là nguồn gốc và nền tảng cho mọi phẩm chất cá nhân trong nền giáo dục nhân văn nhấn mạnh vào dạy làm người.
LTS: Ngày nay, các bậc phụ huynh Việt Nam thường rơi vào trạng thái hoang mang khi phải đối mặt với một môi trường đầy ắp thông tin nhiều chiều, cùng những thay đổi liên tục về chương trình, chính sách giáo dục. Và hơn cả, họ phải đối mặt với nỗi lo những xô lệch, xuống cấp về đạo đức xã hội, khủng hoảng giá trị... tác động đến con cái họ ra sao.
Trong bối cảnh đó, Tuần Việt Nam xin giới thiệu loạt bài viết về giáo dục, định hình nhân cách và bản lĩnh sống cho trẻ của tác giả Nguyễn Tuấn Hải.
'Người Việt ồn ào' trong các lễ hội. Ảnh: Zing.vn |
Chìa khóa mở cửa tiềm năng ghi nhớ vô hạn của não bộ
Hành trình nghiên cứu khoa học để tìm ra phương pháp giúp bạn biến não bộ thành chiếc thẻ nhớ không giới hạn.
“Có công mài sắt có ngày nên kim” là câu thành ngữ được sử dụng để nhắc nhở ta về việc học hành, trau dồi kiến thức trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu, mài một thanh sắt cũng cần những phương pháp chính xác để có chiếc kim tốt nhất nhưng trong thời gian ngắn nhất. |
Khởi nguồn từ niềm cảm hứng thiên tài ghi nhớ...
Vào thế kỷ XVI, một tu sĩ dòng Công giáo người Ý có tên Matteo Ricci (1552 - 1610) đã khiến cho thế giới sửng sốt về khả năng ghi nhớ của con người. Chỉ trong một thời gian ngắn, Ricci đã có thể học đến mức độ đọc thông viết thạo tiếng Trung cổ - điều mà ngay cả nhiều người Trung Quốc bản địa chưa chắc đã làm nổi.
Cụ thể, Ricci đã có thể vượt qua những bài thi về ngôn ngữ vô cùng khó, bao gồm nhiều thành ngữ, tục ngữ hay những điển tích điển cố phức tạp.
Matteo Ricci trong trang phục của người Trung Hoa xưa