NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Gần 7.000 trang/cổng thông tin điện tử VN bị tấn công năm 2016

on .

Hoạt động tấn công mạng vào các cơ sở hạ tầng thông tin trọng yếu ngày càng gia tăng về qui mô và tính chất nguy hiểm. 

Trong khi đó, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu bảo mật thiết yếu, làm gia tăng nguy cơ bị tấn công mạng.

Đó là nhận định của Trung tướng Hoàng Phước Thuận - cục trưởng Cục an ninh mạng (Bộ Công an) - tại hội thảo, triển lãm quốc gia về An ninh mảo mật 2017 (Security World 2017) với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra tại Hà Nội ngày 4-4.

Tỷ phú đa phần học kĩ thuật và bắt đầu với nghề sales

on .

Trong thống kê 100 người giàu nhất hành tinh của Forbes mới đây có tới 22 tỷ phú tốt nghiệp đại học chuyên ngành kĩ thuật và có 10 người bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề sales. 

Nếu bạn muốn thành tỷ phú hoặc người giàu có, có lẽ đã đến lúc học thêm về kĩ thuật tại trường hoặc kiếm một công việc sale để tập luyện dần.

Thống kê mới đây từ công ty Aaron Wallis Sales với danh sách 100 người giàu nhất hành tinh của Forbes cho thấy họ chủ yếu học về kĩ thuật và làm những công việc liên quan tới kĩ thuật để giàu.

Trong số 100 người giàu nhất nhất có 75 người có bằng đại học và trong số 75 người này có 22 người học kĩ thuật. 53 người trong số 100 người này tự mở mô hình kinh doanh riêng (không kế thừa từ gia đình) và 19% bắt đầu với công việc sales trong khi 17% bắt đầu với nghề "lướt sóng" chứng khoán.

Chuyện nhà khoa học Việt Nam khởi nghiệp sợ mất ý tưởng và hiện tượng tuyệt vọng tích tụ của 5 con khỉ nhốt chung một buồng

on .

Ở Việt Nam, nếu một người tìm đến nhà khoa học, không cẩn thận anh ta sẽ ăn cắp ý tưởng. Nhà khoa học còn lo sợ: Nếu anh ta mua cổ phần của tôi, tức là tôi làm thuê cho anh ta à? Cứ có một rào cản, sự e ngại nào đó giữa những con người trong mắt xích hợp tác khiến một nhà khoa học khởi nghiệp ở Việt Nam khó thành công, TGĐ Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ VN chia sẻ. 

4 năm trước, một nhóm doanh nhân tâm huyết với giới khởi nghiệp, trong đó có Phạm Duy Hiếu – cựu CEO ngân hàng trẻ nhất Việt Nam của ABBank, nay là Tổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ VN (SVF) – có chung thắc mắc tại sao khởi nghiệp nước ngoài làm thành công mà Việt Nam thì mãi khó. Họ đã thăm một số nước xem các câu chuyện khởi nghiệp của các nhà khoa học thực tế diễn ra thế nào.

Những việc giúp sinh viên tiết kiệm tiền

on .

Có những việc ta vô tình quên đi nhưng chính nó lại đang giúp các bạn sinh viên có thể tiết kiệm những khoản vô cùng lớn.

Học đại học các bạn sinh viên có rất nhiều khoản phải chi tiêu từ tiền nhà, tiền điện, tiền nước, chợ búa, cơm nước… cái gì cũng phải mua, mà tiền thì bố mẹ gửi lên lại có hạn. Không phải bạn nào may mắn được sinh ra trong một gia đình khá giả, vì vậy việc chi tiêu tiết kiệm phần nào sẽ giúp bố mẹ bớt đi gánh nặng nhọc nhằn hàng tháng.

Không xài dịch vụ vẫn bị nhà mạng ‘móc túi’

on .

Các thuê bao trả sau không đăng ký, không sử dụng các dịch vụ gia tăng của nhà mạng nhưng vẫn bị nhà mạng tự động đăng ký rồi sau đó tính cước.

Nhiều khách hàng của các nhà mạng rất bức xúc vì phải trả các khoản tiền cho các dịch vụ từ trên trời rơi xuống khi sử dụng thuê bao điện thoại. Hầu hết đây là các thuê bao trả sau không hề hay biết gì về dịch vụ mà sau đó họ phải trả tiền khi họ chưa từng đăng ký và không sử dụng.

“Sập bẫy” nhà mạng

Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, nhiều người sử dụng thuê bao của các nhà mạng Mobifone, VinaPhone tỏ ra bức xúc vì họ bị các nhà mạng âm thầm móc túi từ các dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) mà không hề hay biết.

Ông Nguyễn Trọng Ngọc, chủ thuê bao số 0944xxx679, từng phải trả tiền oan cho dịch vụ Làm giàu tri thức của VinaPhone. Ông Ngọc kể trước đây mỗi tháng ông chỉ tốn trên 200.000 đồng tiền cước điện thoại. Nhưng ba tháng liên tục vừa qua, tiền cước mà ông phải trả tăng lên bất thường trong khi mức sử dụng không đổi. Kiểm tra lại hệ thống, ông Ngọc mới phát hiện ra mỗi tháng ông phải trả 145.000 đồng cho dịch vụ Làm giàu tri thức.