Người dân Gò Vấp phải khai báo y tế rõ ràng để vào khu trung tâm TP HCM
(NLĐO) - Sáng 31-5, nhiều cửa ngõ từ quận Gò Vấp vào khu trung tâm TP HCM đã ùn tắc cục bộ tại các trạm kiểm soát phòng chống dịch Covid-19. Để được rời quận, tất cả người dân phải khai báo y tế rõ ràng.
Trên đường Lê Quang Định, một trong những tuyến đường chính dẫn và trung tâm TP HCM, sáng sớm 31-5, nhiều người dân đã chờ đợi để cơ quan chức năng cho phép rời quận Gò Vấp.

Trước đó, đại diện Sở GTVT TP HCM cho biết các tuyến giao thông liên quận cơ bản vẫn cho phương tiện (xe chở hàng hóa, xe cá nhân) lưu thông và có sự kiểm tra của quận Gò Vấp.
TP HCM: Hơn 500 sinh viên trường y xông pha chống dịch Covid-19
(NLĐO) - Hơn 500 sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược TP HCM và ĐH Nguyễn Tất Thành được huy động để xông pha tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Vừa qua, UBND TP HCM yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y dược TP HCM huy động sinh viên năm cuối tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo công suất 50.000 mẫu/ngày.
Tối ngày 29-5, 120 sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã xuất quân đến quận Gò Vấp, quận 12 hỗ trợ địa phương lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư.
Tối ngày 31-5, có thêm 50 sinh viên được tăng cường hỗ trợ xét nghiệm tại khu dân cư quận Gò Vấp, quận 8. Trước đó, 60 sinh viên trường này đã làm việc tại HCDC từ đầu tháng 5, hỗ trợ điều tra dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh.
Đến nay, tổng cộng có 230 sinh viên của Khoa Y, Răng hàm mặt, Dược, Điều dưỡng - Kỹ thật y học và Y tế Công cộng tham gia chống dịch.
Tại Trường ĐH Y dược TP HCM có hơn 200 sinh viên Khoa Y tế công cộng đang phối hợp chống dịch cùng HCDC. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 91 sinh viên các khoa Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng cũng tham gia hỗ trợ HCDC.

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đến thăm hỏi, động viên sinh viên, nhân viên y tế tại điểm cách ly của quận 8, TP HCM
Con được học bổng, bố chuyển 100 triệu góp Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19
TTO - Đó là câu chuyện của anh Nguyễn Đức Hùng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) khi con trai tặng bố mẹ 3.000 bảng Anh (khoảng 100 triệu đồng) tiền học bổng. Số tiền này anh Đức tự nguyện đóng góp vào Quỹ vắc xin phòng dịch COVID-19.
Chia sẻ của anh Nguyễn Đức Hùng trên trang Facebook cá nhân - Ảnh: T.T
Anh Hùng kể con trai Nguyễn Đức Hà Phan (đang học năm nhất, Trường ĐH Kinh tế quốc dân) vừa được nhận học bổng 3.000 bảng Anh vì thành tích học tập và trừ thẳng vào tiền học phí.
Ngăn "bom" trái phiếu doanh nghiệp
Bức tranh thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay cho thấy nguy cơ rủi ro rất lớn, đòi hỏi nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát
Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cho biết có sự tham gia của các tổ chức tín dụng liên quan vụ việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) hủy 9 đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá hơn 10.000 tỉ đồng của nhóm doanh nghiệp (DN) liên quan Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh (gọi tắt là Tân Hoàng Minh). Trong đó, có ngân hàng (NH) mua trái phiếu (NH cho DN vay vốn thông qua trái phiếu) và 2 NH nhận quản lý tài sản bảo đảm của DN phát hành trái phiếu.
Mượn danh ngân hàng để huy động vốn (!?)
Chiều 6-4, NH TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) khẳng định "VietinBank không bảo lãnh phát hành, không bảo lãnh thanh toán, không thực hiện dịch vụ phân phối các lô trái phiếu trên". VietinBank chỉ thực hiện cung ứng dịch vụ quản lý tài khoản, quản lý tài sản cho các đợt phát hành trái phiếu của nhóm DN liên quan Tân Hoàng Minh.
Trước đó, NH TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cũng khẳng định chỉ là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và dịch vụ quản lý tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu của Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ khách sạn Soleil trị giá 800 tỉ đồng và lô trái phiếu của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt trị giá 800 tỉ đồng.

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh phát hành trái phiếu với mục đích huy động vốn cho nhiều dự án bất động sản. Ảnh: MINH CHIẾN
Thư từ Anh: Covid-19 chưa xa, đậu mùa khỉ lại đến
Ở Vương quốc Anh, gần 1 triệu người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tuần rồi và dự báo số người nhiễm sẽ tăng đáng kể trong tuần này.
Tổng cộng hơn 179.000 người đã tử vong ở Anh trong vòng 28 ngày qua sau khi xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hơn 53 triệu người từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm liều vắc-xin Covid-19 đầu tiên, hơn 50 triệu người tiêm liều thứ 2. Trẻ em từ 5-11 tuổi cũng đã được tiêm vắc-xin liều thấp từ tháng 4-2022. Cho đến nay, hơn 39 triệu liều tăng cường đã được sử dụng trên khắp Vương quốc Anh.
Từ đầu tháng 4-2022, việc tự cách ly khi mắc Covid-19 ở Anh đã không còn cần thiết nhưng khoảng 40% số người nhiễm vẫn tự giác ở nhà. Nói tóm lại, Covid-19 không còn làm người dân Anh bận tâm và chỉ được xem như cúm mùa. Thay vào đó, một mối quan tâm mới đang bắt đầu chớm nở tại Anh: Đậu mùa khỉ.
Chỉ cách đây vài tháng, đậu mùa khỉ còn được xem là bệnh đặc hữu ở Trung và Tây Phi nhưng trong thông cáo ngày 17-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã xóa bỏ sự phân biệt giữa vùng lưu hành và không lưu hành đối với căn bệnh này. Theo WHO, từ ngày 1-1 đến 15-6, hơn 2.100 ca bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận trên toàn cầu.

Các ống xét nghiệm virus đậu mùa khỉ Ảnh: REUTERS
Thật ra, trong những năm gần đây, một vài trường hợp mắc đậu mùa khỉ đã được phát hiện tại Anh. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm bệnh tăng đáng kể chỉ trong vài tháng nay làm dấy lên câu hỏi về mối nguy lây nhiễm trong cộng đồng.
Ca phát hiện đầu tiên ở Anh trong năm 2022 là vào ngày 7-5 và đến nay, Anh đã trở thành nước có số ca nhiễm bùng phát lớn nhất bên ngoài châu Phi - tổng cộng 524 ca tính đến ngày 14-6.
Chính phủ Anh đã xác định đậu mùa khỉ là căn bệnh đáng quan tâm và yêu cầu các bác sĩ phải thông báo về bất kỳ trường hợp nghi mắc nào, đồng thời sẵn sàng cho việc tiêm vắc-xin đậu mùa.
So với bộ gien ARN của SARS-CoV-2, bộ gien ADN của virus đậu mùa khỉ dài hơn 6 lần, phần nào gây khó khăn cho việc nghiên cứu. Ở Anh, nghiên cứu virus đậu mùa khỉ chỉ được tiến hành ở các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 như tại PHE Porton ở Salisbury.
Kể từ khi xóa sổ bệnh đậu mùa, việc tiêm vắc-xin đậu mùa đã chấm dứt, điều này lý giải tại sao dân số toàn cầu khó chống lại đậu mùa khỉ vì virus gây 2 căn bệnh này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Mặc dù nguy cơ lây nhiễm diện rộng trong cộng đồng vẫn còn thấp nhưng tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng virus truyền bệnh từ động vật sang người là mối đe dọa đối với an ninh y tế toàn cầu và cần phải giám sát chặt chẽ các nguồn lây.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-chua-xa-dau-mua-khi-lai-den-20220619215337335.htm