NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Những sinh viên mang bình oxy tới nhà F0

on .

TP HCM-21h, Thành Nhân nhận cuộc gọi thông báo cần hỗ trợ bình oxy cho bệnh nhân nam lớn tuổi, bị cao huyết áp và đang trong tình trạng co giật, tím tái.

Đang trực tại Trạm ATM oxy ở phường Tân Phong, quận 7, Nguyễn Thành Nhân, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm TP HCM, lập tức gọi cho cấp cứu 115 rồi cùng một tình nguyện viên khác mặc đồ bảo hộ, mang bình sát khuẩn, mỏ lết, van, ống thở rồi ôm bình oxy 8 lít tới nhà bệnh nhân.

Nhà người bệnh trong hẻm sâu, lúc tới được nơi, Nhân lặng người khi biết họ đã không còn. Ôm bình oxy trước cửa nhà, Nhân và người bạn đi cùng cảm thấy áy náy, chỉ biết nói lời xin lỗi vì không thể tới sớm hơn. Cả hai lặng lẽ ra về, lòng nặng trĩu. Quãng đường về trạm hôm ấy trở nên dài hơn mọi hôm.

Nhân

Nhân trong một lần tới hỗ trợ người nhà bệnh nhân thay bình oxy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhân tình nguyện tham gia chống dịch ở quận và phường từ ngày 9/6, với các công việc hỗ trợ tại điểm tiêm vaccine phòng Covid-19, lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi địa phương triển khai chương trình oxy miễn phí cho các F0 tại nhà, Nhân là thành viên đầu tiên của trạm.

Bạn muốn trở thành bác sĩ, làm thuyền trưởng hay kỹ sư chế tạo robot?

on .

TTO - Buổi tư vấn tuyển sinh có chủ đề 'Chọn ngành nào trong khối kỹ thuật - công nghệ - y dược' với sự tham gia của các khách mời từ các trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Hàng hải Việt Nam, ĐH Mỏ - địa chất, CĐ Cơ điện Hà Nội... diễn ra lúc 19h tối nay 11-1.

Bạn muốn trở thành bác sĩ, làm thuyền trưởng hay kỹ sư chế tạo robot? - Ảnh 1.
 

Buổi tư vấn sẽ diễn ra tối nay 11-1, mọi học sinh và các bậc phụ huynh đều có thể đăng ký tham dự miễn phí

Nhiều mô hình tình nguyện trực tuyến hỗ trợ thí sinh

on .

Các tình nguyện viên đã sẵn sàng bắt đầu triển khai nhiều mô hình tình nguyện để tiếp sức mùa thi.

Anh Vũ Linh, Chủ tịch Hội Sinh viên (SV), Trưởng ban Chương trình Tiếp sức mùa thi Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM, cho biết: “Vào đầu tháng 7, sẽ hỗ trợ TS tham gia kỳ thi tại các điểm trường ở Q.12 và H.Hóc Môn với nhiều nội dung. Cụ thể như: hỗ trợ các lực lượng chức năng phân luồng các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn Q.Gò Vấp, Q.12, H.Hóc Môn trong các ngày diễn ra kỳ thi; hỗ trợ nước uống tại các điểm trực; hướng dẫn sơ đồ phòng thi; giữ hành lý của TS trong thời gian thi...”, anh Vũ Linh thông tin thêm.

Ảnh: Nguyễn Diễm

Năm nay, Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM có hơn 150 SV tham gia nhiều đội hình khác nhau. Tất cả các đội hình SV tình nguyện đều được tập huấn kỹ lưỡng.

Còn theo anh Võ Văn Trung, Chủ tịch Hội SV tỉnh Đồng Nai, bên cạnh việc tạo môi trường để thanh niên, học sinh, SV phát huy tinh thần tình nguyện, tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng... thì chương trình Tiếp sức mùa thi còn để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ TS và phụ huynh trong kỳ thi THPT và xét tuyển năm 2022.

Cũng theo Chủ tịch Hội SV tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, nhiều nội dung tình nguyện đã được diễn ra như: tổng hợp các nhu cầu, các nguồn lực để tiếp sức cho TS. Bên cạnh đó còn tổ chức các buổi tư vấn, trao đổi kinh nghiệm, giúp học sinh tự tin khi tham dự kỳ thi. Đặc biệt, sẽ hỗ trợ kinh phí, các vật phẩm phục vụ thi và ôn thi và đã có phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, các học sinh mồ côi cha mẹ, khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó.

Anh Trung cho biết thêm Tỉnh đoàn, Hội SV tỉnh cũng đã xây dựng các kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu cần được hỗ trợ của TS thông qua nhiều hình thức như qua Fanpage “Tiếp sức mùa thi tỉnh Đồng Nai” và đường dây nóng của chương trình (02513842382 hoặc 0392646027).

Còn tại Bình Dương, theo chị Trần Thị Diễm Trinh, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội SV tỉnh Bình Dương, hiện nay các tình nguyện viên cũng đã bắt tay vào việc tiếp sức cho TS. Trong giai đoạn này, Tỉnh đoàn đã triển khai các kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu cần được hỗ trợ của TS. Phân loại, xây dựng phương án hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của TS. Đồng thời giới thiệu các kênh ôn luyện kiến thức trực tuyến uy tín và đăng tải các video ôn tập, luyện thi tốt nghiệp THPT trên website, fanpage của Đoàn, Hội. Phối hợp triển khai thiết kế, xây dựng đề thi thử tốt nghiệp THPT (gồm các môn theo quy định của Bộ GD-ĐT); cung cấp miễn phí các khóa ôn tập trực tuyến và sách tham khảo các môn học trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.

Theo chị Trinh, chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay ưu tiên các phương án truyền thông qua mạng, và đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình Tiếp sức mùa thi có tính sáng tạo, triển khai hiệu quả.

“Chúng tôi cũng tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến trên các kênh truyền thông trực tuyến với các nội dung trọng tâm là: hỗ trợ tâm lý, công tác tuyển sinh, dinh dưỡng mùa thi, nội dung ôn luyện, bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao. Các mô hình tình nguyện trực tuyến qua cổng thông tin trực tuyến kết nối giữa tình nguyện viên và các TS cần hỗ trợ về các nội dung: ôn thi, tư vấn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi, giải đáp một số thắc mắc về kỳ thi… hay triển khai tuyến bài tư vấn kinh nghiệm ôn thi theo khối thi của các SV là thủ khoa...”, chị Trinh nói.

Tỉnh đoàn Bình Dương cũng chủ động rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, hộ cận nghèo theo chuẩn tỉnh Bình Dương, ...

LÊ THANH

Nguồnhttps://thanhnien.vn/nhieu-mo-hinh-tinh-nguyen-truc-tuyen-ho-tro-thi-sinh-post1470765.html

[Infographic] Kiến thức du lịch vòng quanh thế giới - 35 điều thú vị

on .

Nếu là dân mê khám phá, du lịch chắc hẳn bạn ít nhiều đã chạm trán những tình huống khó xử do khác biệt về nét văn hóa, phong tục. Những “cú sốc văn hóa” này thậm chí còn có thể xảy ra khi bạn du lịch ngay tại đất nước của mình, gặp gỡ những vùng miền, dân tộc khác nhau. Thế bạn biết rành về thế giới quanh mình cỡ nào để có thể tự tin xách balo và đi như thể “mọi nơi đều là nhà” ?

Nếu là dân mê khám phá , du lịch chắc hẳn bạn ít nhiều đã chạm trán những tình huống khó xử do khác biệt về nét văn hóa, phong tục. Những “cú sốc văn hóa” này thậm chí còn có thể xảy ra khi bạn du lịch ngay tại đất nước của mình, gặp gỡ những vùng miền, dân tộc khác nhau. Thế bạn biết rành về thế giới quanh mình cỡ nào để có thể tự tin xách balo và đi như thể “mọi nơi đều là nhà” ?

Infographic sau giới thiệu đến bạn những “mẹo” để hô biến mình thành một người đậm chất bản địa ở những nơi mà bạn đặt chân đến. “Chào mọi người lúc lên xe buýt ở Nam Phi!”, “Không giơ ngón cái ở Nga!”, “Phải mặc áo len khi vào nhà thờ Ý!”... Rất nhiều mẹo hay cho những bạn thích “xê dịch” đây đó, nào hãy cùng khám phá!