7 công nghệ nổi bật phát triển mạnh năm 2018
Máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo, xe hơi tự lái, hệ thống giao thông công cộng siêu tốc… vốn chỉ có trong phim ảnh nhưng nay những công nghệ này đã trở thành hiện thực.
Công nghệ tiến bộ từng ngày, con người bắt đầu quen với sự xuất hiện của những khái niệm từng bị coi là điên rồ. Năm cũ vừa qua đi, nhiều thành tựu công nghệ mới được khẳng định, kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm nay.
Máy tính lượng tử thành hiện thực
Máy tính lượng tử đã không còn là câu chuyện khoa học viễn tưởng. IBM, Google và Microsoft đã tạo ra nguyên mẫu cỗ máy tính tương lai này với sức mạnh tính toán không thể tưởng tượng nổi.
Cỗ máy tính lượng tử của IBM.
Năm 2017, lần đầu tiên hệ thống máy tính lượng tử của IBM thực hiện các phép giả lập chưa từng được tiến hành trước đây. Công ty này thậm chí còn xây dựng hệ thống máy tính 50-bit lượng tử đầu tiên trên thế giới.
Trung Quốc cũng có bước tiến đáng kể về công nghệ lượng tử. Các nhà khoa học nước này dùng hệ thống viễn tin lượng tử gửi thông điệp mã hóa từ trái đất tới vệ tinh trong vũ trụ.
Trí tuệ nhân tạo nở rộ
Con người đang tiến gần hơn tới giấc mơ của Isaac Asimov và George Lucas, vốn nổi tiếng với các tác phẩm và phim ảnh về robot và trí tuệ nhân tạo (AI).
Bức tranh này do trí tuệ nhân tạo Vincent vẽ.
Năm qua đã chứng kiến sự tiến bộ vượt trội về máy học. AI của Google có thể tự tạo ra các chương trình AI cấp cao. AI của Facebook tạo ra ngôn ngữ riêng. Rồi các cỗ máy dùng trí tuệ nhân tạo có thể tự học vẽ.
AI được sử dụng để phát hiện ung thư, đồng thời có thể trang bị cho robot gợi cảm đóng vai gái làng chơi. Thậm chí có nhà phát triển còn định tạo ra tôn giáo riêng cho loại máy móc này.
Xe hơi tự lái
Bang Arizona, Mỹ đang tràn ngập xe hơi tự lái hòa cùng giao thông hàng ngày. Las Vegas có chuyến xe buýt công cộng tự lái đầu tiên, nhưng nhanh chóng gặp nạn. Nhưng cũng giống hầu hết vụ tai nạn giao thông khác, con người là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn này.
Ghép ảnh GIF động với vi khuẩn sống
Nghe cứ như viễn tưởng nhưng chuyện này hoàn toàn có thật. Một nhóm các nhà nghiên cứu đã thực hiện thành công thí nghiệm ghép ảnh GIF động vào gien vi khuẩn sống.
Tại sao lại vậy? Đơn giản đó là khoa học.
Biến côn trùng thành cỗ máy sinh học
Ray Kurzweil dự đoán con người và công nghệ sẽ sáp nhập với nhau trong vài thập kỷ tới tạo thành một dạng nửa người nửa máy, và điều này đang dần diễn ra.
Chuồn chuồn được gắn máy tính điều khiển.
Năm ngoái, một nhóm các nhà nghiên cứu đã gắn chip máy tính vào não chuồn chuồn. Bằng cách này, các nhà khoa học muốn dùng máy tính để kiểm soát "trí não" chuồn chuồn và bắt chúng bay theo cách mà họ mong muốn.
Hyperloop - hệ thống giao thông thế kỷ
Trong tương lai, thời gian di chuyển từ New York đến Washington chỉ mất vỏn vẹn … 29 phút thay vì gần 3 tiếng như hiện nay.
Trước năm 2017, kế hoạch này vẫn chỉ trên giấy trắng và trong phỏng đoán. Một số thử nghiệm đã thành công cho thấy tiềm năng của công nghệ này.
Hệ thống Hyperloop di chuyển gần bằng tốc độ ánh sáng.
Công ty Virgin Hyperloop One đã công bố chi tiết kế hoạch xây dựng tuyến tàu điện ngầm siêu tốc vòng quanh thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ điểm đầu tiên sẽ được xây dựng ở đâu và đơn vị nào sẽ thực hiện việc này.
Với tốc độ ngang bằng tốc độ âm thanh, Hyperloop được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện giao thông tương lai do thời gian hành trình cực kỳ ngắn, ít tác động tới môi trường và có chi phí thấp.