NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Thành phố thông minh và cơ hội cho doanh nghiệp trong nước

on .

Thành phố thông minh là điển hình của IoT TP.HCM tìm giải pháp xây dựng thành phố thông minh

Khi doanh nghiệp thoát ly khỏi mảng chính phủ

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng doanh thu phát sinh toàn ngành viễn thông - CNTT năm 2016 ước đạt hơn 1,337 triệu tỷ đồng (tốc độ tăng trưởng đạt 9,36% so với năm 2015). Trong đó lĩnh vực Công nghiệp CNTT có tổng doanh thu phát sinh ước đạt 939.400 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2015) và đóng góp khoảng 70,22% vào tổng doanh thu toàn ngành năm 2016.

Tại TP.HCM, ngành CNTT được xem là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu, có tốc độ tăng trưởng cao trong 5 năm gần đây, trung bình đạt trên 10%/năm, quy mô sản lượng sản xuất chiếm khoảng trên 27% so với cả nước.

Thanh pho thong minh va co hoi cho doanh nghiep trong nuoc - Anh 1

Hiệp hội và doanh nghiệp CNTT đối thoại cùng đại diện UBND TP.HCM

Thế nhưng có một thực tế là thời gian vừa qua, các thủ tục sử dụng vốn nhà nước trong các dự án lĩnh vực CNTT rất phức tạp, thời gian lâu, dẫn đến dự án bị kéo dài làm ảnh hưởng không những đến phát triển CNTT mà còn ảnh hưởng đến doanh nghiệp đầu tư vì chậm thu hồi vốn. Cơ quan nhà nước cũng bị ảnh hưởng do sản phẩm công nghệ đưa vào dự án mất nhiều thời gian, khi sử dụng thì công nghệ đã lạc hậu. Điều đó khiến các doanh nghiệp CNTT hàng đầu vắng bóng dần trong các dự án CNTT mà TP.HCM đầu tư trong vài năm trở lại đây

Đối với khách hàng là các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ CNTT phải thực hiện một quá trình rất dài trước khi tham dự đấu thầu dự án, từ tìm hiểu và phân tích yêu cầu chi tiết của chủ đầu tư, xây dựng giải pháp, hỗ trợ đề xuất và thuyết minh dự án cho chủ đầu tư, thậm chí là xây dựng luôn cả sản phẩm để chứng minh tính hiệu quả. Quá trình này mất rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khi đấu thầu, doanh nghiệp vẫn có nguy cơ không trúng thầu dẫn đến thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Việc đầu tư cho CNTT còn quá thấp với cách thức và cơ chế hiện tại làm CNTT khó khăn. Doanh nghiệp CNTT rất thiếu thông tin kế hoạch triển khai các dự án công nghệ thông tin của nhà nước. Đó cũng là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp CNTT trong nước lớn không còn mặn mà với dự án công suốt nhiều năm trời.

Thanh pho thong minh va co hoi cho doanh nghiep trong nuoc - Anh 2

Ông Trần Vĩnh Tuyến - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trong buổi gặp gỡ DN CNTT TP

Thuận lợi của các doanh nghiệp CNTT luôn có nhiều cơ hội tiếp cận những công nghệ mới, có những giải pháp phù hợp nhưng khó khăn đối với các dự án công là họ không có quyền quyết định là sẽ làm gì trong tương lai. Doanh nghiệp luôn mong mỏi sự định hướng, điều phối của các đơn vị chủ quản nhà nước để sao cho năng lực của các doanh nghiệp sẽ phù hợp với những định hướng chung của các cơ quan quản lý. Ví dụ điển hình hiện nay là cơ chế thuê dịch vụ có khung thời gian thực hiện là hàng năm, trong khi có những dự án phải thuê 3, 5 năm; cứ mỗi lần thuê như vậy lại phải quay lại làm thủ tục như lúc đầu mất rất nhiều thời gian, nhanh thì mất từ 6, 8 tháng.

Nhưng nói vậy không có nghĩa là khu vực công khép với doanh nghiệp CNTT, mà ngược lại đang có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nội, nhất là khi các cấp chính quyền đang muốn xây dựng thành phố thông minh như ở TP.HCM.

Dự kiến, vào ngày 10/3/2017, TP.HCM sẽ hoàn chỉnh và thông qua đề án xây dựng đô thị thông minh. 10 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện khảo sát khi xây dựng đề án thành phố thông minh gồm: y tế, giao thông, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, cải cách hành chính, chỉnh trang đô thị, nguồn nhân lực, môi trường...

Trong quý I/2017, TP.HCM sẽ bắt đầu triển khai khảo sát dữ liệu ở các Sở, ngành để xây dựng trung tâm dữ liệu dùng chung cho toàn thành phố, trước mắt là dữ liệu về doanh nghiệp và dân cư.

Cùng với những sự thay đổi tích cực đang diễn ra từ Trung ương đến Thành phố, với tư duy hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp của các cấp lãnh đạo hiện nay, thì doanh nghiệp cũng sẽ có sự chuyển dịch và đầu tư nguồn lực để có thể tham gia các dự án CNTT của Thành phố, góp phần vào sự phát triển chung. Không chỉ trong ngành CNTT mà doanh nghiệp của bất kỳ ngành nghề nào cũng cần được thông tin kịp thời và chính xác về nhu cầu, nguồn vốn đầu tư, cơ chế để doanh nghiệp có thể tham gia, và được hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn kịp thời khi doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc.

TP.HCM mở rộng cơ hội với doanh nghiệp trong nước

Với quan điểm TP.HCM vừa là thị trường, môi trường trải nghiệm cho các doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng các giải pháp CNTT, ông Trần Vĩnh Tuyến - phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng các doanh nghiệp CNTT hãy chủ động hơn nữa khi làm việc với chính quyền thành phố.

“Chúng ta ở vai trò ngang bằng với nhau, các doanh nghiệp không phải "xin" - "cho". Thành phố sẽ phải đặt hàng các doanh nghiệp rất nhiều vấn đề để phát triển. Tôi xin khẳng định, chính quyền thành phố rất cần doanh nghiệp, vì không có doanh nghiệp sẽ không thể có tăng trưởng kinh tế, không có phát triển. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố năm 2017 là 8,4%. Đây là một chỉ tiêu cao, muốn đạt chỉ tiêu này thì doanh nghiệp đóng vai trò then chốt. Do vậy, lãnh đạo thành phố mong mỏi, kỳ vọng và chờ đợi sự đóng góp của doanh nghiệp CNTT TP.HCM”, ông Tuyến cho biết.

Theo ông Tuyến, đề án đô thị thông minh mà TP.HCM đang xây dựng sẽ hướng đến việc dùng CNTT để giải quyết những vấn đề “nóng” của thành phố, như giao thông, chống ngập, nước thải…, chứ không phải lập kế hoạch để lấy thành tích.

“Việc hợp tác với doanh nghiệp Việt không chỉ là mong muốn của doanh nghiệp mà cũng là mục tiêu của TP. Nếu chọn giữa doanh nghiệp, công ty tư vấn, chuyên gia trong nước với nước ngoài, thì TP sẽ ưu tiên chọn doanh nghiệp trong nước”, ông Tuyến nhấn mạnh.

Trong năm 2017, TP.HCM sẽ giao Sở thông tin và truyền thông TP.HCM lên kế hoạch các hoạt động để doanh nghiệp CNTT kết nối với chính quyền các cấp, qua đó doanh nghiệp giới thiệu các giải pháp xây dựng chính quyền điện tử để cùng phối hợp giải quyết các vấn đề xử lý rác, giao thông, quản lý điện… Ngoài ra Thành phố sẵn sàng làm cầu nối để các DN có cơ hội tìm thị trường, khách hàng để hợp tác làm ăn.

Thanh pho thong minh va co hoi cho doanh nghiep trong nuoc - Anh 3

Sự phát triển của các doanh nghiệp CNTT tại TP.HCM chưa tương xứng với tiềm năng, vị thế của thành phố. Thống kê cho thấy, trong năm 2015, tổng số doanh nghiệp CNTT tại TP.HCM ước đạt khoảng 2.000 doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ. Mức đóng góp của các doanh nghiệp CNTT chỉ đạt 7% trong tổng GDP của TP.HCM. Việc phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp CNTT được kỳ vọng sẽ nâng mức đóng góp này lên 12 – 15%. Do vậy, chương trình hành động nhằm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp CNTT năm 2017 sẽ cố gắng hỗ trợ khoảng 100 - 200 dự án khởi nghiệp; tập hợp và xây dựng đội ngũ tối thiểu 20 chuyên gia, cố vấn trong lĩnh vực công nghệ để hỗ trợ các startup; tổ chức giao lưu kết nối các startups với các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ cũng như các trường đại học.

Thanh pho thong minh va co hoi cho doanh nghiep trong nuoc - Anh 4

Ông Đặng Thế Tài
Tổng giám đốc CMCSI Sài Gòn

Từ 2010 sau khi phân tích kết quả kinh doanh theo thị trường của các năm, CMCSI Sài Gòn không coi mảng chính phủ là 1 thị trường trọng điểm của công ty, ở những giai đoạn trước đó thị trường chính phủ chiếm hơn một nửa, thậm trí đến 2/3 doanh số của công ty.

CMCSI Sài Gòn hoạt động chủ yếu tại thị trường phía Nam và TPHCM, nơi có nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động rất hiệu quả, năng động, có khả năng thích nghi cao với những biến đổi của môi trường kinh doanh.

Do đó CMCSI Sài Gòn phải xem thị trường doanh nghiệp mới chính là thị trường mục tiêu, và mạnh dạn giảm bớt, rút lui khỏi nhiều khách hàng truyền thống khối nhà nước, nơi mà ngân sách phụ thuộc vào chính sách vĩ mô, vào các cấp chủ quản. Nơi mà người thụ hưởng trong đa số trường hợp không phải là chủ đầu tư, hay người cấp vốn cho dự án, nơi mà nhu cầu của người dùng cuối trong nhiều trường hợp không phải là cơ sở để lập dự án.

Chính nhờ sự quyết liệt đó mà CMCSI Sài Gòn đã dành nguồn lực để phát triển thị trường mới, những nơi mà khách hàng có nhu cầu thực về CNTT và có đòi hỏi cao về năng lực và chất lượng dịch vụ, đó là động lực là sức ép để thay đổi để tồn tại và duy trì được sự phát triển và tăng trưởng công ty liên tục từ 2011 đến nay.

Thanh pho thong minh va co hoi cho doanh nghiep trong nuoc - Anh 5

Ông Ngô Văn Toàn
Phó chủ tịch Liên minh VNITO

Đầu năm 2017, lĩnh vực gia công phần mềm (ITO) Việt Nam được đánh giá là đứng số 1 thế giới, trong đó TP.HCM và Hà Nội là 2 địa phương được xếp trong top 20 thành phố gia công phần mềm tốt trên thế giới. Đây cũng là lĩnh vực mang lại ngoại tệ nhiều và mạnh, nhưng lại không tốn quá nhiều nguyên vật liệu nên đây là thời cơ cho phát triển. Tuy nhiên chúng tôi băn khoăn rằng DN hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng. Các hoạt động xúc tiến thương mại, các chiến lược phát triển dài hạn cho lĩnh vực này vẫn chưa rõ nét.

VNPT đề xuất thành phố sớm triển khai hệ thống mã số định danh

Theo VNPT, việc triển khai xây dựng đô thị thông minh tại TP.HCM đòi hỏi toàn bộ các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền, người dân và doanh nghiệp cùng tham gia, phối hợp hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, chia sẻ thông tin và dữ liệu, hướng đến xây dựng Chính quyền kết nối với các quy trình phối hợp rõ ràng, minh bạch và hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp.

Thành phố hướng tới Chính quyền kết nối sẽ là bước tiến dài và vững chắc cho công tác cải cách hành chính, cho phép người dân có thể sử dụng các dịch vụ công chất lượng từ mọi nơi, mọi lúc thông qua các thiết bị di động thông minh.

Với công dân, doanh nghiệp điện tử và hồ sơ, giấy tờ điện tử, VNPT đề xuất thành phố cần xem xét sớm triển khai hệ thống mã số định danh nhằm tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp giao tiếp với chính quyền điện tử thành phố và sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trên địa bàn thành phố theo xu thế phát triển đô thị thông minh.

Xuất phát từ một mã số định danh duy nhất, chính quyền có thể kết hợp toàn bộ các thông tin dữ liệu về các giao dịch của từng người dân, doanh nghiệp để từ đó phân tích, xử lý nhằm đưa ra các quyết sách, định hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu trong việc cung cấp dịch vụ. Ngoài ra phành phố cần nghiên cứu nâng cao tính pháp lý đối với các văn bản, dữ liệu điện tử, giấy tờ điện tử, tránh việc phải photo, công chứng nhiều loại giấy tờ để tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp.

PC WORLD VN, 03/2017

Nguồn: http://www.baomoi.com/thanh-pho-thong-minh-va-co-hoi-cho-doanh-nghiep-trong-nuoc/c/21977653.epi