NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tỉ phú thế giới học trường nào?

on .

Có phải những người siêu giàu thường được học hành nhiều hơn? Hay họ là những người không màng đến những khoản học bổng và dấn thân mình vào hoạt động kinh doanh nghiêm túc để giàu có?

Theo một điều tra toàn cầu về các tỷ phú đô la, gần 2/3 tỉ phú có bằng đại học. Ngay cả đối với các nước có số người có bằng đại học cao thì số tỷ phú học đại học cũng không cân xứng.

Những thông tin trên từ báo cáo thường niên của Wealth-X và UBS Billionaire Census do nhóm ngân hàng Thụy Sĩ và một công ty tình báo tài chính ở Singapore đưa ra.

Họ đã xem xét sự giàu có và hoàn cảnh xuất thân của hơn 2.300 tỷ phú trên thế giới và kết quả có được đã làm suy yếu hình ảnh của những người giàu có nhờ tự học, tự khởi nghiệp trên thị trường.

Đa số tỉ phú có bằng đại học, ¼ có bằng sau đại học và 1/10 có bằng tiến sĩ. Nguồn thông tin trên còn cho biết những tỉ phú đô la này (ít nhất có khoảng 981 triệu USD và đa số có số tiền gấp 3 lần như vậy) thường học tại các trường đại học danh tiếng nhất.

Những trường nổi tiếng tạo tỉ phú

Đại học Pennsylvania đào tạo được nhiều tỉ phú nhiều nhất, sau đó đến Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Nam California, Princeton, Cornell và Standford (đều là những trường đại học của Mỹ).

Cách kiếm tiền phổ biến nhất là hoạt động liên quan đến tiền, các tỷ phú hầu hết trở nên giàu có thông qua tài chính, ngân hàng và đầu tư.

Nhưng cũng có một số dấu hiệu cho thấy nơi ở của những người siêu giàu đang thay đổi. Phản ánh nền kinh tế đang phát triển của Ấn Độ, Đại học Mumbai ở đây đứng ở vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng các trường tạo ra nhiều tỉ phú.

Trường đại học duy nhất của Anh có trong danh sách các trường ĐH sản sinh ra nhiều tỉ phú nhất thế giới, đó là trường Kinh tế London, đứng thứ 10.

Sự gia tăng mức giàu có của Nga được phản ánh trong vị trí thứ 11 của ĐH Lomonosov.

Các ĐH Mỹ tạo ra nhiều tỉ phú nhiều nhất và hơn ¼ số tỉ phú học tại các trường ĐH Mỹ để lấy bằng ĐH là người nước ngoài.

Điều đặc biệt là, do độ tuổi trung bình của các tỉ phú là 63, như vậy họ đều học ĐH 4 thập kỷ trước.

Những khoản tài trợ của tỉ phú

Mối quan hệ giữa các tỉ phú với trường ĐH thường thể hiện sau này. Hơn một nửa tỉ phú đều tham gia vào các dự án từ thiện và giáo dục là sự ủng hộ lớn nhất của họ, trong đó đặc biệt là GD bậc cao. Điều này giải thích vì sao ĐH Harvard có thể được tài trợ tới 6,5 tỉ USD.

Nghiên cứu cho thấy số người giàu có tập trung ở một số ít nơi trên thế giới. Hơn 40% của các tỷ phú ở châu Âu chỉ sống ở 10 thành phố, đứng đầu là Moscow và London. Trên thế giới, thành phố có nhiều tỉ phủ nhất là New York của Mỹ.

Tuy nhiên, cũng có một số tương phản rất lớn. Nigeria là quốc gia có nhiều trẻ em nhất không được tiếp cận với bất kỳ loại hình giáo dục nào, trong khi báo cáo này cho thấy Nigeria đang trong quá trình có nhiều tỷ phú nhất ở châu Phi.

Liên tục có các nghiên cứu quốc tế từ các tổ chức như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy rằng đi học đại học vẫn là một đầu tư có lợi nhất để cải thiện cơ hội có được việc làm với thu nhập cao hơn.

Những nghiên cứu trên đã bác bỏ ý kiến cho rằng không học đại học có thể là một cách thông minh hơn hoặc giá trị của một tấm bằng sẽ thấp hơn giá trị của học phí.