NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

3 lỗi thường gặp với mạng Wi-Fi và cách khắc phục

on .

Người dùng mạng không dây thường gặp sự cố kết nối giữa máy tính và modem, hoặc bản thân modem phát sinh lỗi trong quá trình sử dụng.

Không kết nối được với Internet

Đây là vấn đề phổ biến nhất và có nhiều nguyên nhân. Trừ khi bị đứt đường dây cáp, hoặc do phía ISP tạm ngưng cung cấp dịch vụ (vì nợ cước, hủy hợp đồng...) thì đa phần là do lỗi từ modem. Khi gặp phải tình trạng này, người dùng cần tắt modem trong 5 phút và bật lại. Nếu đèn Internet (biểu tượng thường là hình địa cầu) báo sáng, bạn có thể thử vào một trang web trên máy tính để kiểm tra kết nối.

Nếu vẫn chưa thể vào được Internet dù dùng các thiết bị khác nhau (máy tính, smartphone, tablet), người dùng cần dùng lệnh "ping" (trên Windows chọn Run/cmd, gõ "ping 192.168.1.1 -t", trên Mac OS vào Terminal và "ping" tương tự).

Nếu xuất hiện dòng chữ "Request time out", lỗi này có thể do modem gặp vấn đề. Sau khi "chẩn bệnh", người dùng có thể liên lạc với nhà cung cấp dịch vụ để được hướng dẫn reset lại modem và đặt lại thông số cấu hình cho modem.

Tốc độ mạng chậm dần

Với một mạng Wi-Fi quy mô gia đình, băng thông gói cước hạn chế, việc có quá nhiều thiết bị kết nối Internet sẽ khiến hệ thống bị hiện tượng "thắt cổ chai". Để hạn chế tình trạng này, người dùng cần đăng nhập vào Modem Router Wi-Fi để thiết lập chế độ giới hạn băng thông cho từng thiết bị (tính năng Bandwidth Limit).

Tính năng hạn chế băng thông là công cụ cần thiết cho những mạng quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, không phải tất cả modem router Wi-Fi nào cũng sở hữu tính năng này. Nếu không muốn mua một thiết bị khác có Bandwidth Limit, người dùng có thể nghĩ đến phương án đổi lại mật khẩu Wi-Fi, bớt đi những thiết bị đang dùng "chùa" nhằm giảm tải cho modem router Wi-Fi.

Tín hiệu yếu, không ổn định

Đây là trường hợp thường gặp ở những căn nhà có kiến trúc phức tạp hoặc diện tích lớn. Lỗi thường do vị trí đặt modem router Wi-Fi chưa phù hợp. Sóng Wi-Fi thường bị yếu đi khi đặt ở góc tường hoặc nơi có nhiều vật cản. Để khắc phục, người dùng cần đặt thiết bị ở vị trí thoáng, gần trung tâm để sóng có thể tỏa ra nhiều hướng.

Với những căn nhà có nhiều tầng, modem router Wi-Fi hoặc phải có ăng ten phát sóng dài để phát được xa, hoặc có thêm các bộ repeater để nhận sóng và khếch đại đến những tầng cao. nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể cắt vỏ một lon bia để tạo thành "chảo phát sóng", gắn vào sau ăng-ten để sóng đi xa hơn.

Ngoài những nguyên nhân trên, tín hiệu bị nhiễu cũng có thể do trùng kênh truyền (channel) với nguồn phát lân cận. Người dùng cần đăng nhập vào modem router Wi-Fi để thay đổi kênh phát, cải thiện chất lượng kết nối.

Ngoài những nguyên nhân trên, tín hiệu bị nhiễu cũng có thể do trùng kênh truyền (channel) với nguồn phát lân cận. Người dùng cần đăng nhập vào modem router Wi-Fi để thay đổi kênh phát, cải thiện chất lượng kết nối.

Duy Nguyễn