Dạy online: cơ hội vàng dành cho giáo viên?
Trên thế giới, Salman Khan, Kim Ki- Hoon, Lewin là những giáo viên đã nổi tiếng và kiếm hàng triệu USD mỗi năm nhờ giảng dạy online. Còn ở Việt Nam, làm sao để giáo viên có thể thành công nhờ cách dạy học này?
Dạy online – những thành công không tưởng
Salman Khan - người sáng lập ra website học trực tuyến Khan Academy, một trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn - bắt đầu thành công bằng cách đưa các bài giảng lên mạng. Giáo sư Lewin dù đã 71 tuổi nhưng bỗng trở nên nổi tiếng bằng việc đưa các bài giảng vật lí của mình lên OpenCourseWare, mang lại vị trí số 1 trên danh sách download của iTunes U.
Không chỉ đem lại danh tiếng, các khóa học online còn có tiềm năng về doanh thu vô cùng lớn. 10 giáo viên hàng đầu tại website học trực tuyến Udemy tổng cộng kiếm 1.6 triệu USD năm 2011. Kim Ki-Hoon là một giáo viên trường tư thục kiếm 4 triệu USD mỗi năm từ việc dạy học trực tuyến trên megastudy.net của Hàn Quốc. Học phí mỗi khóa online thường chỉ bằng 1/10 một khóa học truyền thống nhưng khi có hàng nghìn người cùng học một lúc giáo viên sẽ có mức thu nhập không hề nhỏ.
Dạy online – câu chuyện của Việt Nam
Những câu chuyện thành công trên thế giới đã chứng minh rằng các khóa học online đang là phương tiện hữu hiệu và nhanh chóng nhất để lan truyền danh tiếng cũng như tăng thu nhập cho giảng viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam cụm từ “dạy online” vẫn còn xa lạ với phần đông giáo viên. Mặc dù năm 2014, một loạt các website học trực tuyến ra đời như Viettelstudy, ISS, Zuni, mstudy, v…v… nhưng số lượng giáo viên tham gia còn rất ít. Trung bình mỗi website chỉ có 10 - 15 giáo viên đang thực sự đang tham gia giảng dạy và tương tác online với học sinh.
Một phần nguyên nhân khiến giáo viên tham gia vào phong trào elearning còn hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nằm ở việc họ chưa biết phải tiếp cận với hình thức giảng dạy mới này từ đâu.Đến với elearning, giáo viên Việt Nam hầu như chưa có trong tay thứ gì ngoài kiến thức sư phạm. Tuy nhiên, giảng dạy trực tuyến đòi hỏi giáo viên cần có nhiều kĩ năng hơn thế. Theo Tiến sĩPhạm Sỹ Nam – giáo viên THPT chuyên Phan Bội Châu và cũng là người từng tham gia dạy online:“việc giảng dạy online đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu hơn như thiết bị ghi hình, âm thanh, phần mềm,...điều này làm mất nhiều thời gian và đòi hỏi giáo viên cũng có kiến thức về công nghệ nhất. Để giải quyết vấn đề này, cần có tài liệu hướng dẫn giảng dạy online, có hình thức hỗ trợ thiết bị cho giáo viên và một diễn đàn để mọi người chia sẻ, trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến.”
Hiểu được suy nghĩ của thầy Nam cũng như của đại bộ phận các giáo viên Việt Nam, thị trường elearning gần đây đã bắt đầu có sự quan tâm nhiều hơn đến việc tập huấn cho giáo viên. Điển hình trong số đó là lớp “Phương pháp giảng dạy trực tuyến”miễn phí dành cho các giáo viên do website học trực tuyến Zuni.vn tổ chức. Đánh giá về lớp học, thầy Dương Minh Tới – giáo viên luyện thi toán chuyên và IQ tại trung tâm Titan Education - cho biết:“Lớp học của Zuni đã cung cấp tổng quan về giáo dục trực tuyến, hình thức và đặc điểm của lớp học trực tuyến, quy trình chuẩn bị và tạo khóa học online cũng như việc sử dụng công cụ hỗ trợ trong việc tạo bài giảng online như: Camtasia, smooth draw, powerpoint, wacom..”
Thầy Dương Minh Tới – trung tâm Titan Education- thực hành sử dụng bút điện tử wacom tại lớp Zuni.
Diễn giả Trần Ngô Định Công tham gia chia sẻ trong lớp Phương pháp giảng dạy trực tuyến.
Có thể thấy những hoạt động tập huấn, xây dựng cộng đồng thầy cô của Zuni là những tín hiệu đáng mừng cho hoạt động elearning của Việt Nam. Hy vọng rằng với những nỗ lực của Zuni cũng như rất nhiều đơn vị làm giáo dục khác, giáo viên Việt Nam sẽ nhanh chóng bắt nhịp với xu hướng giáo dục trực tuyến đang nở rộ trên thế giới.
Nguồn: http://www.baomoi.com/Day-online-co-hoi-vang-danh-cho-giao-vien/59/15265783.epi