Để các nhà khoa học trẻ toàn tâm toàn ý nghiên cứu
Trước hết, xin Bộ trưởng cho biết mục đích của cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng với các nhà khoa học trẻ?
Có thể nói dư luận xã hội trong nhiều năm gần đây thường có những đánh giá chưa thật toàn diện, khách quan về những thành tựu của nhà khoa học Việt Nam, trong đó có những nhà khoa học trẻ, mặc dù trên thực tế, họ có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của đất nước.
Điều hấp dẫn nằm ở sự thay đổi
Những cơ hội rộng mở ở Mỹ
Nguyễn Thị Khôi tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành khoa học và kỹ thuật vật liệu tại Đại học Tổng hợp Illinois Urbama – Champaign (một trong hệ thống năm trường của Đại học Tổng hợp Illinois, đứng thứ tư theo bảng xếp hạng US News – Reports về ngành khoa học vật liệu). Hướng nghiên cứu của chị tập trung vào vật liệu graphene, ống nano carbon và các kết quả nghiên cứu đã được công bố ở những tạp chí uy tín nhưPhysical Review Letters, ACS Nano, Journal of the American Chemical Society.
Phần mềm máy tính nhận dạng bản phác họa vẽ tay tốt hơn người
Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Queen Mary London (QMUL) vừa phát triển được chương trình máy tính đầu tiên có thể nhận ra bản phác thảo vẽ tay tốt hơn con người.
Được đặt tên là Sketch-a-Net, chương trình này có khả năng xác định chính xác đối tượng của bản phác thảo với tỷ lệ là 74,9%, trong khi đó tỷ lệ thành công của con người chỉ đạt 73,1%. Thành tựu này có thể cung cấp nền tảng để tạo ra những cách thức mới trong việc tương tác với máy tính.
Việt Nam - Nhật Bản: Hợp tác ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp
Các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản sẽ cùng phối hợp trong nghiên cứu về các thiết kế, chế tạo, ứng dụng cảm biến và công nghệ thiết bị kết nối Internet (Internet of Things - IoT) trong nông nghiệp nhằm đưa đến ứng dụng tại Việt Nam và khu vực ASEAN.
Ngày 20/7, tại Tp. HCM, Khu CNC Tp. HCM phối hợp Hội Kỹ thuật chính xác Nhật Bản tổ chức Hội thảo quốc tế về lĩnh vực vi cơ điện tử và công nghệ IoT ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp với sự tham gia của các nhà khoa học Nhật Bản và Việt Nam.
Tại hội nghị, nhiều báo cáo trong lĩnh vực cảm biến không dây được trình bày, chủ yếu tập trung vào ứng dụng kiểm soát trong chăn nuôi, nuôi trồng, kiểm soát các điều kiện cho sự phát triển cây trồng, ứng dụng về cảm biến, IoT phục vụ cho nông nghiệp... Một số đề tài, phương thức liên kết mà các nhà khoa học Việt Nam, Nhật Bản có thể cùng hợp tác trong lĩnh vực này cũng được đề xuất.
Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng Tin sinh học trong Y sinh và phát triển dược phẩm
Hội nghị Y Dược di truyền 2015 (GM2015) được tổ chức nhằm góp phần chuẩn bị cho Việt Nam tư thế sẵn sàng bắt kịp cuộc cách mạng trong nghiên cứu và ứng dụng Tin sinh học trong y học cũng như ngành công nghiệp dược phẩm của thế giới.
Tại GM2015, các đại biểu sẽ cùng thảo luận về những vấn đề mới nhất của lĩnh vực Y Dược di truyền như việc sử dụng kỹ thuật giải trình tự ADN để xác định các đột biến liên quan đến các hệ gene trong ung thư, các hệ gene của người bệnh, hệ gene của các loại vi sinh vật, dược lý của thuốc dưới tác động của hệ gene người, y dược cá thể...