THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIA HẠN THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH ĐỢT 1 NĂM 2015

on .

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2015, Trường Đại học Công nghệ Thông tin gia hạn thời gian nhận hồ sơ ( bao gồm cả hồ sơ dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ, hồ sơ chuyển tiếp sinh, hồ sơ nghiên cứu sinh) đến 15 giờ ngày 11/4/2015 (thứ bảy).

Trân trọng.

Nguồn: http://www.uit.edu.vn/tin-tuc/thong-bao-dao-tao/sau-dai-hoc/954-thong-bao-ve-viec-gia-han-thoi-gian-nop-ho-so-tuyen-sinh-sau-dai-hoc-dot-1-nam-2015.html

Khoa học - nền tảng của mọi thứ

on .

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải (Thượng viện Hoa Kỳ), tháng 7/2014, bà Mariette DiChristina, Tổng biên tập và Phó Chủ tịch cấp cao của Tạp chí Scientific American (SciAm), tạp chí lâu đời nhất được xuất bản hằng tháng tại Hoa Kỳ, đã có một bài nói thuyết phục về việc tại sao chúng ta phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học cơ bản.

Khoa hoc - nen tang cua moi thu

350 năm tạp chí khoa học đầu tiên trên thế giới

on .

350 nam tap chi khoa hoc dau tien tren the gioi

Ấn bản đầu tiên của tờ tạp chí khoa học đầu tiên của thế giới được xuất bản tại Anh đúng 350 năm trước đây. Dấu mốc này là một cơ hội để các nhà sử học và nhà khoa học suy ngẫm về quá khứ, hiện tại và tương lai của ngành xuất bản khoa học.

Kỷ yếu Triết học (Philosophical Transactions)1 được xuất bản tại London bởi nhà triết học tự nhiên Henry Oldenburg, Thư ký của Hội Hoàng gia vào ngày 6 tháng 3 năm 1665. Đây là ấn phẩm định kỳ đầu tiên dành cho khoa học thực nghiệm và khoa học quan sát (khoa học quan sát vào thời bấy giờ chỉ ngành triết học về tự nhiên hoặc triết học thực nghiệm), và cũng là ấn phẩm định kỳ bằng tiếng Anh cổ nhất đến nay vẫn đang được xuất bản.

Nhà khoa học rất sợ những phiền lụy hành chính

on .

Cuối năm 2014, GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nguyên Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Ngôn ngữ học) đã cho ra mắt bộ Tự điển Chữ Nôm dẫn giải (NXB Khoa học Xã hội). Nhân dịp này, TS Trần Trọng Dương (TTD) đã có cuộc trò chuyện với GS Nguyễn Quang Hồng (NQH) về quá trình nghiên cứu và biên soạn bộ tự điển chữ Nôm được giới chuyên môn đánh giá là đồ sộ nhất, khoa học nhất cho đến nay.

TTD: Điều gì thôi thúc Giáo sư biên soạn bộ tự điển mới này, mặc dù trước đây cuốn Tự điển Chữ Nôm (NXB Giáo dục, 2006) do Giáo sư chủ biên cũng đã được xuất bản và được độc giả hoan nghênh? 

Đánh giá khoa học: Một vài tham khảo từ nước Đức

on .

Ở nước Đức, phần lớn các viện/trung tâm nghiên cứu không nằm trong trường đại học hoặc doanh nghiệp đều quy tụ vào bốn hiệp hội nghiên cứu, bao gồm: Helmholtz, Max Planck, Fraunhofer, và Leibniz. Mặc dù có điểm chung là được bao cấp phần lớn kinh phí hoạt động nhưng do có định hướng nghiên cứu khác nhau nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động của bốn hiệp hội này được tiến hành theo những cách thức không giống nhau.

Xét trên bối cảnh hầu hết các viện nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay cũng chủ yếu sống bằng ngân sách nhà nước thì những kinh nghiệm về hoạt động đánh giá khoa học của bốn hiệp hội ở Đức mà bài viết dưới đây giới thiệu, có thể là một tham khảo hữu ích, nhất là khi hoạt động đánh giá khoa học còn hết sức mới mẻ ở nước ta.