Google treo thưởng hậu hĩnh nếu phát hiện lỗi trên ứng dụng Android

on .

Động thái này của Google nhằm thúc đẩy các nhà phát triển phần mềm tung ra các ứng dụng chất lượng hơn cho Play Store.

Google từ lâu đã đặt mục tiêu tăng chất lượng của các ứng dụng trên Play Store, và hãng hiện đang cụ thể hoá bằng việc tung ra chương trình tìm kiếm lỗi có thưởng hoàn toàn mới áp dụng cho các ứng dụng Android hàng đầu.

Các chương trình tìm kiếm lỗi trước đây thường chỉ tập trung vào các lỗi trên website và hệ điều hành, còn lần này Google trả tiền cho ai tìm ra các lỗi nguy hiểm có thể ảnh hưởng bảo mật trên các ứng dụng Android hàng đầu từ bên thứ ba.

8x người Bình Định đứng sau FaceDance, ứng dụng được ví như "Flappy Bird thứ hai" của Việt Nam

on .

Ra mắt hơn 1 tháng nhưng nhận về 3 triệu lượt tải, FaceDance Challenge là ứng dụng gây bão giới trẻ toàn châu Á, mang về thành công bất ngờ cho CEO Nguyễn Xuân Giang và cộng sự. 

Sinh năm 1987 tại Bình Định, Nguyễn Xuân Giang, CEO Diffcat Studio, đơn vị nghiên cứu, phát hành FaceDance Challenge, đã từng có thời gian theo học ngành vật lý - tin học ở Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tuy nhiên đam mê kinh doanh khiến Giang dừng lại con đường học hành ở năm cuối.

Từ 2009 đến nay, chàng trai 8x trải qua nhiều lĩnh vực như kinh doanh quần áo thời trang, thiết kế website mua bán theo mô hình C2C (customer to customer), phần mềm tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Phanmemseo.vn hay Winkjoy -“Instagram” dành cho thị trường Việt Nam.

Chỉ lo học, đừng mơ tìm được việc!

on .

Dù vững chuyên môn nhưng nếu sinh viên không có thái độ tốt, thiếu các kỹ năng cơ bản sẽ bỏ lỡ cơ hội, khó khăn trong tìm kiếm việc làm.

Đó là chia sẻ của các chuyên gia tuyển dụng, tâm lý tại buổi tọa đàm "Tự tin trước nhà tuyển dụng" do Trường ĐH Nông lâm TP HCM tổ chức mới đây. Tại buổi tọa đàm này, sinh viên được giải đáp về lý do khó khăn trong tìm kiếm việc làm cũng như bí quyết thành công.

Đừng ngủ quên trong 'thế giới ảo' rồi hò hẹn với cô đơn

on .

Chẳng thể phủ nhận giá trị tuyệt vời mà mạng xã hội như Facebook, Zalo mang lại. Nhưng chúng cũng khiến chúng ta dần im lặng với nhau.

Trong các cuộc hẹn hò, tụ họp bạn bè, mỗi người cầm trên tay một chiếc điện thoại, chẳng ai nói với nhau câu nào. Chúng ta ngồi cạnh nhau, vậy mà phải nói chuyện với nhau qua Messenger, không ai nhìn ai, chỉ cúi xuống chăm chú vào chiếc điện thoại.

Chúng ta cũng chả còn muốn tâm sự với nhau về bất cứ điều gì nữa. Mọi thứ đều được đăng tải lên mạng xã hội thay vì chia sẻ cùng nhau. Công nghệ số buộc ta sống một cách biệt lập, hay chính chúng ta đang quá ngược đãi chính mình?

'Chống ngập ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối'

on .

GS-TS Nguyễn Ân Niên là chuyên gia đầu ngành thủy lợi, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, nguyên Viện trưởng Viện khoa học thủy lợi miền Nam thừa nhận: “Chống ngập lụt ở TP.HCM đang rất nan giải, nhức nhối…” 

Thưa giáo sư (GS), chúng ta có thể bắt đầu từ câu hỏi mà bất cứ người dân nào ở TP.HCM cũng mơ ước và mong muốn có câu trả lời: “ Bao giờ hết ngập lụt?”. Tôi biết câu trả lời không dễ nhưng vẫn muốn nghe ý kiến từ GS?

Đúng là câu trả lời không dễ! Nói chính xác là không thể trả lời câu này trong giai đoạn hiện nay.

Vấn đề ngập lụt ở TP chỉ có thể giải quyết từng phần chứ chưa thể giải quyết tổng thể. Đó là thực tế hiện nay.