Khoa học tiết lộ: IQ có thể dự đoán tốt nhất khả năng thành công của bạn, nhưng đó không phải tất cả
Theo nhà tâm lý học Zachary Hambirck của Đại học Michigan State, khả năng nhận thức (IQ) không phải là yếu tố dự báo hoàn hảo cho bất kỳ kết quả nào về thành công trong học tập hay việc làm. Nếu bạn không thông minh xuất sắc, hãy tìm cách tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng nhất có thể.
"Chìa khóa số một cho chúng ta là thuê được những người thông minh. Bạn phải rất tinh tế trong việc chọn những người xứng đáng để viết phần mềm. Không có lựa chọn nào tốt hơn những người thông minh", Bill Gates nó về cách ông lựa chọn nhân tài cho Mircosoft. Sau nhiều năm nghiên cứu quá trình tuyển dụng nhân sự, Gates đã đưa ra kết luận: người thông minh sẽ trở thành những người làm việc tốt hơn.
Theo tâm lý học, IQ là một cấu trúc bao gồm khả năng giải quyết vấn đề, vận dụng hoàn cảnh và khả năng ngôn ngữ. Trong bài kiểm tra IQ, 100 điểm là mức trung bình, 125 điểm trở lên là người thuộc top 5%. Hiện nay, 2 bài kiểm tra IQ phổ biến nhất là Stanford-Binet và thang đo Wechsler.
Một bài báo gần đây của Harvard Business Review có đưa ra 3 tiêu chí để xác định một nhân viên có tiềm năng cao: Khả năng, kỹ năng xã hội và trình độ lái xe. Trong đó, khả năng bao gồm nhận thức hoặc IQ. Theo tác giả bài viết, "một người có tiềm năng lớn là người có khả năng học hỏi và nắm vững được kiến thức và kỹ năng cần thiết, chỉ số IQ hay khả năng nhận thức tốt nhất. Họ có khả năng vượt trội hơn, phức tạp hơn ở một số điểm trong tương lai".
Bài viết làm nổi bật sự khác biệt giữa những gì các công ty tìm kiếm ở ứng viên và những gì các nhà khoa học cho là thực sự quan trọng đối với công việc. Cụ thể, các nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng xã hội của nhân viên nhiều hơn khả năng nhận thức của họ. Tác giả giải thích rằng, nghiên cứu cho thấy, mô hình 3 yếu tố: Khả năng, kỹ năng xã hội và khả năng điều hướng có tính chất bù đắp. Nếu khả năng nhận thức của bạn chỉ ở mức trung bình nhưng kỹ năng xã hội và điều hướng ở mức xuất sắc thì bạn vẫn có cơ hội vượt trội trong công việc.
Theo nhà tâm lý học Zachary Hambirck của Đại học Michigan State, khả năng nhận thức (IQ) không phải là yếu tố dự báo hoàn hảo cho bất kỳ kết quả nào về thành công trong học tập hay việc làm. Nếu bạn không thông minh xuất sắc, hãy tìm cách tích lũy nhiều kiến thức và kỹ năng nhất có thể.
Vì vậy, trí thông minh, tài năng cũng không giúp bạn được nhiều, trừ khi bạn có thể tận dụng chúng nhằm tìm ra cách tối giản hóa các nhiệm vụ phải làm để việc kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Đó là điều không dễ dàng, bởi nó đi ngược lại những điều bạn đã từng làm và đối lập với những gì bạn đã từng được dạy trước đây. Tuy nhiên, việc làm trên là cần thiết nếu muốn kinh doanh thành công và nó cũng lý giải được vì sao người thông minh chưa chắc sẽ kinh doanh giỏi.
Chỉ số IQ thì rõ ràng là càng cao càng tốt, tậm tâm cũng vậy. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu những tính cách khác chỉ nên ở mức vừa phải. Yếu tố quan trọng tác động đến khả năng thành công của một cá nhân chính là sự tổng hòa các kỹ năng. Khi có các kỹ năng cần thiết, các cá nhân sẽ có khả năng sống tốt hơn, thành công hơn, từ đó cả xã hội cũng sẽ phát triển theo xu hướng tốt hơn.