"Không ai lấy trâu định nghĩa bò, lấy bò định nghĩa trâu bao giờ"
(GDVN) - Cách định nghĩa “Ếch là Loài nhái mình lớn, thịt ngon” và “Nhái là Loại ếch lớn” là cách định nghĩa vòng quanh, mà trong định nghĩa từ điển học người ta kỵ.
(GDVN) - Cách định nghĩa “Ếch là Loài nhái mình lớn, thịt ngon” và “Nhái là Loại ếch lớn” là cách định nghĩa vòng quanh, mà trong định nghĩa từ điển học người ta kỵ.
Sản phẩm này mang đến cho các bạn sinh viên những thông tin cần thiết như bản đồ xe buýt, địa chỉ và số điện thoại bệnh viện... tại địa bàn TP HCM.
Trong cuộc thi HLU in my heart do Đoàn thanh niên trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức, bạn Nguyễn Hải Anh (sinh viên năm thứ 2) đã gửi tới cuộc thi 1 bộ tranh vẽ tay khá ngộ nghĩnh. Chia sẻ về sản phẩm của mình, Hải Anh cho biết: Những hình ảnh này là toàn bộ những cảm xúc về năm nhất của mình. Những điều nhắc tôi về những năm tháng đã học dưới mái trường này. Một năm không phải thời gian quá dài nhưng cũng đủ để tôi gom góp những kỉ niệm về nơi đây cho riêng mình, để tôi thấy gắn bó với HLU". Bắt đầu bằng những lo lắng suy tư, chờ điểm thi đại học cho tới ngày đầu tiên nhập trường. Những cảm xúc đó dường như là chuyện ngày hôm qua. Những ngày nhập học, mọi bỡ ngỡ ban đầu cũng dần qua đi. Hải Anh cũng giống như bao bạn bè khác đều có những buồn vui dưới mái trường này.
Đây là tâm sự về năm thứ nhất đại học
Nó bắt đầu bằng khoảng thời gian tôi ngồi chờ điểm thi rồi được bố đưa đi nhập học
Cảm giác đầu tiên khi bước chân vào HLU là thấy mình nhỏ bé, ngây ngô, rụt rè và lạ lẫm
Những bỡ ngỡ ban đầu rồi cũng qua nhanh. Thay vào đó, tôi cùng đám bạn học đã có không ít kỷ niệm vui trên giảng đường
Có những câu chuyện không bao giờ có thể quên
Những cảm giác không gì có thể đánh đổi
Xếp hàng đợi thang máy - 1 nét văn hóa đang được các HLUer xây dựng
Muộn học cũng là vấn nạn lớn cần được khắc phục
|
Nguồn: http://www.baomoi.com/Bo-tranh-ngo-nghinh-ve-nam-nhat-DH-cua-nam-sinh-truong-Luat/59/15142328.epi
1. Cuộc sống và gia đình
Trong một cuộc sống xa nhà, bạn luôn phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn trước như chuyện xung đột với bạn bè trên lớp, bạn cùng phòng và thường xuyên nhất là nỗi nhớ nhà da diết, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra vì sợ gia đình lo lắng.
2. Học tập và thi cử
Bạn sẽ không ít lần (nếu không muốn nói là thường xuyên) gặp phải sự căng thẳng trong quá trình học tập, vì áp lực của bài vở, của thi cử, của điểm số, rồi kết quả học tập và nhiều khi mơ hồ tự hỏi “liệu quyết định chọn trường của mình có đúng hay không?”
3. Vừa học vừa làm
Với các bạn sinh viên, học xa nhà và có hoàn cảnh gia đình không tốt, thì việc phải đi làm thêm ngoài giờ học cũng là một khó khăn lớn mà các bạn phải vượt qua. Khi bạn bè ầm ầm chia sẻ hình ảnh đầm ấm bên gia đình, còn bạn lại phải bươn chải để kiếm sống, bạn sẽ không tránh khỏi cảm giác tủi thân. Nhưng với nhiều người, điều này lại là động lực để các bạn cố gắng học tập tốt hơn.
4. Tình bạn
Tình bạn luôn là một phần không thể thiếu của mỗi con người. Với sinh viên thì lại càng quan trọng, khi bạn đã lớn và có thể phải xa nhà nhiều hơn thì tình bạn sẽ là một thứ tình cảm bù đắp không nhỏ cho tình cảm gia đình. Nhưng tìm bạn không khó, có điều tìm được một người bạn “tri kỉ” để có thể chia sẻ tất tật mọi điều trong cuộc sống thì không dễ. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi mãi đi tìm mà không thấy một người bạn đúng nghĩa.
5. Sự hối tiếc
Trong quãng thời gian dài của đời sinh viên, chắc chắn bạn sẽ có nhiều sự hối tiếc. Tiếc vì sao không cố gắng thêm để kết quả học tập tốt hơn, tiếc vì sao không dậy sớm hơn để không đi làm muộn và bị đuổi việc, tiếc vì không thể ở cạnh gia đình, bạn thân vào những lúc họ cần mình chia sẻ nhất…
6. Ăn uống
Ăn uống cũng là một thử thách không nhỏ của sinh viên xa nhà. Những ngày cuối tháng tiền “cạn” phải ăn mì tôm trừ bữa. Những ngày đi học về muộn đói meo nhưng không đủ sức để đi chợ nấu cơm, lại ăn mì tôm trừ bữa. Những đêm ôn bài mờ mắt nhưng hết cơm lại ăn mì tôm trừ bữa. Điêp khúc mì tôm cứ vang mãi trong bài ca mang tên nỗi lo ăn uống.
7. Giá cả và chi tiêu
Vì tiền bạc hạn chế và giá cả đắt đỏ nên bạn phải đau đầu cho vấn đề về chi tiêu mua sắm. Bạn có thể phải chấp nhận đi xe hàng giờ ra chợ lớn để mua đồ rẻ hơn thay vì mua gần nhà. Bạn sẵn sàng chấp nhận chất lượng hàng hóa kém vì giá cả… Có thể khẳng định, tiền bạc chính là thử thách xuyên suốt tất cả các thử thách khác.
8. Những nỗi mặc cảm
Nỗi mặc cảm giữa sinh viên thành phố và sinh viên ngoại tỉnh. Nỗi mặc cảm về ngoại hình. Nỗi mạc cảm về giọng nói, thành tích học tập. Mặc cảm về gia đình, tiền bạc, giàu nghèo… Những nỗi mặc cảm là một trong những thử thách mà đời sinh viên sẽ phải vượt qua.
9. Học thêm
Hoàn cảnh xã hội ngày càng đòi hỏi con người phải giỏi nhiều thứ hơn. Ngoài chuyên môn, bạn phải học thêm các loại ngoại ngữ, kĩ năng sống, kĩ năng mềm, rồi đàn, rồi vẽ,… Những đòi hỏi này lại kéo theo một sự phân vân giữa việc xin hay không xin tiền của gia đình. Sự khó xử sẽ là áp lực khiến nhiều người sinh ra sự chán nản, bất cần.
Đây là một số trong vô cùng những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải khi là sinh viên. Nhưng những khó khăn, thử thách sẽ là những trải nghiệm mà không phải ai cũng được trải qua. Hãy cố gắng vượt qua nó để trưởng thành hơn, để cứng cáp hơn, để sự thành công đáng quý hơn. Giống như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói: “Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một đóa hoa.”
Nguồn: http://www.baomoi.com/9-thu-thach-phai-vuot-qua-khi-ban-la-sinh-vien/59/15140734.epi
|
Sáng 28-10, lãnh đạo ĐHQG HCM gặp gỡ đại diện Sứ quán Canada, Bộ GD-ĐT... để triển khai bản ghi nhớ hợp tác về Dự án kỹ năng nghề nghiệp VN (VSEP).
Cuộc họp ban chỉ đạo triển khai dự án kỹ năng nghề nghiệp sáng 28-10. - Ảnh: CTV |
Cuộc gặp còn có đại diện ba địa phương Vĩnh Long, Bình Thuận, Hậu Giang.
Theo PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa – phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - các chương trình đào tạo ĐH, CĐ còn nặng về lý thuyết, ít tính ứng dụng và thường thiếu hẳn phần kỹ năng thực hành, ứng dụng vào nghề nghiệp và các kỹ năng khác như tư duy độc lập, sáng tạo…
Dự án VSEP sẽ góp phần giúp cho hệ thống đào tạo VN từ thấp đến cao khắc phục được điểm yếu nặng nề và kéo dài quá lâu này.
Được biết, dự án VESP do Bộ Kế hoạch và đầu tư VN và Đại sứ quán Canada đại diện chính phủ hai nước đã ký kết ngày 29-8-2012 với mục tiêu chính: cải thiện quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại VN; cải thiện cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp và có chất lượng cho phụ nữ, thanh niên, dân tộc thiểu số và người dân nông thôn tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Tổng giá trị dự án khoảng 20 triệu CAD, được thực hiện trong sáu năm (từ ngày 28-1-2014 đến 31-1-2020).
Trong đó đóng góp của Canada sẽ bao gồm việc cung cấp kinh phí, hỗ trợ kỹ thuật, trang thiết bị phù hợp cho việc thực hiện dự án, cũng như giám sát và đánh giá dự án. VN đóng góp 3,446 triệu CAD vào các chi phí liên quan đến việc thiết lập và điều hành dự án.