Chua ngọt đậm đà món chả cá kho dứa

on .

Chả cá kho dứa lạ miệng và thơm ngon, không chỉ vậy cách làm còn nhanh gọn mà giá thành rất thấp, bạn thử ngay cho bữa tối nay nhé!

 

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau cho món chả cá kho dứa:

- 3-4 miếng chả cá chiên sẵn

- 1 khoanh dứa

- Tỏi, bột ớt

- Nước mắm ngon

- Nước dừa tươi

Những món ăn truyền thống độc đáo của người M’nông ở Đắk Nông

on .

Cũng như các dân tộc trên dãy Trường Sơn, đồng bào M’nông từ xa xưa đã tạo cho mình nhiều món ăn dân dã. Họ chế biến thức ăn bằng 3 phương thức, gồm: Chế biến qua lửa, không qua lửa và kết hợp giữa qua lửa với không qua lửa để tạo thành phương thức thứ ba cho ra món ăn nguội, như món nộm, món tái…

Các món nấu thường là canh để ăn với cơm, như món canh Biếp Pu (lá bép già giã với bột gạo, đốt vỏ chuối hoặc cây lồ ô vắt lấy nước nấu), canh Biếp Ndum (lá bép giã nhuyễn với bột gạo để 1 ngày đêm lên men rồi ăn)… món ăn này cay do nấu từ nhiều nguyên liệu khác nhau và cho nhiều ớt, nhất là món Biếp Prung (canh thụt) với nguyên liệu của núi rừng: đọt mây, lá bép, cà đắng, ớt… rồi cho thêm thịt, sườn thú rừng hoặc cá suối với gia vị (ngày xưa người M’nông thường nấu bằng ống lồ ô, nay phổ biến dùng nồi). Khi ăn canh thụt có mùi thơm và đắng dịu của cà đắng, vị béo ngọt của thịt tươi, vị cay xé lưỡi của ớt rẫy…. Người ăn cảm thấy nồng nàn, khó tả.

10 quán ốc ngon của Sài Gòn chỉ nghe tên cũng "ứa nước miếng"

on .

Dưới đây là 10 quán ốc nổi tiếng nhất Sài Gòn mà bạn nhất định phải ăn thử hết để nếm được đầy đủ các vị của ốc Sài Gòn.

Dân Sài Gòn, dù là phụ nữ hay đàn ông, dân văn phòng hay giới sinh viên đều có cái thú ăn ốc. Một chầu ốc của người Sài Gòn bao giờ cũng đi kèm với những câu chuyện rôm rả, tiếng cười giỡn vô tư, vô lo.

Ốc Đào

Nằm ngay trung tâm Sài Gòn, nhắc tới ốc Sài Gòn, người sành ăn không thể không biết tới tiệm ốc Đào trứ danh trên đường Nguyễn Thái Học.

Bánh canh cua Cần Thơ

on .

Bánh canh vốn là món ăn dân dã được yêu thích của người dân Nam Bộ. Tại Cần Thơ, món ăn lại mang bản sắc riêng bởi sự kỳ công trong cách chế biến, mang đậm hương vị quê nhà.

Sợi bánh canh thường được làm thủ công. Có người dùng bột gạo, bột năn pha với nhau, có người dùng bún cán ra nhồi với bột mì tinh.

Dẫu làm cách nào, sợi bánh cũng phải đảm bảo độ mềm và dai, do đó bột phải nhồi đều tay, không quá khô hay quá nhão.

Dẻo cay bánh ướt Ninh Hòa

on .

Đi ngang qua thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), đâu đâu cũng thấy những quán bánh ướt ven đường đông đúc.

Để làm ra đĩa bánh thiệt rất kỳ công. Bột phải nguyên chất, được xay từ gạo lúa cũ. Bánh tráng xong, tụi nhỏ nhanh tay trét mỡ hẹ, rưới tôm, mang ra bàn cho lẹ.

Đặc trưng của bánh ướt xứ này là phải đợi. Già trẻ bé lớn, giàu có, khổ nghèo cũng nhẫn nại như nhau. Còn không đợi được, phải ra chợ ăn bánh ướt “cây”, cũng ngon nhưng không nóng. Tới lượt, mấy đứa nhỏ ra hỏi: “Cô/chú/anh/chị ăn nước hay nêm?”. Múc cho chén mắm có mỡ hẹ, miếng ớt, với đĩa xoài, ngồi chống đũa ngó cho đỡ ghiền nhé.