12 đặc sản Phú Yên làm say lòng du khách

on .

Sò huyết Ô Loan, cua Huỳnh Đế, bún mực, bánh ướt lòng heo, ghẹ Sông Cầu.. là những đặc sản khó nhất định phải thử khi đến trung tâm du lịch mới nổi ở miền Trung.

Cá mai có thể chế biến thành nhiều món. Ngon nhất là gỏi. Cá mai còn tươi, tách bỏ xương. Trộn thịt cá với hành tây, tỏi, ớt, đường bột ngọt, chanh và các loại rau thơm cho vừa miệng là đã có một món ngon để thưởng thức.

2. Cá nục hấp là món ăn dân dã của người dân Phú Yên nói riêng và miền Trung nói chung. Muốn món hấp ngon, phải chọn những con cá nục tươi, kích thước vừa phải. Dùng chung với cá hấp là rau sống, bánh tráng nướng. Nước chấm nhất định là nước cá kho mới đúng vị.

3. Bún mực: Nếu bún mực ở Vạn Ninh, Khánh Hòa có nước dùng ngọt, bún ở Phú Yên lại được nấu theo vị chua. Dù được nấu cách nào, những cọng bún trắng phau, nước dùng trong vắt cũng kết hợp tuyệt vời với những con mực cơm tươi giòn, ngọt.

4. Cháo hàu có cách chế biến khá đơn giản. Tách hàu lấy thịt, xào sơ với hành, tiêu, muối rồi cho vào nồi cháo đã nhừ là có ngay món cháo. Để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể dùng cơm để hầm thành cháo.

5. Cá ồ: Mùa cá ồ rộ từ tháng 4-6 âm lịch. Cá ồ có kích thước vừa phải, thịt ngọt. Cá có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như kho, nấu canh, hấp, nhưng nướng là ngon nhất.

6. Sò huyết đầm Ô Loan là một trong những đặc sản bạn nhất định phải thử khi đến đây. Có thể chế biến nhiều món từ sò huyết như nướng, rang, xào me, hấp, tiết canh hay làm gỏi.

Tiết canh sò huyết.

7. Bánh ướt chả bò và bánh ướt lòng heo là những món ăn sáng đơn giản của người dân địa phương. Món ăn này có ba thành phần là bánh hỏi, chả bò / lòng heo và nước mắm. Hai thành phần đầu, có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu, nhưng bí quyết pha nước chấm lại là điểm mạnh của từng quán.

8. Ghẹ Sông Cầu có Càng và yếm lốm đốm trắng. Người ta có thể chế biến ghẹ thành nhiều món khác nhau như hấp, luộc, rang muối, xào me...

9. Bò một nắng được làm từ thịt đùi và thịt thăn bò tươi. Thịt được sơ chế kỹ rồi thái thành miếng, ướp muối, đường, bột ngọt, ớt hiểm, phơi trong một ngày. Khi ăn, nướng chín thịt, xắt nhỏ. Có thể chấm thịt cùng tương ớt, trộn chung với các loại rau để làm gỏi.

Xôi bồ câu.

10. Xôi bồ câu là đặc sản của xã An Định, huyện Tuy An. Cách chế biến món ăn này khá cầu kỳ. Bồ câu làm sạch, băm nhuyễn, xào chín với hành, dầu, tiêu, ớt, tỏi, nêm vừa ăn. Nấu xôi bằng gạo nếp. Khi xôi chín, nhanh tay trộn phần thịt chim với xôi. Khi ăn, dọm kèm bồ câu rô ti.

11. Cua Huỳnh Đế có quanh năm nhưng rộ nhất là vào tháng Chạp. Loại cua này có hình dáng khác các loại cua khác với thân to, nhiều thịt. Bạn có thể chế biến cua Huỳnh Đế thành nhiều món khác nhau, song ngon nhất vẫn là món cháo cua với lớp gạch đỏ âu xem lẫn phần thịt trắng phau.

12. Thịt dông nướng hay chả dông là đặc sản của phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa. Người dân bắt dông vào mùa hè và chế biến thành nhiều món khác nhau.

12. Bánh canh hẹ của Phú Yên không khác bánh canh chả cá của các nơi khác với chả cá và cọng bánh canh làm bặng bột gạo. Khác biệt duy nhất chính màu xanh mướt và vị cay nồng của hẹ thay vì hành ngò như các nơi khác.

Theo Tri thức trực tuyến

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/12-dac-san-Phu-Yen-lam-say-long-du-khach/84/16619711.epi